Vì sao nhiều sản phẩm và hàng hóa Hàn Quốc lại mất dần sức hút ở Trung Quốc?

SummerKisses❤️WinterTears

Bao Nhiêu Tình Yêu, Bấy Nhiêu Nước Mắt
Thành viên BQT
Claire Shi (29 tuổi) đến từ Bắc Kinh cho biết, khi cô còn nhỏ, gia đình thường xuyên quây quần bên nhau và xem phim Hàn Quốc trên sóng truyền hình Trung Quốc. Đó là đầu những năm 2000, K-Drama và làn sóng Hallyu đang thịnh hành khắp châu Á.
Các gia đình mê mải xem Nàng Dae Jang Geum hay Jewel in the Palace, 1 phim cổ trang phát sóng lần đầu tiên vào năm 2003, nội dung kể về 1 cô gái trẻ vươn lên vị trí mama tổng quản trong gian bếp chính phục vụ nhà vua nhờ tài nấu nướng phi thường của mình.
Bộ phim tạo nên cơn sốt trên khắp châu Á và ở Trung Quốc, mọi người đổ xô đi mua kimchi, học tiếng Hàn. Món ăn Hàn Quốc khi đó rất thịnh hành vì người hâm mộ muốn trải nghiệm hương vị giống như những gì mà họ thấy trên màn ảnh, khi các diễn viên ngồi ăn.

1719910683567.png


Shi nói: “Tôi phải mua mì ramen trên mạng vì ban đầu chẳng có cửa hàng nào bán. Tôi cũng mua jjajangmyeon (mì đậu đen) của Hàn Quốc, thậm chí cả búp bê nhồi bông hình cú xanh xuất hiện trong bộ phim ‘Những người thừa kế'.”
Đầu những năm 2000, làn sóng Hàn Quốc tràn vào Trung Quốc, thu hút hàng triệu người hâm mộ thông qua K-Drama và K-pop gây nghiện. Làn sóng Hallyu này đã khơi dậy sự ngưỡng mộ rộng rãi đối với hàng hóa Hàn Quốc, dẫn đến bùng nổ về mức độ phổ biến của nhiều sản phẩm nước này - từ chăm sóc da và mỹ phẩm đến thời trang và ẩm thực, ngôn ngữ.
Tuy nhiên, kể từ sau năm 2016, việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc đã khiến mọi thứ sụp đổ. Một lệnh cấm không chính thức đã tấn công vào làn sóng văn hóa Hàn Quốc, hạn chế sự phổ biến của ngành giải trí và văn hóa nước này lan rộng tại Trung Quốc.

1719910807123.png


Các biện pháp hạn chế được triển khai gồm hạn chế trưng bày và bày bán sản phẩm Hàn Quốc, giảm thiểu tỉ lệ xâm nhập của nội dung giải trí Hàn Quốc, không khuyến khích du lịch Trung Quốc đến Hàn Quốc. Nhiều mặt hàng của Samsung, LG bị loại khỏi tâm trí khách hàng, họ chuyển sang mua sản phẩm trong nước để ủng hộ ngành sản xuất nội địa.
Victoria Wang, người điều hành YiJiaRen, 1 công ty đồ ăn nhẹ tại Thượng Hải với khoảng 2.300 cửa hàng trên toàn quốc, cho biết: “Trước đây, chúng tôi thường thấy mọi người ăn những nồi mì ăn liền lớn giống phim truyền hình Hàn Quốc. Mì ăn liền Hàn Quốc từng rất thành công ở đây. Bây giờ, công chúng không còn tiếp xúc nhiều với nền giải trí Hàn Quốc nữa” - anh nói.
Huh Eun-jin, giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu quốc tế tại Đại học Yonsei, cho biết: “Sự thay đổi trong hành vi mua sắm bị ảnh hưởng không chỉ bởi những hạn chế hàng hóa Hàn Quốc, mà còn bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành công nghiệp nội địa nước này”. Nói cách khác, sự trỗi dậy của ngành sản xuất nội địa đã góp phần đẩy lui hàng hóa Hàn Quốc.

1719910845670.png


Các thương hiệu địa phương của Trung Quốc trỗi dậy, nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa và lấp đầy khoảng trống do lệnh cấm để lại. Trái ngược, mức độ nhận biết của những thương hiệu Hàn Quốc tương đối giảm sút. Theo thống kê chính thức, xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm gần 20% vào năm 2023 so với 1 năm trước đó.
Điều đó góp phần gây ra thâm hụt thương mại 18 tỷ USD với Trung Quốc, mức thâm hụt thương mại đầu tiên của Hàn Quốc sau hơn 31 năm đối với thị trường này. Người ta ngày càng ít tiêu thụ đồ dùng và sản phẩm văn hóa Hàn Quốc, đào thải khỏi thị trường. Đã qua rồi cái thời người hâm mộ đổ xô đi mua những sản phẩm điện tử được quảng cáo bởi phim truyền hình Hàn Quốc hoặc các ngôi sao Hallyu.
Ngày nay, xét về mặt hiệu quả chi phí, hàng nội địa Trung Quốc đang nhanh chóng thay thế hàng nhập khẩu Hàn Quốc, đặc biệt là những mặt hàng điện tử. Samsung và LG đã phải chấp nhận thu hẹp quy mô hoạt động ở đây, đóng cửa nhà máy sản xuất, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu Trung Quốc, bên cạnh căng thẳng địa chính trị.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top