Tưởng đã bị tuyệt chủng, gián ăn gỗ khổng lồ bất ngờ "tái xuất" sau 80 năm

Một con gián quý hiếm đã được phát hiện ở Australia, thuộc loài gián ăn gỗ khổng lồ, không cánh dài 22 - 40 mm. Loài này được cho là đã tuyệt chủng từ những năm 1930 và chỉ được tìm thấy trên Đảo Lord Howe của Australia.
Một sinh viên tại Trường Khoa học Sinh học của Đại học Sydney đã rất ngạc nhiên khi nâng một tảng đá dưới cây đa cổ thụ, tìm thấy hẳn một “gia đình gián” nằm ở đó.
Loài gián ăn gỗ quý hiếm trên Đảo Lord Howe (Panesthia lata), từng phổ biến trên khắp quần đảo, được cho là đã biến mất sau khi chuột xâm nhập nơi này vào năm 1918. Trong vài thập kỷ sau đó, nhiều cuộc tìm kiếm đã tìm thấy vài nhóm lẻ tẻ những con gián họ hàng trên hai vùng đảo nhỏ ngoài khơi. Tuy nhiên, nhóm mới được xác định hoàn toàn khác biệt về mặt di truyền.

Tưởng đã bị tuyệt chủng, gián ăn gỗ khổng lồ bất ngờ tái xuất sau 80 năm
Loài gián tưởng đã tuyệt chủng, vô tình được phát hiện
Đảo Lord Howe là địa điểm thú vị. Nó lâu đời hơn cả quần đảo Galápagos và là nơi sinh sống của 1.600 loài động vật không xương sống bản địa, một nửa trong số đó không được tìm thấy ở bất kì nơi nào khác trên thế giới.
Sự sống sót của loài gián này là một tin tuyệt vời cho giới khoa học, vì đã hơn 80 năm kể từ lần cuối nó được nhìn thấy. Người ta tưởng chúng đã tuyệt chủng.
Những con gián này gần giống phiên bản chim sẻ Darwin của chính chúng ta, được tách ra trên các hòn đảo nhỏ trong hàng nghìn hoặc hàng triệu năm. Do vậy, chúng phát triển di truyền độc đáo vô cùng.
Gián có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường trong lành trên đảo. Chúng tái chế chất dinh dưỡng quan trọng, đẩy nhanh quá trình phân hủy các khúc gỗ, cung cấp thức ăn cho các loài khác...


>>>Tóm gọn con trăn dài 6 mét nuốt chửng cả một con dê

Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top