Thứ ba tuần này, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Vivo cho biết đang hợp tác với các nhà chức trách Ấn Độ sau khi văn phòng của họ tại nước này bị kiểm tra vì nghi ngờ có hoạt động rửa tiền bất hợp pháp.
Vivo là nhà sản xuất mới nhất từ Trung Quốc phải chịu sự giám sát từ cơ quan điều tra Ấn Độ, trước đó là Xiaomi và Huawei vào đầu năm nay.
Người phát ngôn của Vivo xác nhận Ban Thực thi - cơ quan chống tội phạm tài chính của Ấn Độ - đã đột kích vào nhiều văn phòng Vivo, sau đó thu giữ tài sản công ty. “Hiện chúng tôi đang hợp tác với các nhà chức trách để cung cấp cho họ mọi thông tin cần thiết. Vivo cam kết hoàn toàn tuân thủ pháp luật”, người phát ngôn nói với hãng tin AFP.
Tại Ấn Độ, điện thoại giá rẻ từ thương hiệu Trung Quốc rất nổi tiếng, đồng thời hãng cũng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh vào năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu công nghệ Counterpoint.
Nhờ năng nổ trong các hoạt động tài trợ, điển hình như sự kiện thể thao nổi tiếng cricket Ngoại hạng Anh T20, mức độ nhận diện của Vivo liên tục tăng từ thời điểm ra mắt vào 2012.
Quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên rất kém kể từ khi xảy ra xung đột biên giới dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai quốc gia vào tháng 6.2020 tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh, Ấn Độ, tiếp giáp với khu vực Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Như một động thái trả đũa, Bộ Nội Vụ Ấn Độ đã cấm cửa hàng trăm ứng dụng di động đến từ Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng mạng xã hội rất nổi tiếng Tiktok. Chính phủ cho biết nguyên nhân của lệnh cấm trên là để ngăn chặn các mối đe dọa đến chủ quyền của Ấn Độ.
Tuy tình hình chính sự căng thẳng, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với hơn 125 tỷ USD thương mại song phương trong năm ngoái.
Vivo xuất xưởng 50 triệu thiết bị điện tử và tuyển dụng 10.000 lao động Ấn Độ tại nhà máy gần thủ đô New Delhi của mình, theo người phát ngôn Vivo. Ấn Độ là nơi có lượng người sở hữu smartphone đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Thị trường điện thoại của quốc gia này tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh số hàng năm vượt quá 169 triệu chiếc.
Nguồn: ABS CBN News
Người phát ngôn của Vivo xác nhận Ban Thực thi - cơ quan chống tội phạm tài chính của Ấn Độ - đã đột kích vào nhiều văn phòng Vivo, sau đó thu giữ tài sản công ty. “Hiện chúng tôi đang hợp tác với các nhà chức trách để cung cấp cho họ mọi thông tin cần thiết. Vivo cam kết hoàn toàn tuân thủ pháp luật”, người phát ngôn nói với hãng tin AFP.
Tại Ấn Độ, điện thoại giá rẻ từ thương hiệu Trung Quốc rất nổi tiếng, đồng thời hãng cũng chiếm 15% thị trường điện thoại thông minh vào năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu công nghệ Counterpoint.
Nhờ năng nổ trong các hoạt động tài trợ, điển hình như sự kiện thể thao nổi tiếng cricket Ngoại hạng Anh T20, mức độ nhận diện của Vivo liên tục tăng từ thời điểm ra mắt vào 2012.
Quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã trở nên rất kém kể từ khi xảy ra xung đột biên giới dẫn đến cuộc đụng độ đẫm máu giữa binh sĩ hai quốc gia vào tháng 6.2020 tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh, Ấn Độ, tiếp giáp với khu vực Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Như một động thái trả đũa, Bộ Nội Vụ Ấn Độ đã cấm cửa hàng trăm ứng dụng di động đến từ Trung Quốc, bao gồm cả ứng dụng mạng xã hội rất nổi tiếng Tiktok. Chính phủ cho biết nguyên nhân của lệnh cấm trên là để ngăn chặn các mối đe dọa đến chủ quyền của Ấn Độ.
Tuy tình hình chính sự căng thẳng, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của quốc gia đông dân thứ hai thế giới, với hơn 125 tỷ USD thương mại song phương trong năm ngoái.
Vivo xuất xưởng 50 triệu thiết bị điện tử và tuyển dụng 10.000 lao động Ấn Độ tại nhà máy gần thủ đô New Delhi của mình, theo người phát ngôn Vivo. Ấn Độ là nơi có lượng người sở hữu smartphone đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Thị trường điện thoại của quốc gia này tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh số hàng năm vượt quá 169 triệu chiếc.
Nguồn: ABS CBN News