Từ câu chuyện VinFast lên sàn, vậy giá trị vốn hóa của doanh nghiệp là gì?

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Mới đây, VinFast chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, chốt phiên ngày đầu tiên 37 USD/cổ phiếu. Hiện tại, giá cổ phiếu đang ở mốc 30 USD/cổ phiếu. Như mình đã chia sẻ ý kiến ở bài viết trước, con số 85 tỷ USD là chưa thể chắc chắn với VinFast hiện tại. Khi khối lượng cổ phiếu chỉ chiếm 1 lượng rất nhỏ, thời gian giao dịch cũng vài ngày đầu chưa nói lên điều gì. Tuy nhiên, từ đây cũng lại phát sinh ra 1 câu hỏi, đó là vốn hóa thị trường của doanh nghiệp là gì?
Mình có tham khảo từ nhiều nguồn trên mạng, giá trị vốn hóa của một doanh nghiệp là tổng giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp đó. Nó được tính bằng cách nhân giá cổ phiếu hiện tại với số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp và được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh nghiệp này trong điều kiện hiện tại.

Từ câu chuyện VinFast lên sàn, vậy giá trị vốn hóa của doanh nghiệp là gì?
Market Capitalization hay Market Cap được xác định bằng khối lượng cổ phiếu giao dịch. Ví dụ, 1 cổ có giá 10.000 đồng và trên thị trường đang lưu hành 1 tỷ cổ phiếu, vật vốn hóa được xác định là 10.000 x 1.000.000.000 = 10.000.000.000.000 hay 10 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu biến động theo từng phiên giao dịch, đầu phiên mở cửa ở mốc 10.000 đồng nhưng có thể trong phiên biến động lên xuống 12.000 đồng, 11.000 đồng thậm chí rơi xuống mốc 9.000 đồng.
Vì thế, vốn hóa không cố định, sau một ngày doanh nghiệp có thể mất tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng vốn hóa. Hoặc cũng có thể đi lên nếu giá cổ phiếu tăng, lên đến 12 ngàn tỷ đồng nếu giá cổ phiếu lên với tỉ lệ tương ứng. Trong trường hợp khác, số lượng cổ phiếu lưu hành thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến vốn hóa, ví dụ công ty phát hành thêm để huy động vốn hoặc tự thu mua để giảm lượng cổ phiếu trên sàn.

Từ câu chuyện VinFast lên sàn, vậy giá trị vốn hóa của doanh nghiệp là gì?
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa của một doanh nghiệp. Giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm do nhiều yếu tố khác nhau như biến động chính trị, hoạt động giao dịch,… chứ không chỉ phụ thuộc vào giá trị thực của doanh nghiệp. Do vậy, giá trị vốn hóa có thể không phản ánh hoàn toàn giá trị thực của công ty. Nó thường chỉ có giá trị tham khảo trong 1 thời điểm nhất định.
Ngoài vốn hóa trên sàn, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khía cạnh khác để nhận định về sức khỏe tài chính. Trong các kì báo cáo tài chính, người ta thường quan tâm tới doanh thu, lợi nhuận hoạt động, lãi ròng, chi phí R&D, các dự án đang phát triển, triển vọng của các kì báo cáo tới, xu hướng tương lai của thị trường,... Đôi khi, vốn hóa có thể trồi sụt vì dự báo tương lai ảm đạm, bất chấp các con số tại quý vừa qua đạt thuận lợi.

Từ câu chuyện VinFast lên sàn, vậy giá trị vốn hóa của doanh nghiệp là gì?
Giá trị giao dịch của cổ phiếu VFS trong ngày thứ 2 lên sàn
Như vậy, vốn hóa của VinFast hoàn toàn có thể mất mốc 85 tỷ USD, nếu nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với kết quả kinh doanh của hãng. Đó là trong trường hợp 85 tỷ USD phản ánh giá trị của toàn bộ cổ phiếu VFS đang lưu hành trên sàn. Vậy nên, nếu bạn nghĩ VinFast sở hữu vốn hóa 85 tỷ USD còn nhiều hơn cả Ford, BMW hay nhiều công ty xe khác thì không đúng chút nào.
Đó là chưa kể đến thông tin mình đã nói ở bài viết trước, 85 tỷ USD kia không phải là vốn hóa hiện tại của VinFast. Khi mà lượng cổ phiếu giao dịch có khối lượng quá nhỏ, chưa đủ cổ phiếu tự do cần thiết - cổ phiếu không do những yếu nhân của chính VinnFast nắm giữ. Hãy cứ chờ thêm vài tháng nữa, đến cuối năm 2023 mới biết được giá trị thực của cổ phiếu VFS trên sàn.


>>> Có thật VinFast giá trị vốn hóa hơn cả các hãng xe Đức, Mỹ?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top