Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tìm ra phương pháp chế tạo màn hình OLED mà không cần sử dụng khoáng chất đất hiếm đắt tiền.
Mặc dù giá tivi nói chung đã giảm một cách đáng ngạc nhiên trong những năm gần đây, nhưng TV OLED vẫn đắt hơn đáng kể so với các loại không phải OLED.
Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nhờ một khám phá của Đại học Dongguk ở Hàn Quốc.
Màn hình OLED đắt tiền chủ yếu vì chúng sử dụng các khoáng chất đất hiếm trong các thành phần linh kiện bên trong. Quá trình sản xuất màn OLED có chi phí thấp và dễ dàng, nhưng vật liệu thì không. Cho đến nay, những khoáng chất đắt tiền này là cách duy nhất để tạo ra màu đen như mực, màu trắng tươi sáng và các chi tiết sắc nét, những đặc tính tạo nên sự khác biệt của TV OLED so với TV LCD thông thường. Và để có được những đặc tinh chất lượng đó, bạn sẽ phải trả phí.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy có một cách hiệu quả và hợp lý hơn nhiều để tạo ra kết quả tương tự cho màn hình OLED. Đi sâu vào khoa học, quá trình này liên quan đến việc nghiền mangan bromua với benzyltriphenylphosphonium bromua. Dung dịch này sau đó được hòa tan thành các tinh thể MnBz đơn lẻ, dùng để tạo ra thiết bị phát sáng, phần đèn LED của tấm nền OLED.
Những đèn LED mới này không chỉ mang lại chất lượng như OLED truyền thống mà còn đạt được hiệu suất kỷ lục và điện áp đóng mạch thấp. Vì vậy, ngoài chi phí ban đầu thấp hơn, phát hiện mới còn có thể giúp giảm chi phí sử dụng TV OLED về lâu dài.
Hiện tại chưa rõ khi nào công nghệ sản xuất tấm nền OLED mới này được đưa ra thị trường. Nhưng với bối cảnh cạnh tranh hiện nay, có lẽ các công ty sẽ sớm tận dụng quy trình sản xuất mới này để làm ra các linh kiện có chi phí thấp hơn và hạ gục đối thủ cạnh tranh.
>> Trên tay LG OLED G3: một cải tiến đủ tạo nên sự khác biệt
Mặc dù giá tivi nói chung đã giảm một cách đáng ngạc nhiên trong những năm gần đây, nhưng TV OLED vẫn đắt hơn đáng kể so với các loại không phải OLED.
Tuy nhiên, điều đó có thể thay đổi nhờ một khám phá của Đại học Dongguk ở Hàn Quốc.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy có một cách hiệu quả và hợp lý hơn nhiều để tạo ra kết quả tương tự cho màn hình OLED. Đi sâu vào khoa học, quá trình này liên quan đến việc nghiền mangan bromua với benzyltriphenylphosphonium bromua. Dung dịch này sau đó được hòa tan thành các tinh thể MnBz đơn lẻ, dùng để tạo ra thiết bị phát sáng, phần đèn LED của tấm nền OLED.
Những đèn LED mới này không chỉ mang lại chất lượng như OLED truyền thống mà còn đạt được hiệu suất kỷ lục và điện áp đóng mạch thấp. Vì vậy, ngoài chi phí ban đầu thấp hơn, phát hiện mới còn có thể giúp giảm chi phí sử dụng TV OLED về lâu dài.
Hiện tại chưa rõ khi nào công nghệ sản xuất tấm nền OLED mới này được đưa ra thị trường. Nhưng với bối cảnh cạnh tranh hiện nay, có lẽ các công ty sẽ sớm tận dụng quy trình sản xuất mới này để làm ra các linh kiện có chi phí thấp hơn và hạ gục đối thủ cạnh tranh.
>> Trên tay LG OLED G3: một cải tiến đủ tạo nên sự khác biệt