NhatDuy
Intern Writer
Ung thư vú đang là nỗi ám ảnh hàng đầu với phụ nữ Việt Nam khi chiếm tỷ lệ mắc mới cao nhất và đứng thứ 4 về tử vong. Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu bệnh? Đối tượng nào cần tầm soát định kỳ? Phương pháp chẩn đoán hiện đại nào đang được áp dụng tại Việt Nam?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giải đáp chi tiết về yếu tố nguy cơ, triệu chứng cảnh báo cùng quy trình sàng lọc bằng công nghệ gen và chẩn đoán hình ảnh tiên tiến.
Phóng viên (PV): Thưa PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, bác sĩ có thể chia sẻ đôi nét về bệnh ung thư vú và thực trạng tại Việt Nam?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư vú là bệnh lý ác tính xuất phát từ tế bào tuyến vú. Theo thống kê Globocan 2022, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới nước ta, đứng đầu về tỷ lệ mới mắc và thứ tư về tỷ lệ tử vong. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức và tầm soát sớm.
PV: Vậy đâu là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:
1. Di truyền: Tiền sử gia đình có bà, mẹ, cô dì, chị em, con gái mắc bệnh hoặc đã được xác định mang các đột biến gen di truyền liên quan đến ung thư vú như gen BRCA1, BRCA2,…
2. Tuổi tác: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn.
3. Tiền sử bệnh: Từng xạ trị vùng ngực, mắc ung thư vú một bên, ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung, đại tràng.
4. Yếu tố sinh sản: Kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), mang thai muộn (>30 tuổi), không sinh con hoặc không cho con bú.
5. Lối sống: Béo phì, hút thuốc lá,..
Chụp X-quang tuyến vú (Mammography) giúp phát hiện tổn thương nhỏ, kể cả khi chưa sờ thấy u
PV: Những dấu hiệu nào cảnh báo ung thư vú mà chị em không nên bỏ qua, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Các triệu chứng điển hình gồm:
- Xuất hiện khối u ở vú, có thể cứng, không đau.
- Da vú sần vỏ cam, co kéo, loét hoặc thay đổi màu sắc.
- Núm vú tụt vào trong, tiết dịch bất thường (đặc biệt dịch lẫn máu).
- Hạch nách sưng to.
- Đau vú (ít gặp nhưng cần lưu ý).
PV: Vậy việc sàng lọc sớm ung thư vú có khả thi không, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Hoàn toàn khả thi! Phụ nữ từ 40 tuổi, đặc biệt người có yếu tố nguy cơ (béo phì, tiền sử gia đình, không sinh con), nên tầm soát định kỳ hàng năm. Đối với các trường hợp tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư, nên được tầm soát sớm để tìm các nguyên nhân do yếu tố di truyền. Tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã triển khai đầy đủ các phương pháp hiện đại như chụp X-quang tuyến vú kỹ thuật số, siêu âm, tầm soát qua xét nghiệm gen BRCA1/BRCA2 để tư vấn di truyền cũng như lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho những đối tượng được xác định mang các gen này.
PV: Xin Phó giáo sư chia sẻ cụ thể về các phương pháp chẩn đoán ung thư vú tại Trung tâm?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: hiện nay, chúng tôi đang áp dụng những phương pháp sau:
1. Siêu âm vú:
- Đánh giá tổn thương u, hướng dẫn sinh thiết hoặc chọc hút dịch.
- Chỉ định cho phụ nữ trẻ (<30 tuổi), vú đã phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc theo dõi trong thai kỳ.
2. Chụp X-quang tuyến vú (Mammography):
- Phát hiện tổn thương nhỏ, kể cả khi chưa sờ thấy u.
- Lưu ý: Hạn chế cho thai phụ 3 tháng đầu.
- Ưu điểm: Máy kỹ thuật số Nhật Bản tại Bạch Mai giúp giảm đau đáng kể.
3. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Áp dụng cho nang vú, hạch nghi ngờ, cho kết quả nhanh trong 15-20 phút.
4. Sinh thiết lõi dưới hướng dẫn siêu âm/X-quang:
Chỉ định khi nghi ngờ tổn thương ác tính (BIRADS 4-5).
Giúp chẩn đoán mô bệnh học, đánh giá thụ thể ER, PR, HER2, Ki-67 để cá thể hóa điều trị.
PV: Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đang ứng dụng những công nghệ nào trong điều trị ung thư vú?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ngoài những phương pháp điều trị kinh điển như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…chúng tôi luôn cập nhật và triển khai các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới hiện nay như:
- Đánh giá các dấu ấn sinh học phân tử kết hợp giải trình tự các gen cho điều trị đích các trường hợp ung thư vú phát hiện đột biến gen BRCA1/BRCA2 và các gen liên quan, giúp tiên lượng và lựa chọn thuốc phù hợp cho từng người bệnh, cá thể hóa điều trị.
- Kết hợp đa chuyên khoa: Hội chẩn với các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ ung bướu và bác sĩ di truyền để đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho người bệnh.
PV: Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ PGS.TS. Phạm Cẩm Phương!

PGS.TS. Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giải đáp chi tiết về yếu tố nguy cơ, triệu chứng cảnh báo cùng quy trình sàng lọc bằng công nghệ gen và chẩn đoán hình ảnh tiên tiến.
Phóng viên (PV): Thưa PGS.TS. Phạm Cẩm Phương, bác sĩ có thể chia sẻ đôi nét về bệnh ung thư vú và thực trạng tại Việt Nam?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ung thư vú là bệnh lý ác tính xuất phát từ tế bào tuyến vú. Theo thống kê Globocan 2022, đây là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới nước ta, đứng đầu về tỷ lệ mới mắc và thứ tư về tỷ lệ tử vong. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức và tầm soát sớm.
PV: Vậy đâu là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Có nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm:
1. Di truyền: Tiền sử gia đình có bà, mẹ, cô dì, chị em, con gái mắc bệnh hoặc đã được xác định mang các đột biến gen di truyền liên quan đến ung thư vú như gen BRCA1, BRCA2,…
2. Tuổi tác: Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn.
3. Tiền sử bệnh: Từng xạ trị vùng ngực, mắc ung thư vú một bên, ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung, đại tràng.
4. Yếu tố sinh sản: Kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), mang thai muộn (>30 tuổi), không sinh con hoặc không cho con bú.
5. Lối sống: Béo phì, hút thuốc lá,..
Chụp X-quang tuyến vú (Mammography) giúp phát hiện tổn thương nhỏ, kể cả khi chưa sờ thấy u
PV: Những dấu hiệu nào cảnh báo ung thư vú mà chị em không nên bỏ qua, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Các triệu chứng điển hình gồm:
- Xuất hiện khối u ở vú, có thể cứng, không đau.
- Da vú sần vỏ cam, co kéo, loét hoặc thay đổi màu sắc.
- Núm vú tụt vào trong, tiết dịch bất thường (đặc biệt dịch lẫn máu).
- Hạch nách sưng to.
- Đau vú (ít gặp nhưng cần lưu ý).
PV: Vậy việc sàng lọc sớm ung thư vú có khả thi không, thưa bác sĩ?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Hoàn toàn khả thi! Phụ nữ từ 40 tuổi, đặc biệt người có yếu tố nguy cơ (béo phì, tiền sử gia đình, không sinh con), nên tầm soát định kỳ hàng năm. Đối với các trường hợp tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư, nên được tầm soát sớm để tìm các nguyên nhân do yếu tố di truyền. Tại Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã triển khai đầy đủ các phương pháp hiện đại như chụp X-quang tuyến vú kỹ thuật số, siêu âm, tầm soát qua xét nghiệm gen BRCA1/BRCA2 để tư vấn di truyền cũng như lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho những đối tượng được xác định mang các gen này.
PV: Xin Phó giáo sư chia sẻ cụ thể về các phương pháp chẩn đoán ung thư vú tại Trung tâm?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: hiện nay, chúng tôi đang áp dụng những phương pháp sau:
1. Siêu âm vú:
- Đánh giá tổn thương u, hướng dẫn sinh thiết hoặc chọc hút dịch.
- Chỉ định cho phụ nữ trẻ (<30 tuổi), vú đã phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc theo dõi trong thai kỳ.
2. Chụp X-quang tuyến vú (Mammography):
- Phát hiện tổn thương nhỏ, kể cả khi chưa sờ thấy u.
- Lưu ý: Hạn chế cho thai phụ 3 tháng đầu.
- Ưu điểm: Máy kỹ thuật số Nhật Bản tại Bạch Mai giúp giảm đau đáng kể.
3. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA): Áp dụng cho nang vú, hạch nghi ngờ, cho kết quả nhanh trong 15-20 phút.
4. Sinh thiết lõi dưới hướng dẫn siêu âm/X-quang:
Chỉ định khi nghi ngờ tổn thương ác tính (BIRADS 4-5).
Giúp chẩn đoán mô bệnh học, đánh giá thụ thể ER, PR, HER2, Ki-67 để cá thể hóa điều trị.
PV: Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu đang ứng dụng những công nghệ nào trong điều trị ung thư vú?
PGS.TS. Phạm Cẩm Phương: Ngoài những phương pháp điều trị kinh điển như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…chúng tôi luôn cập nhật và triển khai các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới hiện nay như:
- Đánh giá các dấu ấn sinh học phân tử kết hợp giải trình tự các gen cho điều trị đích các trường hợp ung thư vú phát hiện đột biến gen BRCA1/BRCA2 và các gen liên quan, giúp tiên lượng và lựa chọn thuốc phù hợp cho từng người bệnh, cá thể hóa điều trị.
- Kết hợp đa chuyên khoa: Hội chẩn với các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ ung bướu và bác sĩ di truyền để đưa ra phác đồ tối ưu nhất cho người bệnh.
PV: Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ PGS.TS. Phạm Cẩm Phương!
Tại Bệnh viện Bạch Mai hiện nay có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư vú. Đơn vị gen trị liệu đã thực hiện thường quy xét nghiệm gen BRCA1, BRCA2 và giải trình tự nhiều gen cho các bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, từ đó giúp tư vấn di truyền và lựa chọn các phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đăng ký khám online bằng cách: - Inbox trực tiếp qua Fanpage - Nhắn tin SMS/Zalo qua SĐT: 0984343188/ 0961760080 - Hotline: 0961760080/0984343188 Đăng ký khám trực tiếp tại P100 - Toà nhà H, Trung tâm YHHN và UB, Bệnh viện Bạch mai Khám tại: Phòng 111, nhà H, Bệnh viện Bạch Mai, 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. |