Tuyệt đối không uống cà phê trong trạng thái này

myle.vnreview
Mỹ Lệ
Phản hồi: 0
Nhiều người tin cà phê giúp tỉnh táo sau khi say rượu, nhưng chuyên gia cảnh báo thói quen này dễ khiến bạn mất nước, lo lắng, đau bụng và mất ngủ nặng hơn.

Nhiều người có thói quen tìm đến ly cà phê vào sáng hôm sau để xua tan cơn mệt mỏi sau một đêm uống rượu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây lại là lựa chọn dễ phản tác dụng, thậm chí khiến tình trạng nôn nao thêm trầm trọng.

Tăng nguy cơ mất nước​

Theo bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mất nước chính là "thủ phạm" gây ra loạt cảm giác khó chịu như đau đầu, buồn nôn và mệt lả sau khi uống rượu. Cà phê vốn có tác dụng lợi tiểu, uống ngay lúc này có thể khiến bạn càng dễ mất nước. Thay vì cố tỉnh táo bằng caffein, bạn nên tập trung bù nước và chất điện giải.

Cà phê làm bạn lo lắng hơn​

Rượu tác động đến dopamine và nhiều chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến tâm trạng thất thường. Khi tỉnh rượu, hệ thần kinh thường bị kích thích ngược, dễ gây bồn chồn, bứt rứt. Một nghiên cứu công bố năm 2021 cũng chỉ ra rượu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết cảm xúc. Nếu nạp thêm caffein, cảm giác lo âu có thể tăng gấp đôi.

1751941785271.png

Cà phê vốn có tác dụng lợi tiểu, uống ngay sau khi say rượu có thể khiến bạn càng dễ mất nước. Ảnh: Freepik.

Khó chịu đường tiêu hóa​

Không ít người đau bụng, buồn nôn khi say rượu là do niêm mạc dạ dày đã bị kích ứng. Caffein trong cà phê tiếp tục kích thích dạ dày, tăng tiết acid và co bóp ruột. Kết quả, bạn dễ gặp ợ nóng, đầy hơi, thậm chí trào ngược acid.

Ảnh hưởng giấc ngủ​

Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng lại làm giấc ngủ chập chờn, kém chất lượng. Nếu uống thêm cà phê, cơ thể càng khó vào giấc và ngủ sâu. Về lâu dài, thói quen lạm dụng rượu và cà phê có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm.

Nên uống gì để bù đắp sau cơn say?​

Để cơ thể nhanh phục hồi, bác sĩ Duy khuyến cáo bạn nên ưu tiên bổ sung nước khoáng, nước điện giải hoặc nước ép trái cây tự nhiên (không thêm đường). Đồ uống thể thao cũng có thể giúp bù chất điện giải nhưng cần uống có kiểm soát để tránh nạp quá nhiều đường.

"Cà phê không giúp giải rượu mà còn dễ ******** trạng mất nước, lo lắng và khó chịu dạ dày nặng hơn. Hãy để dạ dày nghỉ ngơi và ưu tiên các thức uống lành mạnh trước khi quay lại với cà phê", bác sĩ Duy cho hay.

Nguồn: Phương Anh/Znews
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL3R1eWV0LWRvaS1raG9uZy11b25nLWNhLXBoZS10cm9uZy10cmFuZy10aGFpLW5heS42NDQ0NS8=
Top