Voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải con người săn bắn?

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Từ những nghi ngờ về sự tuyệt chủng của loài voi ma mút, đây rõ ràng là một bài học lịch sử và nó cho thấy biến đổi khí hậu khó lường đến như thế nào.
Voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải con người săn bắn?
Khoảng 4.000 năm trước, loài voi ma mút khổng lồ cuối cùng đã biến mất và trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tin rằng tổ tiên của loài voi này đã tuyệt chủng vì bị con người săn đuổi. Tuy nhiên, phân tích ADN tại các địa điểm từng là nơi sinh sống của loài động vật này lại cho thấy một câu chuyện khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết, thủ phạm lớn hơn cả là sự thay đổi khí hậu đã xóa sổ nguồn cung thức ăn của chúng. Nhưng bên cạnh việc giải đáp bí ẩn tại sao những con voi ma mút biến mất, những phát hiện này có thể cung cấp cái nhìn thoáng qua về số phận của các loài khác nếu cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay của chúng ta không thể kiểm soát.
Yucheng Wang, nhà động vật học tại Đại học Cambridge chia sẻ: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu, cụ thể là lượng mưa trực tiếp thúc đẩy sự thay đổi của thảm thực vật. Dựa trên mô hình phân tích của chúng tôi, con người hoàn toàn không có tác động đến những con voi ma mút”.
Đồng tác giả Eske Willerslev, một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge và là giám đốc Trung tâm Địa lý học của Quỹ Lundbeck tại Đại học Copenhagen cho biết thêm: "Đây là một bài học rõ ràng từ lịch sử và nó cho thấy biến đổi khí hậu khó lường như thế nào. Một khi cái gì đó mất đi sẽ không còn đường lui nữa”.
Những sinh vật hiền lành ăn cỏ và hoa sống cùng với người Neanderthal. Mặc dù không có nhiều cuộc chiến giữa con người và loài voi ma mút, nhưng cơ thể của loài voi này có nhiều thứ mà con người cần, đó là bộ lông ấm áp và các bộ phận khác của chúng có thể dùng làm nhạc cụ và thịt voi cũng là một nguồn thức ăn tuyệt vời cho con người khi đó.
Voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải con người săn bắn?
Một con voi ma mút thường nặng khoảng 6 tấn và cao khoảng 4 mét. Như Wang nói, voi ma mút lông cừu có thể “cao tương đương một chiếc xe buýt hai tầng”.
Willerslev khẳng định: “Các nhà khoa học đã tranh cãi trong 100 năm về lý do tại sao voi ma mút bị tuyệt chủng. Con người thường bị đổ lỗi vì các loài động vật đã tồn tại hàng triệu năm mà không bị biến đổi khí hậu giết chết trước đó nhưng khi có con người, chúng không tồn tại được lâu và con người bị buộc tội săn chúng đến chết".
Người tiền sử bị nghi ngờ đứng sau sự diệt vong cuối cùng của voi ma mút lông cừu thay vì biến đổi khí hậu. Những con vật này bằng cách nào đó đã sống sót qua Kỷ băng hà cách đây khoảng 12.000 năm trước nhưng các nhà nghiên cứu đã quyết định tìm câu trả lời cho thắc mắc này.
Trong khoảng thời gian cách đây 10 năm, Willerslev đã dẫn đầu một nhóm nghiên cứu phân tích các đoạn ADN thu thập được tại Bắc Cực. Đó là nơi voi ma mút thường lui tới để ăn cỏ. Các mẫu thu thập trong hơn 20 năm và được phân tích bằng phương pháp giải trình tự ADN Shotgun.
Giải trình tự ADN Shotgun là một cách gián tiếp để tạo ra hồ sơ di truyền mà không yêu cầu người hoặc động vật phải có mặt ở đó. Thay vì thu thập thông tin di truyền từ xương hoặc răng, phương pháp này giải trình tự ADN từ nước tiểu hoặc các tế bào bị loại bỏ.

Tác động của biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn tới loài voi ma mút bị tuyệt chủng?​

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về loài voi ma mút cổ đại phát hiện thấy, các quần thể động vật khổng lồ đã tuyệt diệt với tốc độ nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu vào thời điểm đó. Willerslev tin rằng, khi khí hậu ấm lên, cây cối và thực vật đất ngập nước đã thay thế môi trường sống trên đồng cỏ của voi ma mút.
Ông cho biết thêm: “Khi khí hậu trở nên ẩm ướt hơn và băng bắt đầu tan chảy, nó dẫn đến sự hình thành của các hồ, sông và đầm lầy. Hệ sinh thái đã thay đổi và sinh khối của thảm thực vật giảm khiến đàn voi ma mút không còn có thể duy trì".
Voi ma mút tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải con người săn bắn?
Wang cũng lưu ý rằng, con người thời tiền sử có lẽ đã dành phần lớn thời gian để săn những động vật nhỏ hơn và dễ bắt hơn nhiều so với voi ma mút khổng lồ. Chính vì vậy, tác động của con người đối với sự tuyệt chủng của loài vật này nhỏ hơn nhiều so với tưởng tượng của các nhà khoa học trước đây.
Ông nhấn mạnh: “Cuối cùng chúng tôi đã có thể chứng minh rằng không chỉ biến đổi khí hậu là vấn đề mà tốc độ thay đổi khí hậu cũng quan trọng không kém. Loài voi không thể thích nghi đủ nhanh khi cảnh quan thay đổi đột ngột và thức ăn của chúng trở nên khan hiếm”.
Tốc độ biến đổi khí hậu nhanh như vậy là lý do tại sao các nhà nghiên cứu có thể tìm ra điểm tương đồng giữa những gì đã xảy ra trước đó và đang tồn tại đến tận bây giờ.
Nhiệt độ toàn cầu đang tăng nhanh đến mức giới hạn 1,5 độ C, thậm chí Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc đã coi mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu không vượt quá ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này gần như là bất khả thi. Trừ khi có các biện pháp quyết liệt và nhanh chóng hơn nữa thì mọi thứ mới có thể thay đổi.
Willerslav khẳng định: “Không có gì đảm bảo tác động của những thay đổi mạnh mẽ về thời tiết. Loài người có thể đã chứng kiến thế giới thay đổi. Và điều đó có thể sẽ xảy ra một lần nữa và chúng ta không thể coi thường. Điều duy nhất chúng ta có thể dự đoán một cách chắc chắn là những thay đổi sẽ rất khủng khiếp”.
Nguồn: Cnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top