Vì sao người ta phải lùa diệt 140.000 con dê trên đảo Galapagos?

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Cuối thế kỷ 20, rùa khổng lồ Galapagos, biểu tượng của quần đảo cùng tên ngoài khơi Ecuador, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Từ hơn 250.000 cá thể vào thế kỷ 16, số lượng rùa giảm xuống chỉ còn 3.000 vào thập niên 1970, chủ yếu do nạn săn bắt của con người. Rùa di chuyển chậm chạp, khả năng tự vệ kém, dễ dàng bị bắt và nuôi sống trên tàu, nơi chúng có thể sống sót một năm không cần thức ăn, trở thành nguồn cung cấp thịt tươi cho thủy thủ. Bên cạnh săn bắt quá mức, con người còn vô tình mang đến một mối đe dọa lớn hơn cho hệ sinh thái mong manh của đảo: dê hoang. Loài ăn cỏ này ngấu nghiến tất cả thực vật, bao gồm cả những loài quý hiếm, cạnh tranh nguồn tài nguyên khan hiếm với động vật bản địa. Khi dê ăn sạch thảm thực vật, rùa Galapagos cũng dần biến mất.

Năm 1995, chính quyền quyết định loại bỏ dê hoang khỏi Galapagos để cứu hệ động thực vật bản địa. Hai năm sau, Dự án Isabela được khởi động, nhắm mục tiêu tiêu diệt dê và lừa trên đảo Isabela, lợn, dê và lừa trên đảo Santiago, và dê trên đảo Pinta. Năm 1999, các xạ thủ bắt đầu săn dê từ trực thăng. Phương pháp này ban đầu khá hiệu quả, loại bỏ được 90% số dê trong vài năm. Tuy nhiên, số dê còn lại trở nên cảnh giác hơn, lẩn trốn trong bụi rậm, hang động và các ống dung nham. Để đối phó, các chuyên gia đã sử dụng biện pháp "dê Judas".

1730347087906.png


Hàng trăm con dê được triệt sản, tiêm hormone kích thích động dục dài hạn, gắn thiết bị theo dõi vô tuyến và thả ra. Bản năng bầy đàn khiến chúng tìm kiếm đồng loại. Thông qua theo dõi "dê Judas", thợ săn có thể tìm ra các đàn dê hoang còn lại. Họ tiêu diệt toàn bộ đàn trừ "dê Judas" để chúng tiếp tục tìm kiếm những con dê khác. Xác dê được để lại để phân hủy, trả lại dưỡng chất cho đất. Tiến sĩ Karl Campbell, quản lý hoạt động của dự án, giải thích rằng việc mang xác dê đi sẽ lấy đi dưỡng chất khỏi đảo vĩnh viễn.

Hơn 200 "dê Judas" được triển khai trên đảo Santiago và 770 con trên đảo Isabela. Đến năm 2006, chỉ còn khoảng 20-30 con dê hoang trên đảo Santiago và 266 con trên đảo Isabela. Những con dê này được giữ lại để theo dõi. Sau khi dê hoang bị loại bỏ, thảm thực vật trên đảo bắt đầu phục hồi. Cây cối mọc lại từ gốc cụt, các loài cây bụi, cây rừng, xương rồng và nhiều loài đặc hữu khác tăng về số lượng. Kết hợp với chương trình nhân giống nuôi nhốt, quần thể rùa khổng lồ cũng dần hồi sinh.

Dự án Isabela là nỗ lực tái tạo đảo lớn nhất thế giới cho đến nay. Trong 7 năm, hơn 140.000 con dê đã bị loại bỏ khỏi nửa triệu hecta đất với chi phí 10,5 triệu USD. Thành công của dự án đã thúc đẩy các chương trình tương tự trên 3 hòn đảo khác, loại bỏ thêm 10.000 con dê từ năm 2006 đến 2009 bằng cách kết hợp bắn từ trên cao, chó săn và "dê Judas".
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top