thumbnail - Tại sao kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA lại mạ vàng lên gương?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Tại sao kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA lại mạ vàng lên gương?

Kính viễn vọng James Webb - thiết bị lớn nhất và mạnh nhất từng được phóng vào không gian - đã đưa về một số hình ảnh ngoạn mục về vũ trụ sơ khai. Bản thân chiếc kính thiên văn không chỉ là một kỳ quan công nghệ, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy thu hút về thẩm mỹ.

Nổi bật trong số các thành phần của chiếc kính 10 tỷ USD là tấm gương chính khổng lồ, dài 6,5 mét, được ghép từ 18 gương hình lục giác. Đặc biệt, gương được phủ một lớp vàng lấp lánh.

Tại sao chiếc gương này lại được mạ vàng? Câu trả lời liên quan đến chức năng của nó. Gương trên hầu hết kính thiên văn thường được phủ một số kim loại để phản xạ càng nhiều ánh sáng càng tốt. Loại kim loại phụ thuộc vào loại ánh sáng mà kính thiên văn đang nhìn, trong trường hợp của James Webb, vàng là lựa chọn lý tưởng.

Tại sao kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA lại mạ vàng lên gương? 

Tia hồng ngoại quan sát của kính thiên văn - loại ánh sáng phát ra từ vũ trụ sâu là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc mạ vàng cho kính. Theo Theo Paul Geithner, Phó Giám đốc Dự án của Kính viễn vọng Không gian James Webb tại NASA, có hai lý do chính khiến việc quan sát quang phổ hồng ngoại là quan trọng. 

Thứ nhất, tia cực tím và ánh sáng khả kiến phát ra bởi các vật thể phát sáng đầu tiên hình thành trong vũ trụ, đã bị kéo dài bởi sự giãn nở của vũ trụ để đến với chúng ta ngày nay, hơn 13 tỷ năm sau. 

Thứ hai, là do các ngôi sao và hành tinh hình thành trong các đám mây khí và bụi, và lớp bụi này che khuất tầm nhìn của chúng ta. Ánh sáng hồng ngoại xuyên qua những đám mây này và cho phép chúng ta nhìn thấy bên trong.

Tại sao kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA lại mạ vàng lên gương? 

Và để hỗ trợ sứ mệnh quan sát ánh sáng hồng ngoại của kính thiên văn, các gương của kính thiên văn đã được thiết kế để phản chiếu càng nhiều ánh sáng càng tốt. Theo xếp hạng về khả năng phản xạ ánh sáng hồng ngoại, nhôm đứng ở vị trí thứ 3 với 85%, bạc lên đến 95% và vàng lên đến 99%.

Tại sao kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA lại mạ vàng lên gương? 

Bên cạnh đó, vàng cũng là một trong những kim loại kém hoạt tính nhất, có nghĩa là nó quá bền, rất khó để bị oxy hóa và phân hủy trong không gian. Để phát huy tối đa tính chất phản chiếu của kim loại, lớp phủ vàng đã được phủ lên gương với một quá trình gọi là “lắng đọng hơi chân không”, có nghĩa là những chiếc gương được đặt bên trong một buồng chân không, và một lượng nhỏ vàng bị bay hơi và đọng lại trên gương.

Cùng xem video chi tiết về quá trình này:




>>> Không dễ để bất kì quốc gia nào "bá chủ" mặt trăng.

Nguồn thenextweb

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác