thuha19051234
Pearl
Artur Fischer đã qua đời vào ngày 27/1/2016, lúc đó ông đã bước sang tuổi 96. Ông là nhà phát minh người Đức với hơn 1.100 bằng sáng chế, trong đó có nhiều sản phẩm quan trọng như đèn flash đồng bộ máy ảnh đầu tiên, con vít nở giữ cho ốc vít bám chặt vào tường... Cuộc sống chúng ta đã thừa hưởng không ít từ những phát minh này, mặc dù nhiều người có thể lần đầu nghe đến tên ông.
Trong giai đoạn thế chiến thứ hai, Fischer làm công việc cơ khí máy bay và sống sót sau trận Stalingrad, kịp rời đi trên chiếc máy bay cuối cùng. Sau đó ông bị bắt ở Ý rồi đưa đến trại tù binh ở Anh. Vào năm 1946, ông trở về quê hương và làm trợ lý cho một công ty kỹ thuật. Chính lúc này, ông bắt đầu tái chế bật lửa và khung cửi từ phế liệu quân sự. Cho tới năm 1947, ông có công ty của riêng mình gọi là Fischer Group.
Công ty của ông hiện giờ đã mở rộng thành tập đoàn Fischer bao gồm 42 công ty con, số nhân viên lên đến 4.000 người trên toàn thế giới. Tập đoàn kinh doanh 14.000 mặt hàng tại hơn 100 quốc gia.
Artur Fischer tiếp tục với con đường nghiên cứu khi ra mắt hàng trăm giải pháp cho nhiều vấn đề kỹ thuật trong suốt 7 thập kỷ tiếp theo. Ở ông, luôn tồn tại một niềm đam mê không giới hạn trên con đường khám phá và ứng dụng các ý tưởng mới.
Con vít nở này lại là 1 trong 2 phát minh quan trọng nhất cuộc đời Artur Fischer
Năm 1958, ông đã giải quyết được 1 vấn đề quan trọng trong xây dựng, đó là làm sao để 1 con ốc vít bám chặt vào bức tường. Giải pháp là tạo ra một cái nút cao su với phần đầu được thiết kế tách ra thành nhiều mấu, sau đó nhét vào lỗ khoan. Khi đưa vít vào, nút nhựa nói trên có khả năng ngăn không cho nó khỏi tuột ra khỏi tường. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng trước khi Fischer giới thiệu nó, chúng ta đã bị những con ốc vít nhỏ bé làm cho đau đầu.
Đó được coi là 2 phát minh quan trọng nhất trong đời Fischer, tạo điều kiện cho sự ra đời của rất nhiều sản phẩm phụ hữu ích khác, giải quyết vô số bài toán trong thực tế cuộc sống. Chẳng hạn nguyên tắc đối với những con tắc-kê bắt vào tường, hòng tạo ra một loạt các đinh vít dùng để cố định xương gãy cho người. Ngày nay, khoảng 14 triệu con vít nở của ông được sản xuất mỗi ngày trên khắp thế giới. Bạn có thể hiểu đóng góp của ông cho lịch sử nhân loại giá trị như thế nào.
Tờ Der Spiegel đã bình: "Nếu Bill Gates tạo ra máy tính cá nhân thì Artur Fischer tạo ra những thứ để bạn có thể tự sửa chữa ngôi nhà của mình." Bất cứ người thợ nào hay những ai có sở thích DIY, đều dễ dàng bắt gặp các dụng cụ nhỏ bé mà lại hữu ích bắt nguồn từ Fischer.
Bộ đồ chơi Fischertechnik dành cho những đứa trẻ muốn thử khả năng lắp ráp, rèn luyện tư duy của mình
Một phát minh khác cũng rất nổi tiếng là bộ lắp ráp Fischertechnik, món đồ chơi trí tuệ hàng đầu tại Đức. Đây là 1 món đồ chơi mang tính giáo dục cực cao, rèn luyện khả năng tư duy và tính nhẫn nại, óc quan sát và sự khéo léo.
Một trong những sáng chế gần đây nhất của Artur Fischer chính là dụng cụ giữ và cắt phần đầu quả trứng với mọi kích cỡ. Sản phẩm này là thành quả sau khi ông nghe lời phàn nàn của một người chủ khách sạn. Do khách hàng thường tách trứng làm bữa sáng dây bẩn qua xung quanh, việc dọn dẹp vệ sinh thực sự rất tốn công. Món dụng cụ nhà bếp này chắc chắn khiến các bà nội trợ muốn cảm ơn Fischer.
Cho đến thời điểm qua đời, lượng bằng sáng chế của ông đã vượt trên con số 1.100, nhiều hơn cả nhà phát minh huyền thoại người Mỹ Thomas Edison, người sở hữu 1.093 bằng sáng chế.
>>>Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD
Tuổi thơ vất vả, trưởng thành trong chiến tranh
Artur Fischer sinh ngày 31/12/1919 ở Tumlingen, bố làm nghề thợ may và mẹ làm giặt ủi để kiếm sống. Người mẹ nhận ra niềm đam mê đặc biệt với các món đồ nghề dụng cụ của cậu con trai, đã tạo ra một chỗ làm việc tại nhà và mua thêm bộ máy lắp dựng của Đức, tạo điều kiện hết sức cho con mình phát triển sở trường.Trong giai đoạn thế chiến thứ hai, Fischer làm công việc cơ khí máy bay và sống sót sau trận Stalingrad, kịp rời đi trên chiếc máy bay cuối cùng. Sau đó ông bị bắt ở Ý rồi đưa đến trại tù binh ở Anh. Vào năm 1946, ông trở về quê hương và làm trợ lý cho một công ty kỹ thuật. Chính lúc này, ông bắt đầu tái chế bật lửa và khung cửi từ phế liệu quân sự. Cho tới năm 1947, ông có công ty của riêng mình gọi là Fischer Group.
Nhà phát minh có nhiều bằng sáng chế hơn cả Thomas Edison
Năm 1947, ông phát minh ra khả năng chụp ảnh bằng đèn flash đồng bộ, sau đó công ty máy ảnh Agfa đã mua lại nó. Sáng kiến của ông là đồng bộ hóa đèn flash điện tử với màn trập của máy ảnh. Fischer phát minh ra đèn flash cho nhiếp ảnh, sau khi nhận thấy những hiểm họa của việc đánh flash bằng cách đốt magnesium, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra hỏa hoạn.Artur Fischer tiếp tục với con đường nghiên cứu khi ra mắt hàng trăm giải pháp cho nhiều vấn đề kỹ thuật trong suốt 7 thập kỷ tiếp theo. Ở ông, luôn tồn tại một niềm đam mê không giới hạn trên con đường khám phá và ứng dụng các ý tưởng mới.
Năm 1958, ông đã giải quyết được 1 vấn đề quan trọng trong xây dựng, đó là làm sao để 1 con ốc vít bám chặt vào bức tường. Giải pháp là tạo ra một cái nút cao su với phần đầu được thiết kế tách ra thành nhiều mấu, sau đó nhét vào lỗ khoan. Khi đưa vít vào, nút nhựa nói trên có khả năng ngăn không cho nó khỏi tuột ra khỏi tường. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng trước khi Fischer giới thiệu nó, chúng ta đã bị những con ốc vít nhỏ bé làm cho đau đầu.
Đó được coi là 2 phát minh quan trọng nhất trong đời Fischer, tạo điều kiện cho sự ra đời của rất nhiều sản phẩm phụ hữu ích khác, giải quyết vô số bài toán trong thực tế cuộc sống. Chẳng hạn nguyên tắc đối với những con tắc-kê bắt vào tường, hòng tạo ra một loạt các đinh vít dùng để cố định xương gãy cho người. Ngày nay, khoảng 14 triệu con vít nở của ông được sản xuất mỗi ngày trên khắp thế giới. Bạn có thể hiểu đóng góp của ông cho lịch sử nhân loại giá trị như thế nào.
Tờ Der Spiegel đã bình: "Nếu Bill Gates tạo ra máy tính cá nhân thì Artur Fischer tạo ra những thứ để bạn có thể tự sửa chữa ngôi nhà của mình." Bất cứ người thợ nào hay những ai có sở thích DIY, đều dễ dàng bắt gặp các dụng cụ nhỏ bé mà lại hữu ích bắt nguồn từ Fischer.
Một phát minh khác cũng rất nổi tiếng là bộ lắp ráp Fischertechnik, món đồ chơi trí tuệ hàng đầu tại Đức. Đây là 1 món đồ chơi mang tính giáo dục cực cao, rèn luyện khả năng tư duy và tính nhẫn nại, óc quan sát và sự khéo léo.
Một trong những sáng chế gần đây nhất của Artur Fischer chính là dụng cụ giữ và cắt phần đầu quả trứng với mọi kích cỡ. Sản phẩm này là thành quả sau khi ông nghe lời phàn nàn của một người chủ khách sạn. Do khách hàng thường tách trứng làm bữa sáng dây bẩn qua xung quanh, việc dọn dẹp vệ sinh thực sự rất tốn công. Món dụng cụ nhà bếp này chắc chắn khiến các bà nội trợ muốn cảm ơn Fischer.
Cho đến thời điểm qua đời, lượng bằng sáng chế của ông đã vượt trên con số 1.100, nhiều hơn cả nhà phát minh huyền thoại người Mỹ Thomas Edison, người sở hữu 1.093 bằng sáng chế.
>>>Chàng trai 9x bỏ đại học khởi nghiệp, nổi tiếng toàn cầu chỉ sau 1 đêm nhờ hãng công nghệ 20 tỷ USD