thuha19051234
Pearl
Dữ liệu cá nhân của bạn luôn được coi trọng không chỉ bởi cá nhân bạn mà còn cho các dịch vụ trực tuyến và tất nhiên là cho cả... tội phạm mạng. Bạn luôn muốn nó ở chế độ an toàn nhất và giới hạn bản thân chỉ sử dụng các dịch vụ có giá trị tương tự về quyền riêng tư và bảo mật. Đó là lúc xác thực API được đề cập đến, bạn có thể đã từng nghe nói đến nó như một trong những biện pháp bảo mật ứng dụng web điển hình, nhưng xác thực API thực chất là gì? Cách thức hoạt động như thế nào, những ví dụ nào về xác thực API mà bạn có thể đã sử dụng? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời.
Mục tiêu của xác thực API chính là ngăn chặn các cuộc tấn công từ tội phạm mạng, những đối tượng rình mò và các trang web tìm kiếm lỗ hổng nhỏ nhất và lợi dụng nó cho những mục đích xấu. Xác thực API hoạt động như một "lính gác cổng" bởi vì nó chỉ cấp quyền truy cập cho những người dùng đích thực. Nếu một phần mềm API phát hiện dù chỉ một phần thông tin không chính xác về người dùng hoặc sự không trùng hợp trong danh tính của khách hàng, nó sẽ ngay lập tức chặn truy cập vào máy chủ. Hành động phòng thủ kịp thời này khiến xác thực API trở thành một trong những giải pháp bảo mật dữ liệu hiệu quả nhất hiện có. Về cơ bản, nó như một hình thức xác minh ID trực tuyến. Những người dùng trong mạng sẽ được yêu cầu về ủy quyền thông qua xác thực API. Xác thực và ủy quyền có thể tương đối giống nhau nhưng chúng có những vai trò riêng biệt, trường hợp này, xác thực sẽ được thực hiện trước ủy quyền.
1. Bảo mật nâng cao Một nghiên cứu do Microsoft thực hiện đã chỉ ra rằng sử dụng xác thực API là hành động đơn giản nhưng khá hiệu quả mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để ngăn chặn các vụ tấn công trên tài khoản trực tuyến của bạn. Xác thực người cùng sẽ giống như một bức tường bảo vệ khiến cho việc bẻ khóa tài khoản và mật khẩu khó khăn hơn nhờ những biện pháp bảo mật bổ sung phải vượt qua trước khi giành được quyền truy cập. 2. Tăng độ tin cậy của người dùng Một trang web sử dụng xác thực API tạo ra cảm giác an toàn cho người dùng và được họ tin tưởng. Bất cứ người dùng nào cũng muốn biết thông tin cá nhân của mình được bảo vệ ngay cả khi phải qua các bước xác minh bổ sung. Một trang web tuân thủ GDPR (luật về bảo vệ dữ liệu) được xem là an toàn hơn khi so sánh với những trang web không có các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư. 3. Giảm chi phí hoạt động Đối với các nhà quản lý website, với tư cách là một chủ sở hữu trang web thì sử dụng xác thực API giúp bạn không phải chịu thêm chi phí tích lũy khi dữ liệu khách hàng của bạn gặp rủi ro. Đã có nhiều trường hợp các khách hàng nộp đơn kiện khi dữ liệu cá nhân của mình bị lộ hoặc vi phạm, họ muốn ai đó phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất của họ.
Khi máy khách xác thực khóa API, máy chủ sẽ xác nhận danh tính của họ và cho phép họ truy cập dữ liệu. Nếu là chủ sở hữu mạng, bạn không nhất thiết phải giải thích cho người dùng về cách thức hoạt động này mà chỉ cần hướng dẫn họ về các khóa API, và có trách nhiệm cung cấp các thông tin về yêu cầu xác thực, thông báo lỗi, xác thực không hợp lệ và thời hạn của mã thông báo hoặc mã cho người dùng. Ngoài ra, mỗi người dùng cần được khuyến khích học hỏi và trau dồi văn hóa an ninh mạng lành mạnh, không nên chia sẻ khóa cá nhân, mã hoặc mã thông báo của mình với bất kỳ ai.
1. Xác thực cơ bản HTTP Xác thực cơ bản HTTP là phương pháp xác thực đơn giản nhất trong số các phương pháp xác thực API, sử dụng tên người dùng và mật khẩu, dựa trên mã hóa Base64. Phương thức xác thực này không yêu cầu ID từng phiên, trang đăng nhập cũng như cookie mà chỉ dùng chính tiêu đề HTTP, không cần hệ thống phản hồi. Đối với người dùng, họ có thể sử dụng dữ liệu đăng nhập và xác thực thông qua tiêu đề HTTP copy-cat, đồng thời nên thực thi các quy trình nghiêm ngặt để ngăn chặn sự xâm nhập. Điều quan trọng cần lưu ý là khi dùng xác thực này, bạn cần phải thay đổi mật khẩu thường xuyên vì nó sử dụng thông tin đăng nhập được chia sẻ. Rủi ro khác có thể đến với kiểu xác thực này là khả năng bị tấn công trung gian nếu đường truyền bị lộ trên đường đi. 2. Xác thực OAuth với OpenID Đây là phương pháp kết hợp của các xác thực và ủy quyền. OAuth với OpenID cung cấp các dịch vụ ủy quyền để quyết định người dùng nào có quyền truy cập vào các tài nguyên khác nhau của một tổ chức nào đó. Việc kết hợp OAuth và OpenID mang đến tính bảo vệ mạnh mẽ hơn. Khi triển khai đồng thời cả 2 lệnh xác nhận của người dùng và thiết bị bằng một quy trình xác thực của bên thứ ba, nó trở thành một tùy chọn xác thực/ủy quyền đáng tin cậy nhất hiện có trên thị trường. 3. Khóa API Như trên đã nói, xác thực cơ bản HTTP và các hệ thống tương đương vẫn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nên khóa API được tạo ra như một bản sửa lỗi cho các vấn đề này. Nó sẽ có số nhận dạng duy nhất cho người dùng mỗi khi họ cố gắng xác thực, thích hợp nhất cho những người dùng đang tìm kiếm quyền truy cập. Đặc biệt, các mã thông báo được tạo duy nhất sẽ được cấp cho mỗi người dùng lần đầu tiên, sau đó khi muốn đăng nhập lại, họ sử dụng mã đó để xác minh. Không thể khẳng định được phương pháp xác thực API nào là lựa chọn tốt nhất vì nó phụ thuộc vào tình huống của bạn hoặc mạng mà bạn truy cập. Mỗi hình thức xác thực sẽ có vai trò phù hợp và phát huy hiệu quả trong mỗi hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên nếu để nói đến việc bảo mật nhiều lớp thì có vẻ phương pháp OAuth tỏ ra có ưu thế nhất. Nguồn Makeuseof