Từ tin đồn trên thị trường chứng khoán đến tích chuyện “Tăng Sâm sát nhân”

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong cơn lao đao thảm hại hơn cả so với thị trường chứng khoán thế giới. Những ngày qua, thị trường còn bị bồi thêm nhiều tin đồn, tin giả. Tin đồn
Từ tin đồn trên thị trường chứng khoán đến tích chuyện “Tăng Sâm sát nhân”
Những tin đồn lan truyền rộng khắp trên mạng xã hội, trên các diễn đàn, tập trung vào các doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi và đang niêm yết trên sàn chứng khoán, và cũng liên quan tới việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp này. Những tin đồn đó cộng hưởng, khiến cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp bị dính tin đồn lao dốc không phanh, thậm chí cả các công ty chứng khoán có liên quan tới việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản này cũng bị bán tháo giá sàn ngay từ đầu phiên giao dịch với số lượng lên đến hàng chục triệu cổ phiếu, kéo dài liên tục trong vài phiên. Hệ lụy đó không biết đã có thể chấm dứt hay chưa, nhưng hậu quả nó để lại rất nặng nề đối với các doanh nghiệp liên quan nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Đây không phải là lần đầu thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo do tin đồn. Trong năm 2022, tin đồn đã nhiều lần phát tán, đặc biệt liên quan tới các doanh nghiệp bất động sản và các công ty chứng khoán, khiến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này “bay hơi” đến mức khủng khiếp. Các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu những nhóm ngành này, chỉ trong khoản hơn một tháng trở lại đây, tài khoản đã thua lỗ từ 30-35%. Đau nhất là ở chỗ, không ít doanh nghiệp niêm yết trong số nhóm ngành trên vẫn đang kinh doanh tăng trưởng và thậm chí ăn nên làm ra. Nhưng một khi, doanh nghiệp đã bị dính tin đồn thì bất chấp. Bởi thị trường chứng khoán liên quan mật thiết với tâm lý thị trường và tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp có đang làm ăn tốt cũng bị tin đồn khiến cho “tiền mất tật mang”. Ngày 25/10, Trung tướng Tô Ân Xô – Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an - khẳng định, những thông tin lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua cho rằng cơ quan điều tra sẽ tiếp tục tiến hành xử lý một số tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế lớn là “tin giả, sai sự thật”. Sự khẳng định này là cần thiết để xác nhận thông tin chính thống trước các tin đồn vô căn cứ. Tuy nhiên ngay tại thời điểm khi người phát ngôn Bộ Công an đưa ra phát ngôn chính thức, thị trường chứng khoán cũng đã bị tổn thương nặng nề. Và câu chuyện “Tăng Sâm sát nhân” Chiến Quốc sách có câu chuyện “Tăng Sâm sát nhân”. Tăng Sâm là học trò của Khổng tử, một người hiếu để. Một ngày, liên tục có những người hàng xóm chạy đến báo cho mẹ của Tăng Sâm rằng: “Tăng ma ma, không hay rồi, Tăng Sâm nhà chúng ta giết người rồi”. Hết lần 1 đến lần 2, mẹ Tăng Sâm đều không tin vì bà tin vào con mình không thể làm chuyện xấu, phạm tội ác. Tuy nhiên đến lần thứ 3, hàng xóm lại chạy đến báo cùng một tin trên, Tăng ma ma không thể ngồi yên được nữa, mà lo lắng và khóc òa lên… Nhưng sự thật, khi Tăng Sâm về đến nhà, cho biết mình không phạm tội, mà kẻ giết người là một đối tượng cũng có tên là Tăng Sâm. Tích chuyện “Tăng Sâm sát nhân” không còn mới nhưng chưa bao giờ là cũ. Ngày xưa, tin đồn truyền từ miệng người này sang miệng người kia (mouth of word), đồn xa và nhanh nhưng cũng không thể nhanh và xa bằng tốc độ mạng xã hội ngày nay, bởi chỉ cần vài ba phút là đã có thể lan truyền đến hàng triệu người. Rất nhiều tin đồn là tin giả, không đúng sự thật. Nhưng cho dù biết thế, cách nào để ngăn chặn, hạn chế hệ lụy và tác hại do nó gây ra, lại không hề đơn giản. Nói chính xác, chưa có một công thức, phương cách nào hữu hiệu. Còn nhớ dạo tháng 1-2/2022, thị trường chứng khoán cũng dính hàng loạt tin đồn liên quan đến chính sách tài chính – tiền tệ và cho vay của các ngân hàng. Nhưng dường như lần nào cũng vậy, hệ lụy, hậu quả đã xảy ra thì những tin đồn mới được xác tín rằng nó chính là tin đồn. Hậu quả của các tin đồn, hoàn toàn có thể định lượng được, qua mức giảm giá nặng nề của hàng loạt cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết, qua mức vốn hóa của thị trường chứng khoán bị “bay hơi” có giá trị tương ứng hàng tỉ USD. Tin đồn đối với thị trường chứng khoán thực sự đáng sợ. Tin đồn là kẻ thù của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp niêm yết và cổ phiếu của họ thường là nạn nhân của những tin đồn. Thế nhưng oái oăm là, thị trường chứng khoán luôn buộc phải sống chung với mọi loại tin đồn, dù ít hoặc nhiều, và lan truyền hẹp hay rộng… Với những thị trường chứng khoán quy mô còn nhỏ như tại Việt Nam, tin đồn có thể được các “lái bự” nương theo hoặc lợi dụng để trục lợi. Việc truy ra những kẻ phát tán tin đồn vô căn cứ đã không dễ, để phát hiện được hành vi lợi dụng tin đồn trục lợi trên thị trường chứng khoán còn khó hơn. Bởi chưa có quy định cụ thể để căn cứ theo đó phân biệt, xác định hành vi này. Dạ Thảo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top