cpsmartyboy
Pearl
Không phải lúc nào việc học trực tuyến từ xa cũng đem tới lợi ích tuyệt đối. Thay vào đó nó cũng gây ra các tác dụng phụ tới sức khỏe và thay đổi hành vi ở trẻ nhỏ. Cuộc sống của nhiều người đã thay đổi trong đại dịch. Hàng triệu trẻ em đã phải nghỉ học ở trường và phải học ở nhà từ xa thông qua các thiết bị điện tử. Tuy nhiên một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng, việc chuyển sang học từ xa có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực ở trẻ nhỏ. Trẻ em ở độ tuổi tiểu học nếu phải học học từ xa sẽ gặp nhiều khó khăn hơn liên quan đến hành vi, khả năng học tập và giấc ngủ.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát khoảng 300 phụ huynh có con từ bậc mẫu giáo đến học sinh lớp 5 trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 3/2021. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Kimberley Levitt là một bác sĩ nhi khoa về hành vi phát triển tại Bệnh viện Trẻ em C.S. Mott thuộc Đại học Michigan, nhà nghiên cứu tại Michigan Medicine. Tiến sĩ Levitt chia sẻ: “Trong những ngày đầu tìm hiểu về cách thức lây lan của virus và ai có nguy cơ mắc bệnh, mọi người đều đưa ra quyết định tốt nhất có thể với thông tin họ có. Chúng tôi muốn khám phá sự khác biệt về hạnh phúc của phụ huynh và trẻ em tại thời điểm một số nơi học sinh đã trở lại trường học trực tiếp, trong khi những khu vực khác vẫn chưa được đi học”. Tại Mỹ, hơn 55 triệu học sinh đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch và không thể đi học trong suốt năm 2020, nhất là ở một số tiểu bang xa xôi. Đây là một trong số ít nghiên cứu đã kiểm tra tình trạng hạnh phúc của gia đình, so sánh một số lĩnh vực sức khỏe, bao gồm các vấn đề về hành vi, trải nghiệm ở trường, thách thức về giấc ngủ, sự chênh lệch tiềm ẩn và căng thẳng của cha mẹ. Trẻ em ở các trường vùng sâu vùng xa có nhiều dấu hiệu tăng động và gặp nhiều vấn đề hơn giữa các bạn cùng trang lứa. Đây có thể là kết quả của những nhu cầu và kỳ vọng thay đổi nhanh chóng, điều chỉnh theo các tương tác thông qua màn hình.
Tiến sỹ Levitt nhấn mạnh: “Có một sự thoải mái và an toàn nhất định khi biết điều gì sẽ xảy ra và có những thói quen thực hiện lại hàng ngày. Nói chung, bất kỳ thay đổi đột ngột nào đối với thói quen đều có thể gây ra căng thẳng và rối loạn điều hòa cảm xúc ở trẻ em”. Những đứa trẻ phải học qua môi trường ảo không có động lực học tập, mất đi khả năng giao tiếp xã hội và có khả năng cao thể hiện sự bất chấp và phản kháng khi làm bài tập ở trường. Tiến sĩ Levitt chia sẻ: “Những người học từ xa có vẻ ít hào hứng với việc học hơn. Chúng tôi biết rằng sự nhiệt tình và gắn bó của trẻ em trong trường học giúp dự đoán cách chúng đối phó với những thách thức học tập trong suốt cả năm”.
Tiến sĩ Levitt chia sẻ: “Nhìn chung, trẻ em gặp khó khăn về vật chất gặp nhiều thách thức về hành vi hơn nhưng ít liên quan đến hình thức học đường hơn. Các bậc cha mẹ có thể không phát hiện ra sự khác biệt đáng chú ý về bối cảnh gia đình trong quá trình học tập từ xa nhưng chúng tôi cần các nghiên cứu sâu hơn để hiểu cách hỗ trợ những gia đình này tốt hơn”. Hơn 2/5 các bậc cha mẹ cho biết họ gặp các triệu chứng trầm cảm gia tăng. Nhóm nghiên cứu đề xuất các tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ cần cân nhắc sàng lọc cho các bậc cha mẹ gặp sức khỏe tâm thần và những khó khăn vật chất, từ đó có sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần và vật chất. Đáng buồn thay, một số trẻ vẫn đang phải vật lộn với các thử thách về hành vi. Một số trường cũng đang gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hy vọng những phát hiện của họ chứng minh tầm quan trọng của các trường học trong việc nhận được các nguồn lực cần thiết để giúp trẻ em chữa lành các tác động của đại dịch. >>> Cha mẹ kiệt sức khi con phải học online. Nguồn: Earth