VNR Content
Pearl
Với chuyên gia nghiên cứu về khoa học chống lão hóa Nir Barzilai, cách đây 30 năm, việc đảo ngược quá trình lão hóa chỉ mang tính hy vọng. Thế nhưng giờ đây, nhà khoa học người Mỹ gốc Israel tin rằng thế giới đang trên đà biến hy vọng thành hiện thực, tìm ra các loại thuốc biến đổi ngăn chặn tác động của lão hóa từng được coi là không thể tránh khỏi.
Thực tế, với các biện pháp khoa học như vaccine, hay các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính như bệnh tim… tuổi thọ của con người đã được cải thiện đáng kể. Ở Anh, tuổi thọ trung bình đã tăng gần gấp đôi từ năm 1841 đến năm 2011. Tuy nhiên, khi nhiều người hiện đang trải qua những thập kỷ cuối đời trong tình trạng sức khỏe kém, các nhà khoa học như Barzilai đang tìm cách tăng thêm không chỉ tuổi thọ mà còn cả sức khỏe. Dự kiến, thử nghiệm của nhà khoa học Barzilai có thể mất 4-6 năm và tiêu tốn từ 50-75 triệu đô USD.
Trước Sam Altman, nhiều tỷ phú công nghệ khác cũng đã tham gia vào "cuộc chơi" này. Người đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison, với tài sản ròng trị giá 101 tỷ USD, đã quyên góp hàng triệu USD cho nghiên cứu chống lão hóa kể từ năm 1997. Trong khi đó, ông chủ Amazon, Jeff Bezos được cho là nhà đầu tư lớn của Altos Labs , một công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học với mục tiêu "khôi phục sức khỏe và khả năng phục hồi của tế bào thông qua lập trình trẻ hóa tế bào để đẩy lùi bệnh tật, chấn thương và khuyết tật có thể xảy ra trong suốt cuộc đời". Tỷ phú gốc Nga Yuri Milner cũng là nhà đầu tư của Altos Labs. Ngoài ra, quỹ nghiên cứu do ông rót vốn còn trao các khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD/3 năm cho các nhà nghiên cứu về tuổi thọ. Không thể không kể đến triệu phú Bryan Johnson, người hy vọng có thể đảo ngược đồng hồ sinh học một vài thập kỷ, thông qua một chương trình do ông khởi xướng mang tên Project Blueprint.
Vào năm 2013, Google đã ra mắt Calico - Công ty Cuộc sống California - với những nhân viên cấp cao của riêng mình. Với 1 tỷ USD, công ty bí mật bắt đầu nghiên cứu những con chuột có tuổi thọ trung bình là 6 năm và những con chuột chũi trụi lông, có tuổi thọ 30 năm, dường như đã đánh đổi vẻ ngoài đẹp đẽ để lấy tuổi thọ. Công ty đặt mục tiêu lập bản đồ quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh, nhưng vẫn chưa sản xuất bất kỳ sản phẩm nào.
Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal và nhà phân tích dữ liệu lớn Palantir, đã rót hàng triệu đô USD vào nghiên cứu chống lão hóa, đặc biệt là Quỹ Methuselah, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích biến "người 90 thành 50 tuổi vào năm 2030". Thiel tuyên bố rằng sẽ có thể "đảo ngược tất cả các bệnh tật của con người giống như cách chúng ta có thể sửa lỗi của một chương trình máy tính. Cái chết cuối cùng sẽ từ một bí ẩn biến thành một vấn đề có thể giải quyết được".
Vào tháng 9/2022, các thành viên của giới siêu giàu thế giới đã tập trung tham dự Hội nghị các nhà đầu tư trường thọ (LIC) ở Gstaad, Thụy Sĩ. Sự kiện kéo dài 3 ngày, được tổ chức tại khách sạn sang trọng Grand Bellevue, đã khám phá khoa học và công nghệ đằng sau quá trình chống lão hóa.
Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu Đại học Sheffield, Anh, James Wilsdon nhận định: "Những người tìm cách kéo dài tuổi thọ càng lâu càng tốt có phải chỉ đang thể hiện ham muốn cá nhân và lòng ích kỷ hay không?".
Nhà đạo đức sinh học Wareham, nhận định: "Các tỷ phú cần thoát hình ảnh đáng lo ngại mô tả họ như ma cà rồng, pha chế thuốc và tự thử nghiệm".
Khi khoa học chống lão hóa tiến gần hơn đến thị trường, cũng sẽ có những câu hỏi lớn liên quan đến đạo đức, về cách phân phối các phương pháp điều trị công bằng. Mehmood Khan, Giám đốc điều hành của Hevolution Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về tuổi thọ được hỗ trợ bởi hoàng gia Saudi Arabia, đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm, cho biết tầm nhìn của tổ chức này là "kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh vì lợi ích của toàn nhân loại". Ông nói: "Nếu đây là phương pháp điều trị trị giá hàng tỷ đô la cho một số ít người, thì điều đó chẳng có ích lợi gì".
Không thể phủ nhận, khoa học hiện đại đã làm được rất nhiều điều đáng kinh ngạc cho sức khỏe con người. Chúng ta sống lâu hơn so với trước đây và chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Nhưng một số nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng, "Ngoài kia có rất nhiều người giàu có không chỉ muốn sống lâu hơn. Họ muốn sống mãi mãi, và họ đang dùng túi tiền rủng rỉnh của mình để cố gắng biến điều đó thành hiện thực". Một công nghệ như vậy có thể sẽ giúp những người giàu tích lũy của cải lẫn quyền lực của mình mãi mãi, càng khắc sâu thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Trên thực tế, tạp chí Wired vừa tuyên bố rằng nghiên cứu chống lão hóa vào năm 2023 có thể "khởi động cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong y học kể từ khi phát hiện ra thuốc kháng sinh". Nhưng tất nhiên, chưa quỹ nghiên cứu nào tìm ra mật mã về sự bất tử, hoặc thậm chí là tăng thêm hai mươi năm tuổi thọ của con người, nên đây vẫn chỉ là những lời hứa hẹn.
Giấc mộng "trường thọ" đang dần thành hiện thực?
Ông dự định thực hiện một cuộc thử nghiệm lớn để kiểm tra xem liệu một loại thuốc trị tiểu đường thông thường giá rẻ - metformin - có thể kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm hay không. Nếu các cơ quan quản lý chấp thuận metformin để nhắm tới mục tiêu chống lão hóa, ông tin rằng các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học lớn sẽ nhảy vào lĩnh vực "trường thọ". Ông cho biết: "Một khi chúng tôi chứng minh được, tôi nghĩ đó sẽ là khoảnh khắc chấn động với tất cả mọi người".Thực tế, với các biện pháp khoa học như vaccine, hay các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính như bệnh tim… tuổi thọ của con người đã được cải thiện đáng kể. Ở Anh, tuổi thọ trung bình đã tăng gần gấp đôi từ năm 1841 đến năm 2011. Tuy nhiên, khi nhiều người hiện đang trải qua những thập kỷ cuối đời trong tình trạng sức khỏe kém, các nhà khoa học như Barzilai đang tìm cách tăng thêm không chỉ tuổi thọ mà còn cả sức khỏe. Dự kiến, thử nghiệm của nhà khoa học Barzilai có thể mất 4-6 năm và tiêu tốn từ 50-75 triệu đô USD.
Sự vào cuộc của giới siêu giàu
Các tỷ phú công nghệ đang ngày càng tỏ ra quan tâm với lĩnh vực chống lão hóa. Mới đây, Giám đốc điều hành OpenAI, Sam Altman, đã trở thành doanh nhân tiếp theo đầu tư vào công nghệ nghiên cứu tuổi thọ. Theo tạp chí MIT Technology Review (MTR), Altman đã đầu tư 180 triệu USD vào Retro Bioscatics, một công ty có sứ mệnh "kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ khỏe mạnh cho con người". MTR cho biết khoản đầu tư của Altman vào Retro là một trong những khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của một cá nhân vào một công ty khởi nghiệp theo đuổi sự trường thọ của con người. Giám đốc điều hành OpenAI cho biết, bản thân ông cũng đang thực hiện chế độ chống lão hóa cá nhân, bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc, và dùng metformin.Trước Sam Altman, nhiều tỷ phú công nghệ khác cũng đã tham gia vào "cuộc chơi" này. Người đồng sáng lập Oracle, Larry Ellison, với tài sản ròng trị giá 101 tỷ USD, đã quyên góp hàng triệu USD cho nghiên cứu chống lão hóa kể từ năm 1997. Trong khi đó, ông chủ Amazon, Jeff Bezos được cho là nhà đầu tư lớn của Altos Labs , một công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học với mục tiêu "khôi phục sức khỏe và khả năng phục hồi của tế bào thông qua lập trình trẻ hóa tế bào để đẩy lùi bệnh tật, chấn thương và khuyết tật có thể xảy ra trong suốt cuộc đời". Tỷ phú gốc Nga Yuri Milner cũng là nhà đầu tư của Altos Labs. Ngoài ra, quỹ nghiên cứu do ông rót vốn còn trao các khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD/3 năm cho các nhà nghiên cứu về tuổi thọ. Không thể không kể đến triệu phú Bryan Johnson, người hy vọng có thể đảo ngược đồng hồ sinh học một vài thập kỷ, thông qua một chương trình do ông khởi xướng mang tên Project Blueprint.
Vào năm 2013, Google đã ra mắt Calico - Công ty Cuộc sống California - với những nhân viên cấp cao của riêng mình. Với 1 tỷ USD, công ty bí mật bắt đầu nghiên cứu những con chuột có tuổi thọ trung bình là 6 năm và những con chuột chũi trụi lông, có tuổi thọ 30 năm, dường như đã đánh đổi vẻ ngoài đẹp đẽ để lấy tuổi thọ. Công ty đặt mục tiêu lập bản đồ quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh, nhưng vẫn chưa sản xuất bất kỳ sản phẩm nào.
Vào tháng 9/2022, các thành viên của giới siêu giàu thế giới đã tập trung tham dự Hội nghị các nhà đầu tư trường thọ (LIC) ở Gstaad, Thụy Sĩ. Sự kiện kéo dài 3 ngày, được tổ chức tại khách sạn sang trọng Grand Bellevue, đã khám phá khoa học và công nghệ đằng sau quá trình chống lão hóa.
Câu hỏi về khoảng cách giàu nghèo
Một số chuyên gia nhìn nhận, việc các tỷ phú đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu tuổi thọ có thể xem là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: các tỷ phú bị cám dỗ bởi ý tưởng sống lâu hơn sẽ tài trợ cho một lĩnh vực mà về lâu dài sẽ không phát triển nếu không có họ. Nhưng từ đây, nhiều vấn đề khác lại nảy sinh. Nhà nghiên cứu đạo đức sinh học Christopher Wareham, Đại học Utrecht, Hà Lan, cho biết những tiến bộ trong khoa học về tuổi thọ có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, về sức khỏe, sự giàu có và quyền lực. "Giả sử có một loại vaccine chống lão hóa, có lẽ chỉ giới nhà giàu mới tiếp cận được, và nó chỉ càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mà chúng ta đang phải đối mặt hiện tại", ông nói.Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu Đại học Sheffield, Anh, James Wilsdon nhận định: "Những người tìm cách kéo dài tuổi thọ càng lâu càng tốt có phải chỉ đang thể hiện ham muốn cá nhân và lòng ích kỷ hay không?".
Nhà đạo đức sinh học Wareham, nhận định: "Các tỷ phú cần thoát hình ảnh đáng lo ngại mô tả họ như ma cà rồng, pha chế thuốc và tự thử nghiệm".
Khi khoa học chống lão hóa tiến gần hơn đến thị trường, cũng sẽ có những câu hỏi lớn liên quan đến đạo đức, về cách phân phối các phương pháp điều trị công bằng. Mehmood Khan, Giám đốc điều hành của Hevolution Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về tuổi thọ được hỗ trợ bởi hoàng gia Saudi Arabia, đã cam kết đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm, cho biết tầm nhìn của tổ chức này là "kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh vì lợi ích của toàn nhân loại". Ông nói: "Nếu đây là phương pháp điều trị trị giá hàng tỷ đô la cho một số ít người, thì điều đó chẳng có ích lợi gì".
Không thể phủ nhận, khoa học hiện đại đã làm được rất nhiều điều đáng kinh ngạc cho sức khỏe con người. Chúng ta sống lâu hơn so với trước đây và chất lượng cuộc sống cũng tốt hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Nhưng một số nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng, "Ngoài kia có rất nhiều người giàu có không chỉ muốn sống lâu hơn. Họ muốn sống mãi mãi, và họ đang dùng túi tiền rủng rỉnh của mình để cố gắng biến điều đó thành hiện thực". Một công nghệ như vậy có thể sẽ giúp những người giàu tích lũy của cải lẫn quyền lực của mình mãi mãi, càng khắc sâu thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Trên thực tế, tạp chí Wired vừa tuyên bố rằng nghiên cứu chống lão hóa vào năm 2023 có thể "khởi động cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong y học kể từ khi phát hiện ra thuốc kháng sinh". Nhưng tất nhiên, chưa quỹ nghiên cứu nào tìm ra mật mã về sự bất tử, hoặc thậm chí là tăng thêm hai mươi năm tuổi thọ của con người, nên đây vẫn chỉ là những lời hứa hẹn.