Vì sao lốp xe lại có màu đen, dù cao su màu trắng?

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Năm 1888, John Boyd Dunlop phát minh ra lốp xe có khí nén bên trong. Những chiếc lốp này lúc đầu dành cho xe đạp, và khoảng 2 năm sau công ty của Dunlop giới thiệu lốp dành cho ôtô.
Vì sao lốp xe lại có màu đen, dù cao su màu trắng?
Thực tế, khi mới được phát minh, những chiếc lốp có màu trắng, màu của cao su nguyên chất, nhưng thời điểm này lốp xe chỉ trong giai đoạn sơ khai nên gặp phải nhiều nhược điểm. Cao su nguyên chất không đủ chịu lực khi chạy nhanh, lốp xe vào thời điểm ấy nhanh bị mòn, chai cứng và dễ rách.
Phải đến gần 30 năm sau, các nhà khoa học mới tìm ra được một loại chất giúp tăng độ bền cho lốp, đó là bột than (carbon black). Chất này được pha theo tỉ lệ khoảng 30% với cao su để tạo ra lốp. Đây cũng chính là chất khiến cho lốp chuyển từ trắng sang đen.
Khoảng 35 năm sau đó, thị trường không chỉ có lốp màu đen mà còn có những loại lốp màu sắc sặc sỡ khác như đỏ, xanh, hồng... So với lốp đen, lốp có màu tươi sáng được người dùng chú ý hơn vì tạo điểm nhấn cho chiếc xe.
Vì sao lốp xe lại có màu đen, dù cao su màu trắng?
Tuy nhiên, những chiếc lốp không phải màu đen nhanh chóng bị giảm chất lượng chỉ sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân đến từ tia hồng ngoại và các chất ở tầng ozone phản ứng hóa học với lốp có màu sặc sỡ, lâu dài làm biến dạng tính chất hóa học của lốp. Lốp xe có màu sặc sỡ nhanh chóng bị quên lãng vì kém bền và giá bán cao hơn lốp đen, dù vẫn có nơi bán cho những ai có nhu cầu.
Ngày nay, tuy đã bền và tốt hơn trước rất nhiều, người dùng cũng cần phải biết cách bảo quản lốp đúng cách để hạn chế những hư hỏng trong quá trình sử dụng. Kiểm tra áp suất lốp là cách đơn giản nhất giúp tăng tuổi thọ cho lốp, đồng thời mang đến cảm giác lái êm ái và an toàn hơn khi sử dụng. Nếu áp suất thấp hơn mức khuyến nghị, lốp xe sẽ bị mòn 2 bên nhiều hơn và người lái cũng cảm giác chiếc xe nặng nề hơn, tốc độ xe bị giảm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top