Việc rút lui khỏi mảng sản xuất ô tô giúp ích gì cho Samsung?

Giống như các tập đoàn chaebol (tài phiệt) Hàn Quốc, Samsung cũng từng có tham vọng trở thành một OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) ô tô lớn trên thị trường. Tuy nhiên, giờ đây có vẻ như tập đoàn này đang có một cách tiếp cận khác.
Samsung được cho là đã quyết định từ bỏ giấc mơ OEM ô tô khi bán đi 19,9% cổ phần họ nắm giữa tại Renault Samsung Motors. Động thái này như một lời từ biệt, chấm dứt sự hiện diện trong 27 năm qua của Samsung trong lĩnh vực sản xuất ô tô.
Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc tính theo doanh số bán hàng thành lập một công ty về sản xuất ô tô vào năm 1994. Đến năm 2000, Samsung nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp này cho Renault. Kể từ đó, tập đoàn này là đối tác thầm lặng, hiện diện trong lĩnh vực kinh doanh ô tô để nhận cổ tức, tiền bản quyền thương hiệu mà không có bất kỳ liên quan nào đến việc quản lý Renault Samsung Motors.
Việc rút lui khỏi mảng sản xuất ô tô giúp ích gì cho Samsung?
Renault Samsung Motors hiện là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 4 tại Hàn Quốc tính theo doanh số bán xe, xếp sau Hyundai, Kia và Genesis. Công ty này bán được 95.939 chiếc xe ở 'xứ sở kim chi' vào năm 2020, chiếm 5,1% thị phần. Renault Samsung Motors đặt nhà máy tại Busan, chuyên sản xuất xe du lịch phục vụ nhu cầu ở Hàn Quốc và xuất khẩu. Công ty này cũng có nhập khẩu xe bus và xe tải để kinh doanh tại 'xứ sở kim chi'.
Nhà máy của Renault Samsung Motors sở hữu công suất thiết kế là gần 300.000 xe mỗi năm. Tuy nhiên, vào năm 2020 thì công ty này chỉ cho ra đời 114.630 xe, chiếm 38% công suất thiết kế nhà máy.
Trong diễn biến mới nhất, Samsung đã bán 19,9% cổ phần họ đang nắm giữ tại Renault Samsung Motors cho các nhà đầu tư khác và yêu cầu chấm dứt việc sử dụng dòng chữ 'Samsung' trên tên của mọi phương tiện giao thông từ năm 2023.
Việc rút lui khỏi mảng sản xuất ô tô giúp ích gì cho Samsung?
Được biết, việc rút lui của Samsung trong ngành ô tô là một phần trong quá trình tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao thương hiệu của tập đoàn này. Tương tự đó, Renault cũng đang muốn tìm cách tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình tại Hàn Quốc, lĩnh vực mà họ đang suy yếu do doanh số bán hàng ngày càng thấp và chi phí lao động, sản xuất tăng cao. Vì vậy, nếu nhìn tổng quan thì việc Samsung rút khỏi ngành ô tô là tốt cho cả tập đoàn này và cả Renault.
2020 là một năm khó khăn đối với Renault Samsung Motors tại Hàn Quốc. Doanh số bán hàng trong nước của công ty này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2004 và doanh số xuất khẩu giảm tới 78%. Đại dịch Covid-19 kéo dài, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn thế giới, sự cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trường nội địa khiến khó khăn chồng chất khó khăn với công ty này.
Cùng với đó, sự bất đồng giữa lao động và ban lãnh đạo công ty cũng dẫn đến nhiều cuộc đình công vào năm 2020. Điều này nhiều lần khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ và ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh thương hiệu - mối quan tâm lớn của tập đoàn Samsung. Cũng trong năm 2020, Renault Samsung Motors báo lỗ 70 tỷ Won (hơn 60 triệu USD).
Ngoài ra, Samsung cũng có những lý do khác để rút khỏi liên doanh với Renault. Tập đoàn này đang hiện diện đáng kể trong chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu khi cung cấp cho các doanh nghiệp khác một số linh kiện, pin thông qua Samsung Electronics, Samsung SDI và các doanh nghiệp được mua lại từ Harman International. Những thứ này bao gồm chipset, màn hình, pin, sản phẩm âm thanh, sản phẩm kết nối và các thành phần điện tử liên quan. Samsung cũng tập trung đáng kể sự hiện diện của mình trong lĩnh vực xe điện. Tất cả những yếu tố này đều được coi là hoạt động tạo ra nhiều giá trị hơn lĩnh vực sản xuất ô tô.
Việc rút lui khỏi mảng sản xuất ô tô giúp ích gì cho Samsung?
Renault cũng đang có kế hoạch thay đổi khi hợp tác với các nhà sản xuất pin LG Chem, Envision, Verkor và ACC (đang đàm phán). Hơn nữa, gần đây Renault cũng đang hợp tác với Geely Holding để đẩy nhanh kế hoạch phát triển thị trưởng Hàn Quốc, Trung Quốc nhằm giới thiệu các loại xe tiết kiệm năng lượng thế hệ mới.
Tuy nhiên, dù gì thì cũng sẽ không phải dễ dàng để Samsung bán hết được số cổ phần của mình tại Renault Samsung Motors. Một ví dụ là gần đây nhà sản xuất ô tô Ấn Độ Mahindra & Mahindra đã không tài nào tìm được ai mua công ty con SsangYong của họ đang làm ăn thua lỗ của Hàn Quốc. Dù vậy thì động thái của Samsung có lẽ sẽ tốt cho cả họ và Renault trong việc đạt được những mục tiêu riêng.
Theo Just-auto
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top