Vắc xin là vũ khí lợi hại nhất để ngăn chặn nhiều căn bệnh ung thư

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Khoảng gần 20% trường hợp ung thư trên toàn thế giới là do virus gây ra. Trên thực tế, những virus này gây ung thư cho đến khi chúng lây nhiễm bệnh ban đầu trên một ai đó. Thay vào đó, virus sẽ dạy các tế bào mà chúng tiếp quản cách thoát khỏi quá trình sinh học tự nhiên - quá trình chết tế bào. Chiến lược này cũng làm cho các tế bào bị thay đổi tự tạo ra một con đường dẫn đến những thay đổi về mặt di truyền có thể gây ra bệnh ung thư trong nhiều năm sau đó.
Các nhà khoa học nghiên cứu về virus đã tìm hiểu về cách thức virus gây ảnh hưởng đến các tế bào sống và sức khỏe của những người bị nhiễm bệnh. Những loại virus này có cách thức hoạt động rất độc đáo và thú vị, cả về những tác động của chúng đối với bệnh nhân và vì những cách tiềm năng mà chúng có thể được điều trị hoặc ngăn ngừa.

Các loại virus gây ung thư hoạt động như thế nào?

Tất cả các loại virus có thể được phân loại trong 22 họ riêng biệt, 5 trong số những họ virus này có cơ chế tồn tại dai dẳng, bởi nếu một người nhiễm bệnh thì virus sẽ tồn tại trong cơ thể họ suốt đời. Chẳng hạn virus herpes gây bệnh thủy đậu ở trẻ em, có thể xuất hiện lại sau này dưới dạng bệnh zona. Khả năng tồn tại lâu dài cũng là nguyên nhân chính giúp virus này lây từ người này sang người khác dễ dàng.
Bảy trong số 22 loại này đã được nghiên cứu là có thể gây ung thư, trong đó có 5 loại virus "gan lì" nói trên. Chẳng hạn, virus HPV được biết đến là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, thuộc họ u nhú; Virus Epstein-Barr, gây ra u lympho Hodgkin và virus liên quan đến sarcoma Kaposi, đều thuộc họ herpes; virus lympho T ở người, có thể gây ra một loại bệnh bạch cầu, còn được gọi là retrovirus; polyomavirus tế bào Merkel, gây ung thư biểu mô tế bào Merkel, thuộc họ đa u.

Vắc xin là vũ khí lợi hại nhất để ngăn chặn nhiều căn bệnh ung thư
Tất cả 5 loại virus này đều chứa mã di truyền cho một hoặc nhiều loại protein dạy các tế bào cách tránh đi vào "con đường chết", giúp chúng bất tử một cách hiệu quả trước mọi tác động, thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Các tế bào ung thư phát triển từ các virus gây ung thư này đều chứa thông tin di truyền ban của loại virus ban đầu, ngay cả khi chúng xuất hiện muộn nhiều năm sau kể từ lần lây nhiễm ban đầu. Nhưng trên thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ những người bị nhiệm một trong 5 loại virus gây ung thư này cuối cùng phát triển thành bệnh ung thư toàn phát liên quan đến nó.
Hai loại virus khác, gồm virus gây viêm gan B , thuộc họ hepadna và viêm gan C, thuộc họ flavi, hơi khác so với những loại còn lại. Hầu hết những người bị nhiễm 2 loại virus này đều có thể chống lại sự lây nhiễm vào tế bào thông qua khả năng miễn dịch của chính cơ thể, loại bỏ được virus.
Tuy vậy, ở những người không có khả năng này, việc nhiễm virus trong thời gian dài thường gây ra những tổn thương gan trên diện rộng. Những người này có nguy cơ phát triển một loại ung thư gan, chi tiết hơn là ung thư biểu mô tế bào gan, vì những nỗ lực của cơ thể nhằm phục hồi các mô gan bị tổn thương làm tăng nguy cơ đột biến liên quan đến ung thư.
Bản thân các virus cũng không "dạy" các tế bào gan trở nên bất tử hoặc tự biến đổi như cách mà 5 loại virus gây ung thư nói trên đã làm, đối với các tế bào mà chúng nhắm mục tiêu.

Vắc xin là vũ khí lợi hại nhất để ngăn chặn nhiều căn bệnh ung thư
Những bệnh ung thư do virus gây ra hiện nay đang trở thành những mối đe dọa nghiệm trọng với sức khỏe con người. Chẳng hạn, ung thư biểu mô tế bào gan làm 800.000 người tử vong mỗi năm, biến nó trở thành căn bệnh ung thư gây tử vong cao thứ 3 trên toàn cầu. Khoảng 3/4 trong số những người thiệt mạng đã từng bị nhiễm virus viêm gan trong quá khứ.
Virus HPV cũng gây nguy hiểm tương tự, bệnh ung thư cổ tử cung mà nó gây ra đã làm khoảng 311.000 chết mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 36.000 phụ nữ ở Mỹ. Nó được biết đến là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở nữ giới hiện nay. Ngoài ra, hàng nghìn người khác ở Mỹ cũng tử vong vì ung thư hậu môn và cổ họng có liên quan đến HPV.

Những lý do lạc quan từ vắc xin

Vắc xin virus đầu tiên nhằm bảo vệ chống lại sự lây nhiễm HPV và các bệnh ung thư liên quan đã được chấp thuận sử dụng ở Mỹ vào năm 2006. Nó đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng HPV và sự phát triển tiếp theo của ung thư biểu mô cổ tử cung. Loại thuốc chủng ngừa này đã được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, được đánh giá là an toàn và ít tác dụng phụ.
Nó được khuyến khích sử dụng cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi vì những người ở độ tuổi lớn hơn còn liên quan đến các hoạt động tình dục, với các mức độ khác nhau. Tác dụng bảo vệ của vắc xin kéo dài hơn 10 năm và có các mũi tiêm nhắc lại. Những người lớn tuổi hơn, thường đến khoảng 26 tuổi cũng có thể tiêm vắc xin chủng ngừa HPV. Bằng cách ngăn ngừa những nhiễm trùng ngay từ đầu, vắc xin cũng có tác dụng ngăn chặn các bệnh ung thư có thể do virus gây ra khác.

Vắc xin là vũ khí lợi hại nhất để ngăn chặn nhiều căn bệnh ung thư
Một loại vắc xin khác là vắc xin chủng ngừa virus viêm gan B cũng đã có những thành công tương tự trong một thời gian dài hơn. Loại vắc xin này đã được công nhận là vắc xin chống ung thư đầu tiên vào năm 1986. Cho đến nay, hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới đã được tiêm, nó cũng là loại vắc xin an toàn và hiệu quả.
Hiện số lượng ca ung thư được ngăn ngừa và cứu sống nhờ vắc-xin viêm gan B và ngừa HPV là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cũng như tình trạng anti vắc-xin Covid-19, do dự khi tiêm vắc-xin cũng là một vấn đề đang diễn ra.
Chẳng hạn ở Mỹ vào năm 2019, khoảng 46% thanh thiếu niên từ 13 đến 17 tuổi chưa tiêm vắc xin HPV theo khuyến cáo. Vào năm 2020 ở bang Mississippi, tỷ lệ bao phủ vắc xin HPV ở thanh thiếu niên đã đạt 32%. Nhưng Mỹ vẫn tiến bộ hơn một số quốc gia phát triển khác. Ở Nhật Bản, tỷ lệ bao phủ vắc xin HPV ở thanh thiếu niên hiện dưới 1% do nhiều báo cáo sai lệch về các tác dụng phụ trong năm 2013. Mặc dù đã có những thông báo mới phủ nhận những thông tin sai lầm này, nhưng việc sử dụng vắc-xin ở Nhật Bản vẫn còn rất khiêm tốn.
Các chiến dịch tiêm chủng đã góp phần xóa sổ căn bệnh đậu mùa nguy hiểm, bệnh bại liệt, bệnh sởi cùng một số loại bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế, chúng ta cũng hy vọng những nỗ lực trong tương lai về vắc xin ngừa bệnh ung thư do virus HPV và viêm gan B sẽ khiến chúng trở thành dĩ vãng.
Nguồn
Interesting Engineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top