Sau khi lên ngôi báu, nhiều hoàng đế Trung Quốc đã bắt đầu quá trình xây dựng lăng mộ làm nơi an nghỉ ngàn thu cho mình. Bên cạnh việc chọn mảnh đất phong thủy, bậc đế vương chi rất nhiều tiền và huy động nguồn nhân lực lớn để xây dựng lăng mộ bề thế.
Theo đó, hàng trăm cho tới hàng ngàn người thợ làm việc liên tục trong vài năm cho tới hàng chục năm để hoàn thành lăng mộ khủng cho bậc cửu ngũ chí tôn. Lăng mộ của nhà vua được ví như cung điện ngầm dưới lòng đất. Với quan niệm "trần sao âm vậy", hoàng đế muốn nơi an nghỉ ngàn thu của mình xa hoa, lộng lẫy không kém lúc còn sống.
Vì vậy, sau khi băng hà, hoàng đế thường được chôn cùng vô số vàng bạc, châu báu và nhiều của cải giá trị. Họ cũng được tùy táng cùng nhiều phi tần, cung nữ, thái giám... Dù muốn hay không thì những người này cũng phải thực hiện tập tục tuẫn táng rùng rợn nếu như nhà vua để lại di chiếu hoặc tân vương hạ lệnh.
Khi tìm hiểu về lăng mộ của hoàng đế qua các triều đại trong lịch sử Trung Quốc, giới nghiên cứu phát hiện một sự thật rùng rợn đó là những người tham gia vào quá trình xây dựng thường bị giết chết sau khi công trình hoàn thành.
Lý do khiến hoàng đế hạ lệnh giết tất cả những người xây mộ khiến nhiều người tò mò vì sao họ lại có kết cục như vậy. Trước vấn đề này, một số chuyên gia đã đưa ra lời giải được cho nguyên nhân khiến nhà vua ra quyết định tàn nhẫn như vậy.
Theo giới nghiên cứu, lăng mộ của hoàng đế có kho báu tùy táng vô cùng giá trị. Điều này khiến nhiều người, bao gồm những kẻ trộm mộ nổi lòng tham. Chúng muốn đột nhập vào bên trong lăng mộ để cướp bóc của cải rồi đem bán lấy tiền tiêu xài.
Để vào được bên trong lăng mộ của nhà vua không hề dễ dàng. Do đó, những kẻ trộm mộ có thể tìm kiếm những người xây lăng mộ cho hoàng gia để uy hiếp, đe dọa, tra tấn... nhằm bắt họ khai ra vị trí lăng mộ cũng như cách vào được bên trong.
Ngay cả một số thợ xây lăng mộ cũng có thể nổi lòng tham, lén lút đột nhập vào bên trong để "khoắng" các bảo vật nhằm "đổi đời" chỉ sau một đêm. Do tham gia vào quá trình xây dựng nên những người thợ này nắm rõ cấu trúc lăng mộ, các lối ra vào... Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng đột nhập vào bên trong và lấy đi kho báu tùy táng.
Nhằm tránh xảy ra những trường hợp trên, hoàng đế hạ lệnh giết toàn bộ những người tham gia quá trình xây dựng lăng mộ sau khi công trình hoàn thành.
Theo đó, hàng trăm cho tới hàng ngàn người thợ làm việc liên tục trong vài năm cho tới hàng chục năm để hoàn thành lăng mộ khủng cho bậc cửu ngũ chí tôn. Lăng mộ của nhà vua được ví như cung điện ngầm dưới lòng đất. Với quan niệm "trần sao âm vậy", hoàng đế muốn nơi an nghỉ ngàn thu của mình xa hoa, lộng lẫy không kém lúc còn sống.
Vì vậy, sau khi băng hà, hoàng đế thường được chôn cùng vô số vàng bạc, châu báu và nhiều của cải giá trị. Họ cũng được tùy táng cùng nhiều phi tần, cung nữ, thái giám... Dù muốn hay không thì những người này cũng phải thực hiện tập tục tuẫn táng rùng rợn nếu như nhà vua để lại di chiếu hoặc tân vương hạ lệnh.
Khi tìm hiểu về lăng mộ của hoàng đế qua các triều đại trong lịch sử Trung Quốc, giới nghiên cứu phát hiện một sự thật rùng rợn đó là những người tham gia vào quá trình xây dựng thường bị giết chết sau khi công trình hoàn thành.
Lý do khiến hoàng đế hạ lệnh giết tất cả những người xây mộ khiến nhiều người tò mò vì sao họ lại có kết cục như vậy. Trước vấn đề này, một số chuyên gia đã đưa ra lời giải được cho nguyên nhân khiến nhà vua ra quyết định tàn nhẫn như vậy.
Theo giới nghiên cứu, lăng mộ của hoàng đế có kho báu tùy táng vô cùng giá trị. Điều này khiến nhiều người, bao gồm những kẻ trộm mộ nổi lòng tham. Chúng muốn đột nhập vào bên trong lăng mộ để cướp bóc của cải rồi đem bán lấy tiền tiêu xài.
Để vào được bên trong lăng mộ của nhà vua không hề dễ dàng. Do đó, những kẻ trộm mộ có thể tìm kiếm những người xây lăng mộ cho hoàng gia để uy hiếp, đe dọa, tra tấn... nhằm bắt họ khai ra vị trí lăng mộ cũng như cách vào được bên trong.
Ngay cả một số thợ xây lăng mộ cũng có thể nổi lòng tham, lén lút đột nhập vào bên trong để "khoắng" các bảo vật nhằm "đổi đời" chỉ sau một đêm. Do tham gia vào quá trình xây dựng nên những người thợ này nắm rõ cấu trúc lăng mộ, các lối ra vào... Nhờ vậy, họ có thể dễ dàng đột nhập vào bên trong và lấy đi kho báu tùy táng.
Nhằm tránh xảy ra những trường hợp trên, hoàng đế hạ lệnh giết toàn bộ những người tham gia quá trình xây dựng lăng mộ sau khi công trình hoàn thành.