Vết sẹo trên rốn khủng long cách đây 130 triệu năm gây sửng sốt

Một hóa thạch đáng chú ý mang đến những bất ngờ cho các nhà khảo cổ học, vết sẹo trên rốn của loài khủng long được bảo quản một cách hoàn hảo. Hãy quên những con khủng long với những cuộc chiến độc ác, gạt những chiếc nanh và móng vuốt đáng sợ sang một bên: có lẽ loài bò sát như khủng long có lẽ chỉ thu nhỏ trong một cái rốn.

Kỹ thuật hình ảnh mới tiết lộ các chi tiết đáng kinh ngạc trong hóa thạch

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã xác định được vết sẹo trên rốn của một loài khủng long không thuộc loài chim. Đây là một khám phá thú vị khác từ hóa thạch Psittacosaurus đặc biệt quý hiếm, được bảo quản tốt từ Trung Quốc. Đối với động vật có vú, rốn là kết quả của việc dây rốn bị tách ra khỏi cơ thể mẹ khi mới lọt lòng. Nhưng đối với các loài bò sát và chim có phương thức sinh sản là đẻ trứng, không có dây rốn như vậy.
Vết sẹo xuất hiện khi phôi thai tách ra khỏi những màng đó ngay trước hoặc khi nó nở ra từ trứng. Được biết đến như một vết sẹo lớn ở rốn, nó là một dạng rốn của động vật không có vú. Và đó chính xác là những gì mà nhóm các nhà khoa học quốc tế tuyên bố đã tìm thấy trên hóa thạch này.

Vết sẹo trên rốn khủng long cách đây 130 triệu năm gây sửng sốt
Hình ảnh huỳnh quang kích thích bằng laser (LSF) của mẫu vật Psittacosaurus cho thấy vết sẹo và vảy ở rốn
Psittacosaurus , một loài khủng long hai chân sống vào đầu kỷ Phấn trắng, là một dạng ban đầu của ceratopsian, một loại động vật ăn cỏ có mỏ. Cùng thời kỳ địa chất này còn bao gồm cả loài Triceratops. Có lẽ hóa thạch rực rỡ nhất của loài chưa được tìm thấy vẫn bị đóng băng theo thời gian, ở tư thế nằm ngửa với toàn bộ da và lông đuôi. Sự bảo tồn tuyệt vời của nó, với niên đại khoảng 130 triệu năm tuổi được xem là một hiện tượng vô cùng ngoạn mục. Mặc dù đã được công chúng biết đến vào năm 2002, nhưng nó vẫn tiếp tục tạo nên sự mới mẻ và độc đáo.
Michael Pittman, nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu và phân tích chi tiết hóa thạch đặc biệt này. Ông cùng với đồng tác giả Thomas G. Kay đã phát minh ra Laser-Stimulated Fluorescence (LSF), một kỹ thuật hình ảnh tương đối mới. Với phương pháp không phá hủy này, họ đã có thể tiết lộ các chi tiết trong hóa thạch mà kỹ thuật thông thường không thấy.
Như Pittman đã mô tả trong một email, được tìm thấy bằng cách sử dụng LSF, rằng đât là "vết sẹo tinh vi". Chính nhờ LSF mà nhóm có thể nghiên cứu các quy mô của da - các hình thái, nếp nhăn và bất kỳ vết sẹo nào - một cách tinh tế. Để được trợ giúp chuyên môn về phần da nhóm nghiên cứu đã tìm đến Phil Bell, nhà cổ sinh vật học khủng long tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Cổ, Đại học New England ở Úc.
Bell nói rằng phương pháp LSF đưa ra các chi tiết thật đáng kinh ngạc về con vật, nó thực sự trông như thế con vật có thể đứng lên và di chuyển, bạn có thể nhìn thấy từng nếp nhăn nhỏ và cả những vết sưng trên da, trông rất tươi mới. Hãy tưởng tượng những con vật này như những thực tế sống, đang thở, thay vì những bộ xương chết, điều đó khiến cho các nhà nghiên cứu rất phấn khích. Đưa những hóa thạch này vào cuộc sống là một trong những mục tiêu chính của họ.

Mẫu vật hoàn hảo tiết lộ nhiều điều thú vị

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về phần da nhăn nheo, nhưng không phải ở phần bụng, nơi có vết sẹo ở rốn. Các vết thương được chữa lành sẽ hiển thị các mô tái tạo và chắc chắn sẽ có một sự phá vỡ trong các mô hình vảy, với các mô hạt mịn trên khu vực bị thương.
Vết sẹo trên rốn khủng long cách đây 130 triệu năm gây sửng sốt
Hình ảnh loài Psittacosaurus được tái hiện
Thay vào đó, Pittman giải thích rằng vảy rốn của nó có kích thước đều đặn, rìa nhẵn và được sắp xếp dọc theo đường giữa của Psittacosaurus . Điều này cho thấy rằng vết sẹo không phải là kết quả của một chấn thương. Để xác định tuổi của khủng long, hầu hết các nghiên cứu sẽ dựa vào xương, phương pháp cắt xương. Độ hiếm cực kỳ của hóa thạch này có nghĩa là các nhà nghiên cứu muốn tránh bất kỳ phân tích nào mang tính "hủy diệt" như vậy. Nhóm đã so sánh chiều dài xương đùi với những mẫu vật thuộc loài Psittacosaurus khác và ước tính, con vật đặc biệt này khoảng 6 hoặc 7 tuổi. Nói cách khác, con khủng long này đã gần trưởng thành về mặt sinh dục.
Không phải mọi loài bò sát hoặc chim sống ngày này đều duy trì một vết sẹo ở rốn cho đến khi trưởng thành, chẳng hạn như một ngoại lệ như cá sấu Mỹ (Alligator mississippiensis). Ngoài ra, một số sẹo là kết quả của nhiễm trùng túi noãn hoàng ở chim hoặc cá sấu được nuôi trong điều kiện kém. Với những yếu tố này, có thể thấy không phải tất cả các loài khủng long - hoặc thậm chí tất cả các loài Psittacosaurus - đều sẽ có một vết sẹo ở rốn.
Các nhà nghiên cứu đã “thu thập một thư viện khổng lồ dữ liệu LSF từ mẫu vật Psittacosaurus vào năm 2016, cho đến nay họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu. Các kế hoạch phân tích thêm dữ liệu LSF vẫn đang được tiến hành vì những hình ảnh này cung cấp rất nhiều thông tin bổ sung về da của loài khủng long. Hiện nhóm đang hoàn thiện bản mô tả chi tiết về da của Psittacosaurus, điều này đòi hỏi phải xem xét chi tiết từng điểm nhỏ trên mẫu hóa thạch. Đó cũng là cách phát hiện ra vết sẹo ở rốn.


>>> Câu được cụ cá chép 23 cân.
Nguồn gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top