Nước chanh giàu vitamin C rất tốt cho sức khỏe và làn da. Có một số người uống nước chanh thường xuyên vào buổi sáng với mục đích thanh lọc cơ thể và giảm cân, tuy nhiên lại thấy ê buốt răng. Vậy nguyên nhân có phải do uống nhiều nước chanh không?
Vitamin C được biết đến như một chất chống oxy hóa có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do trước khi chúng gây hại cho các mô. Chất chống oxy hóa vitamin C cũng bảo vệ các phân tử như protein, chất béo, carbs và DNA khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.
Lượng vitamin C hấp thụ cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cơ thể chúng ta cũng cần vitamin C để sản xuất collagen, là mô liên kết hỗ trợ và tăng cường cơ, dây chằng, da và các cơ quan.
Nước chanh cũng chứa nhiều axit citric hơn các loại trái cây có múi khác. Khi bạn tiêu thụ nước chanh, lượng citrate trong nước tiểu tăng lên, giúp ức chế hình thành sỏi thận một cách tự nhiên và đồng thời phá vỡ những viên sỏi nhỏ đã tồn tại. Mặt khác, nồng độ citrate trong nước tiểu thấp sẽ làm tăng nguy cơ kết tinh trong nước tiểu và hình thành sỏi thận.
Nghiên cứu cũng cho thấy, uống nước chanh chứa axit citric có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất. Axit citric làm giảm viêm trong cơ thể và giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần cải thiện mức năng lượng…
Chanh là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho sức khỏe.
Khi men răng bị ăn mòn, bạn có thể nhận thấy răng nhạy cảm hơn khi ăn uống. Men răng bị bào mòn hoặc mất sẽ có các biểu hiện: đau hoặc ê buốt răng, răng ố vàng hoặc đổi màu…
Khi uống nhiều nước chanh như cách uống nước chanh tươi không đường thường xuyên có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và răng vì nó chứa nhiều axit.
Thực phẩm có tính axit như nước chanh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh lý dạ dày, trào ngược thực quản. Đặc biệt là có thể ăn mòn men răng.
Theo BSCK1 Lê Thục Trinh, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quân y 354, có nhiều người thường uống nước chanh vào buổi sáng với mục đích thanh lọc, thải độc hoặc giảm cân nhưng do nước chanh có tính axit nên có tác động nhất định đến răng. Lợi ích của chanh đối với sức khỏe là không phải bàn cãi, nhưng nếu tiếp xúc liên tục với axit sẽ làm mòn men răng của bạn.
Cảm giác ê răng có thể cảnh báo là cốc nước chanh buổi sáng có nồng độ axit cao có thể gây hại cho răng của bạn.
Uống nhiều nước chanh có tính axit có thể gây hại men răng.
Uống nước cũng là cách giúp loại bỏ axit trong chế độ ăn uống và đặc biệt quan trọng nếu bạn có lượng nước bọt thấp. Nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại axit, giúp trung hòa axit và tái khoáng hóa men răng. Nếu bạn không sản xuất đủ nước bọt, nguy cơ mất men răng sẽ tăng lên.
Ngoài ra, cần lưu ý không nên đánh răng ngay sau bữa ăn. Thời gian tốt nhất để đánh răng là khoảng một giờ sau khi ăn. Điều này sẽ cho phép nước bọt có một khoảng thời gian để rửa sạch axit một cách tự nhiên và giúp làm cứng lại men răng của bạn.
Khi uống nên giảm lượng nước cốt chanh để bảo vệ men răng.
Để khắc phục tình trạng ê răng sau khi uống nước chanh, nên giảm lượng nước cốt chanh, chẳng hạn chỉ dùng ½ quả chanh hoặc uống nước với 1-2 lát chanh.
Khi uống nên dùng ống hút để giảm tiếp xúc của nước chanh với răng. Sau khi uống nước chanh nên súc miệng với nước lọc. Không đánh răng sau khi uống nước chanh.
Theo Thu Lan/Suckhoedoisong
1. Lợi ích của nước chanh với sức khỏe
Là loại trái cây họ cam quýt, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào rất tốt cho sức khỏe.Vitamin C được biết đến như một chất chống oxy hóa có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do trước khi chúng gây hại cho các mô. Chất chống oxy hóa vitamin C cũng bảo vệ các phân tử như protein, chất béo, carbs và DNA khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do.
Lượng vitamin C hấp thụ cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cơ thể chúng ta cũng cần vitamin C để sản xuất collagen, là mô liên kết hỗ trợ và tăng cường cơ, dây chằng, da và các cơ quan.
Nước chanh cũng chứa nhiều axit citric hơn các loại trái cây có múi khác. Khi bạn tiêu thụ nước chanh, lượng citrate trong nước tiểu tăng lên, giúp ức chế hình thành sỏi thận một cách tự nhiên và đồng thời phá vỡ những viên sỏi nhỏ đã tồn tại. Mặt khác, nồng độ citrate trong nước tiểu thấp sẽ làm tăng nguy cơ kết tinh trong nước tiểu và hình thành sỏi thận.
Nghiên cứu cũng cho thấy, uống nước chanh chứa axit citric có thể hỗ trợ làm giảm mệt mỏi về thể chất. Axit citric làm giảm viêm trong cơ thể và giúp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, góp phần cải thiện mức năng lượng…
2. Uống quá nhiều nước chanh có thể gây hại men răng
Men răng là lớp ngoài cùng giúp bảo vệ răng của chúng ta khỏi các hoạt động hàng ngày như nhai, cắn... Men răng cũng cách ly răng khỏi nhiệt độ và hóa chất có thể gây đau đớn. Tuy rất cứng nhưng nó vẫn có thể bị nứt vỡ và suy yếu bởi axit trong thực phẩm và đồ uống hàng ngày như trái cây và nước ép trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt có tính axit, có vị chua.Khi men răng bị ăn mòn, bạn có thể nhận thấy răng nhạy cảm hơn khi ăn uống. Men răng bị bào mòn hoặc mất sẽ có các biểu hiện: đau hoặc ê buốt răng, răng ố vàng hoặc đổi màu…
Khi uống nhiều nước chanh như cách uống nước chanh tươi không đường thường xuyên có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và răng vì nó chứa nhiều axit.
Thực phẩm có tính axit như nước chanh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh lý dạ dày, trào ngược thực quản. Đặc biệt là có thể ăn mòn men răng.
Theo BSCK1 Lê Thục Trinh, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quân y 354, có nhiều người thường uống nước chanh vào buổi sáng với mục đích thanh lọc, thải độc hoặc giảm cân nhưng do nước chanh có tính axit nên có tác động nhất định đến răng. Lợi ích của chanh đối với sức khỏe là không phải bàn cãi, nhưng nếu tiếp xúc liên tục với axit sẽ làm mòn men răng của bạn.
Cảm giác ê răng có thể cảnh báo là cốc nước chanh buổi sáng có nồng độ axit cao có thể gây hại cho răng của bạn.
3. Nên uống nước chanh thế nào để không hại men răng?
Để bảo vệ men răng, BSCK1 Lê Thục Trinh khuyên rằng, bạn nên cắt giảm thức ăn và đồ uống có tính axit. Axit trong thực phẩm và đồ uống như kẹo chua, sô-đa, đồ uống thể thao và nước trái cây như chanh có thể làm mòn men răng của bạn theo thời gian.Uống nước cũng là cách giúp loại bỏ axit trong chế độ ăn uống và đặc biệt quan trọng nếu bạn có lượng nước bọt thấp. Nước bọt là chất bảo vệ tự nhiên của miệng chống lại axit, giúp trung hòa axit và tái khoáng hóa men răng. Nếu bạn không sản xuất đủ nước bọt, nguy cơ mất men răng sẽ tăng lên.
Ngoài ra, cần lưu ý không nên đánh răng ngay sau bữa ăn. Thời gian tốt nhất để đánh răng là khoảng một giờ sau khi ăn. Điều này sẽ cho phép nước bọt có một khoảng thời gian để rửa sạch axit một cách tự nhiên và giúp làm cứng lại men răng của bạn.
Để khắc phục tình trạng ê răng sau khi uống nước chanh, nên giảm lượng nước cốt chanh, chẳng hạn chỉ dùng ½ quả chanh hoặc uống nước với 1-2 lát chanh.
Khi uống nên dùng ống hút để giảm tiếp xúc của nước chanh với răng. Sau khi uống nước chanh nên súc miệng với nước lọc. Không đánh răng sau khi uống nước chanh.
Theo Thu Lan/Suckhoedoisong