Logo của Apple là một trong những điểm khác biệt nhất của thương hiệu này. Công ty đã sử dụng logo có hình quả táo cắn dở trong gần như toàn bộ lịch sử của mình. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đưa ra những lý giải nguyên do của vết cắn. Nhưng nguyên nhân thực sự mà logo của Apple bị khuyết một phần lại thực sự đơn giản, không hề thâm sâu như nhiều người tưởng tượng.
Logo ban đầu của Apple sử dụng nhiều màu sắc hơn so với phiên bản màu bạc hoặc trắng hiện nay. Logo trái táo đầy màu sắc xuất hiện lần đầu tiên trên Apple II vào năm 1977. Trước đó, Apple sử dụng logo có hình vẽ Isaac Newton đang ngồi dưới gốc cây. Trong bản vẽ, Newton đã bị quả táo rơi trúng đầu, là bước đệm cảm hứng cho ông bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về lực hấp dẫn của mình.
Ngoài Isaac Newton, còn có giả thuyết cho rằng logo quả táo căn dở của Apple được cho là liên quan đến Alan Turing, người được xem là cha đẻ của máy tính hiện đại.
Alan Turing sinh năm 1912 và đến những năm 1930, ông đã đặt nền móng cho những chiếc máy tính hiện đại. Ông đã phát minh ra thuật toán và ý tưởng về một cỗ máy tính toán có thể chạy những thuật toán nói trên. Vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, công việc phân tích mật mã của Alan Turing đã trở thành một phần quan trọng trong nỗ lực chiến tranh của quân đồng minh. Nổi bật nhất chính là việc bẻ khóa mật mã Enigma, điều mà người Đức từng nghĩ là không thể.
Những bài báo liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay thường đề cập đến tên của Alan Turing. Imitation Game của Alan Turing hay còn gọi là Turing Test từ lâu đã được coi là chuẩn mực thử thách cho AI. Để vượt qua bài kiểm tra, một AI sẽ phải thực hiện một cuộc trò chuyện với con người và không được nghĩ rằng đó là máy tính. Tên của Turing cũng đã được gắn với một số thiết bị điện tử, bao gồm một trong những kiến trúc GPU của NVIDIA và công ty điện thoại di động Turing Robotics hiện không còn tồn tại.
Công việc phân tích mật mã của Turing và cộng sự tại Công viên Bletchley thường được cho là đã giúp rút ngắn thời gian Thế Chiến thứ 2 và cứu sống nhiều người. Turing cũng là người đồng tính luyến ái, vốn là một điều bất hợp pháp ở Anh vào thời điểm đó. Năm 1952, ông bị kết tội khiếm nhã thô tục và bị thiến hóa học sau khi chính quyền phát hiện mối quan hệ giữa ông và 1 thanh niên 19 tuổi sống tại Manchester. Bất chấp sự tiên phong của mình trong lĩnh vực máy tính và phân tích mã, phán quyết đó đã làm lu mờ cuộc đời ông sau này.
Vậy Alan Turing liên quan gì đến những điều trong bài viết? Khi phát hiện thi thể của Turing, có một quả táo được tẩm chất độc xyanua đã bị cắn dở nằm cạnh đó. Cái chết của ông được cho là một vụ ******, nhưng nhiều người, kể cả một số nhà viết tiểu sử chính thức, tin rằng cái chết của Turing là vô tình. Alan Turing cuối cùng cũng đã nhận được Lệnh Ân xá Hoàng gia vào năm 2013.
Nhiều người tin rằng logo của Apple liên quan đến cái chết của Turing và dường như là một lá cờ kiêu hãnh liên quan đến đồng tính luyến ái. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Trong cuộc phỏng vấn với Creative Bits, người tạo ra logo, Rob Janoff, đã tiết lộ lý do thực sự đằng sau vết cắn. “Khi tôi giải thích lý do thực sự tại sao tôi lại cắn quả táo, có lẽ sẽ có đôi chút thất vọng. Nhưng tôi vẫn sẽ nói với bạn. Tôi đã thiết kế nó với 1 vết cắn nhằm mục đích cân đối, thế nên mọi người sẽ hiểu đó là quả táo chứ không phải quả anh đào. Ngoài ra, nó cũng là một biểu tượng về việc cắn một quản táo.”
Nhà thiết kế cũng bác bỏ mọi gợi ý cho rằng vết cắn là một tham chiếu thông minh đến thuật ngữ máy tính ‘byte’. Thậm chí, ông còn xác nhận rằng mình còn chẳng biết về thuật ngữ này vào thời điểm đó. “Đó là sau khi tôi thiết kế nó, giám đốc sáng tạo của tôi đã nói với tôi rằng: ‘Chà anh biết đấy, có một thuật ngữ máy tính gọi là byte.’ Và tôi như thể thốt lên ‘Anh đang đùa tôi đấy à?’ Vì vậy, nó giống như một sự hoàn hảo, nhưng thật trùng hợp khi nó cũng là một thuật ngữ máy tính.”
Janoff cũng từng lo lắng rằng Steve Jobs sẽ không thích sự lựa chọn thiết kế kỳ quặc trong logo này, thế nên, ông đã tặng đồng sáng lập Apple 2 thiết kế khi họ gặp nhau: 1 bản thiết kế có vết cắn và 1 bản thiết kế không có vết cắn. Ông cũng cung cấp các tông màu và lựa chọn trong trường hợp logo sọc đầy màu sắc ban đầu không được ưng ý. May mắn thay, Steve Jobs đã quyết định chọn thiết kế hình táo cắn dở. “Steve Jobs thích ý tưởng này bởi vì ông thích những thứ khác biệt. ” Ban đầu, cũng có một giám đốc phản đối logo táo cắn dở nhưng đã bị Steve Jobs phớt lờ và logo đó vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay.
Nguồn: Slash Gear
Ngoài Isaac Newton, còn có giả thuyết cho rằng logo quả táo căn dở của Apple được cho là liên quan đến Alan Turing, người được xem là cha đẻ của máy tính hiện đại.
Alan Turing là ai?
Những bài báo liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay thường đề cập đến tên của Alan Turing. Imitation Game của Alan Turing hay còn gọi là Turing Test từ lâu đã được coi là chuẩn mực thử thách cho AI. Để vượt qua bài kiểm tra, một AI sẽ phải thực hiện một cuộc trò chuyện với con người và không được nghĩ rằng đó là máy tính. Tên của Turing cũng đã được gắn với một số thiết bị điện tử, bao gồm một trong những kiến trúc GPU của NVIDIA và công ty điện thoại di động Turing Robotics hiện không còn tồn tại.
Công việc phân tích mật mã của Turing và cộng sự tại Công viên Bletchley thường được cho là đã giúp rút ngắn thời gian Thế Chiến thứ 2 và cứu sống nhiều người. Turing cũng là người đồng tính luyến ái, vốn là một điều bất hợp pháp ở Anh vào thời điểm đó. Năm 1952, ông bị kết tội khiếm nhã thô tục và bị thiến hóa học sau khi chính quyền phát hiện mối quan hệ giữa ông và 1 thanh niên 19 tuổi sống tại Manchester. Bất chấp sự tiên phong của mình trong lĩnh vực máy tính và phân tích mã, phán quyết đó đã làm lu mờ cuộc đời ông sau này.
Vậy Alan Turing liên quan gì đến những điều trong bài viết? Khi phát hiện thi thể của Turing, có một quả táo được tẩm chất độc xyanua đã bị cắn dở nằm cạnh đó. Cái chết của ông được cho là một vụ ******, nhưng nhiều người, kể cả một số nhà viết tiểu sử chính thức, tin rằng cái chết của Turing là vô tình. Alan Turing cuối cùng cũng đã nhận được Lệnh Ân xá Hoàng gia vào năm 2013.
Lý do thực sự của vết cắn trong logo Apple
Nhà thiết kế cũng bác bỏ mọi gợi ý cho rằng vết cắn là một tham chiếu thông minh đến thuật ngữ máy tính ‘byte’. Thậm chí, ông còn xác nhận rằng mình còn chẳng biết về thuật ngữ này vào thời điểm đó. “Đó là sau khi tôi thiết kế nó, giám đốc sáng tạo của tôi đã nói với tôi rằng: ‘Chà anh biết đấy, có một thuật ngữ máy tính gọi là byte.’ Và tôi như thể thốt lên ‘Anh đang đùa tôi đấy à?’ Vì vậy, nó giống như một sự hoàn hảo, nhưng thật trùng hợp khi nó cũng là một thuật ngữ máy tính.”
Janoff cũng từng lo lắng rằng Steve Jobs sẽ không thích sự lựa chọn thiết kế kỳ quặc trong logo này, thế nên, ông đã tặng đồng sáng lập Apple 2 thiết kế khi họ gặp nhau: 1 bản thiết kế có vết cắn và 1 bản thiết kế không có vết cắn. Ông cũng cung cấp các tông màu và lựa chọn trong trường hợp logo sọc đầy màu sắc ban đầu không được ưng ý. May mắn thay, Steve Jobs đã quyết định chọn thiết kế hình táo cắn dở. “Steve Jobs thích ý tưởng này bởi vì ông thích những thứ khác biệt. ” Ban đầu, cũng có một giám đốc phản đối logo táo cắn dở nhưng đã bị Steve Jobs phớt lờ và logo đó vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay.
Nguồn: Slash Gear