Khôi Nguyên
Moderator
Dù trông rất hung dữ nhưng loài rắn này ở Việt Nam lại không hề có độc và rất có ích với người nông dân.
Một trong những loài rắn họ rắn nước có sự phân bố kéo dài từ Ấn Độ, Bangladesh sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đó chính là rắn hổ ngựa (Ở Việt Nam có tên gọi khác là rắn rồng, rắn sọc dưa), tên khoa học Coelognathus radiata.
Chúng thường ẩn nấp trong những khu vực có nhiều cây cối, bụi rậm, trong các hang chuột đã bỏ không thậm chí là trên những bụi cây, mái nhà. Chiều dài của rắn khi trưởng thành lên tới 2m, đặc điểm nhận dạng của chúng là mắt rắn có ba đường đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống mép trên, một đường qua thái dương, phần thân có 4 đường màu đen nhánh từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn.
Rắn hổ ngựa thường có hành vi hung dữ khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ dựng đứng một phần 3 thân về phía trước khỏi mặt đất, miệng há rộng để dọa kẻ thù, cố gắng phình to phần da cổ và mổ đối thủ.
Với tính cách trên khiến nhiều người sợ rằng rắn hổ ngựa có nọc độc, tuy nhiên loài này không có độc. Vì vậy khi bị rắn cắn, nạn nhân có thể tự xử lý ở nhà mà không cần đến cơ sở y tế nhưng phải sát trùng thật kỹ để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Loài rắn này có thể ăn thằn lằn, ếch nhái, cá hoặc chim non còn thức ăn chủ yếu là chuột, đặc biệt là khả năng săn chuột của loài rắn này rất tài tình, vì thế đây là loài động vật rất có ích cho nhà nông, giúp bảo vệ mùa màng, ngăn chuột cắn phá hoa màu.
>> Rắn có thể tự cắn chết mình bằng nọc độc của nó hay không?
>> Rắn có thể tự cắn chết mình bằng nọc độc của nó hay không?