Tỷ lệ tiêm phòng ở trẻ đang ở giai đoạn thấp nhất trong 30 năm qua

Một báo cáo từ Liên hợp quốc cho biết, ngày càng nhiều thông tin sai lệch về tiêm chủng lan tràn cộng thêm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, là nguyên nhân dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng về tỉ lệ tiêm chủng ở trẻ em trong ba thập kỷ.
Theo dữ liệu chính thức được WHO và UNICEF, tỷ lệ trẻ em được tiêm ba liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP) đã giảm 5 % từ năm 2019 đến năm 2021 xuống 81%. Vắc xin này được sử dụng như một dấu hiệu đánh dấu cho phạm vi tiêm chủng trong và khắp các quốc gia. Cú trượt dốc này là một báo động đỏ về sức khỏe trẻ em. Thế giới đang chứng kiến sự sụt giảm lượng tiêm chủng kéo dài liên tục ở trẻ em lớn nhất trong một thế hệ.
Khoảng 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều tiêm phòng DTP vào năm 2021, nhiều hơn 2 triệu so với những trẻ không tiêm vào năm 2020 và hơn 6 triệu so với năm 2019, điều này khiến số lượng trẻ em ngày càng có nguy cơ mắc bệnh có thể phòng ngừa được.

Tỷ lệ tiêm phòng ở trẻ đang ở giai đoạn thấp nhất trong 30 năm qua
Sự sụt giảm này được cho là do nhiều yếu tố, bao gồm số trẻ em sống trong các khu vực xung đột ngày càng tăng, thông tin sai lệch tràn lan không thể kiểm soát, dịch vụ và nguồn cung bị gián đoạn và việc phong tỏa đã hạn chế tiếp cận nguồn tiêm chủng. Kate O'Brien, giám đốc bộ phận tiêm chủng, vắc xin và sinh phẩm của WHO, cho biết đại dịch đã đặt các bậc cha mẹ vào tình thế phải lựa chọn giữa việc "bày biện thức ăn trên bàn và đưa con em mình đi tiêm phòng".
Trong số 25 triệu người thì 18 triệu người không nhận được một liều DTP nào trong năm 2021. Phần lớn trong số họ sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria và Philippines ghi nhận số lượng trẻ em không dùng liều cao nhất.
Tính trên toàn thế giới, 1/4 phạm vi bao phủ của vắc-xin virus HPV ở người đạt được năm 2019 đã bị không còn vào 2 năm sau khi đại dịch xảy ra, giống như một đòn giáng mạnh trong cuộc chiến chống ung thư cổ tử cung. Chỉ có 12% trẻ em gái được bảo vệ hoàn toàn, mặc dù vắc-xin đầu tiên đã được cấp phép cách đây hơn 15 năm, một con số đáng báo động.


>>> Chuyện gì xảy ra khi mang thai ngoài tử cung?

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top