Tượng Quan Công ở Kinh Châu cao 57,3m, được mệnh danh là “ Tượng Quan Công lớn nhất thế giới ”, được xây dựng và hoạt động vào năm 2016, với tổng kinh phí 172,9 triệu NDT (tương đương 600 tỷ đồng).
Vào tháng 10/2020, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn có báo cáo kết luận rằng bức tượng Quan Công cao 57,3 mét được xây dựng trong khu đô thị lịch sử của thành phố cổ ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc vi phạm các quy định liên quan của "Kế hoạch bảo vệ thành phố lịch sử và văn hóa Kinh Châu" và phá hủy các đặc điểm và lịch sử của thành phố cổ.
Tượng Quan Công được xây trong thời kỳ chạy đua "siêu to khổng lồ" để hút du khách
Sau đó, thành phố Kinh Châu đã tổ chức các cuộc họp đặc biệt để tiến hành điều chỉnh dự án này. Quyết định di dời bức tượng khổng lồ này cuối cùng được chấp thuận, mặc dù đau đớn và tốn kém với tổng chi phí là 155 triệu NDT (tương đương 546 tỷ đồng). Tối ngày 1/9/2021, dự án di dời tượng Quan Công chính thức được khởi động, phần đầu tượng đã được dỡ bỏ.
Công ty Đầu tư và phát triển du lịch Kinh Châu (chủ sở hữu bức tượng) di dời tượng sang địa điểm mới cách đó 8 km. Bức tượng sẽ được đặt tại Điểm Tướng Đài (được cho là nơi Quan Vũ đã luyện quân).
Là bức tượng đồng Quan Vũ lớn nhất thế giới, nó bao phủ diện tích 15,2 ha, nặng hơn 1.200 tấn, cao 57,3 mét, vượt gần gấp đôi giới hạn chiều cao (24 mét) của các tòa nhà tại khu vực đặt tượng. Bức tượng ra đời vào thời điểm các địa phương Trung Quốc đua nhau xây dựng các công trình khổng lồ để thu hút du khách. Tuy nhiên sau khi hoàn thành, việc kinh doanh không được kỳ vọng (doanh thu chưa đến 13 triệu NDT), nó còn bị người dân địa phương phàn nàn “vướng mắt”, phù phiếm và lãng phí tiền bạc.
Theo một bài viết đăng trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước, "Tượng Quan Công khổng lồ là một bài học sâu sắc" nhưng không phải là duy nhất. Thành phố Hán Thành ở tỉnh Thiểm Tây đã chi 190 triệu nhân dân tệ để xây "Cổng Rồng Cá Chép", huyện Dushan ở tỉnh Quý Châu đã đầu tư 256 triệu nhân dân tệ để xây dựng "Tháp nước".
Dự án di dời bức tượng tốn gần bằng xây dựng bức tượng. Phần đầu Quan Công đã được dỡ bỏ
Bí thư Đảng Kinh Châu Wu Chin nói về việc di dời tượng Quan Công rằng: “Tôi nghĩ mỗi miếng đồng trong bức tượng là một cái tát vào mặt”, và đó là hậu quả của việc thiếu kiểm tra nghiêm ngặt và nể nang bỏ qua cho nhau.
Bài viết của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cũng cho biết chi phí di dời tượng phải được báo động mãi mãi. Các đảng viên, cán bộ lãnh đạo ở các địa phương cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Kinh Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc) chiếm một phần quan trọng trong lịch sử tranh chấp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô thời kỳ Tam Quốc phân tranh. Kinh Châu thời ấy nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung nguyên, nếu thiên hạ chia ba thì đó được coi là "ngã ba thiên hạ". Diện tích Kinh châu thời Đông Hán rất lớn, bao gồm toàn tỉnh Hồ Bắc, một phần các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Hà Nam và Trùng Khánh.
Quan Công gắn bó mật thiết với vùng đất này. Ông là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Quan Công được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ vô song và nhân - trí - dũng toàn diện. Ông mất năm 220 khi bảo vệ thành Kinh Châu.
Vào tháng 10/2020, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn có báo cáo kết luận rằng bức tượng Quan Công cao 57,3 mét được xây dựng trong khu đô thị lịch sử của thành phố cổ ở Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc vi phạm các quy định liên quan của "Kế hoạch bảo vệ thành phố lịch sử và văn hóa Kinh Châu" và phá hủy các đặc điểm và lịch sử của thành phố cổ.
Sau đó, thành phố Kinh Châu đã tổ chức các cuộc họp đặc biệt để tiến hành điều chỉnh dự án này. Quyết định di dời bức tượng khổng lồ này cuối cùng được chấp thuận, mặc dù đau đớn và tốn kém với tổng chi phí là 155 triệu NDT (tương đương 546 tỷ đồng). Tối ngày 1/9/2021, dự án di dời tượng Quan Công chính thức được khởi động, phần đầu tượng đã được dỡ bỏ.
Công ty Đầu tư và phát triển du lịch Kinh Châu (chủ sở hữu bức tượng) di dời tượng sang địa điểm mới cách đó 8 km. Bức tượng sẽ được đặt tại Điểm Tướng Đài (được cho là nơi Quan Vũ đã luyện quân).
Là bức tượng đồng Quan Vũ lớn nhất thế giới, nó bao phủ diện tích 15,2 ha, nặng hơn 1.200 tấn, cao 57,3 mét, vượt gần gấp đôi giới hạn chiều cao (24 mét) của các tòa nhà tại khu vực đặt tượng. Bức tượng ra đời vào thời điểm các địa phương Trung Quốc đua nhau xây dựng các công trình khổng lồ để thu hút du khách. Tuy nhiên sau khi hoàn thành, việc kinh doanh không được kỳ vọng (doanh thu chưa đến 13 triệu NDT), nó còn bị người dân địa phương phàn nàn “vướng mắt”, phù phiếm và lãng phí tiền bạc.
Theo một bài viết đăng trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước, "Tượng Quan Công khổng lồ là một bài học sâu sắc" nhưng không phải là duy nhất. Thành phố Hán Thành ở tỉnh Thiểm Tây đã chi 190 triệu nhân dân tệ để xây "Cổng Rồng Cá Chép", huyện Dushan ở tỉnh Quý Châu đã đầu tư 256 triệu nhân dân tệ để xây dựng "Tháp nước".
Bí thư Đảng Kinh Châu Wu Chin nói về việc di dời tượng Quan Công rằng: “Tôi nghĩ mỗi miếng đồng trong bức tượng là một cái tát vào mặt”, và đó là hậu quả của việc thiếu kiểm tra nghiêm ngặt và nể nang bỏ qua cho nhau.
Bài viết của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước cũng cho biết chi phí di dời tượng phải được báo động mãi mãi. Các đảng viên, cán bộ lãnh đạo ở các địa phương cần rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Kinh Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc) chiếm một phần quan trọng trong lịch sử tranh chấp giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô thời kỳ Tam Quốc phân tranh. Kinh Châu thời ấy nằm ở vị trí trung tâm vùng Trung nguyên, nếu thiên hạ chia ba thì đó được coi là "ngã ba thiên hạ". Diện tích Kinh châu thời Đông Hán rất lớn, bao gồm toàn tỉnh Hồ Bắc, một phần các tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Hà Nam và Trùng Khánh.
Quan Công gắn bó mật thiết với vùng đất này. Ông là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Quan Công được đánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ vô song và nhân - trí - dũng toàn diện. Ông mất năm 220 khi bảo vệ thành Kinh Châu.