Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển, "mỏ vàng" hàng chục tỷ USD

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Kể từ năm ngoái, các thần tượng ảo đã xuất hiện khá nhiều trên các tiêu đề tin tức Trung Quốc, tỷ lệ ngày càng tăng. Họ gồm nhân viên ảo Cui Xiaopan của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Vanke, Ayayi ra mắt trên nền tảng phong cách sống Xiaohongshu - người có ảnh hưởng ảo đầu tiên của Trung Quốc. Một người nổi tiếng khác ở Hồng Kông là MonoC, nghệ sĩ ảo đã bán tác phẩm nghệ thuật NFT của mình với giá 189.000 đô la Hồng Kông (24.146 đô la Mỹ) vào tháng trước.
Theo một báo cáo gần đây từ nghiên cứu thị trường hãng iiMedia, quy mô thị trường của thần tượng ảo ở Trung Quốc được định giá khoảng 107,5 tỷ nhân dân tệ (16,9 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2021. Dự kiến đạt 333,5 tỷ nhân dân tệ vào năm 2023, một sức tăng vượt bậc. Nhờ vào sự phát triển ngày càng tinh vi hơn của các công nghệ liên quan, cũng như sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng.

Những người đại diện ảo ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn

Trước khi 6 nhân viên nữ từ Musiness, một nền tảng bản quyền âm nhạc thương mại có trụ sở tại Thượng Hải, bắt đầu thay phiên nhau làm chuyên gia dịch vụ khách hàng, chính họ cũng không mong đợi sẽ xuất hiện trên màn hình của người dùng như một "thần tượng ảo". Công việc chỉ là trả lời các câu hỏi từ khách thông qua tài khoản mạng xã hội công ty.
Một cô gái tóc nâu, da trắng, mặc chiếc áo yếm đen, có tên là Metamuse, đã trở thành đại diện hoạt hình của Musiness trực tuyến trong hầu hết năm nay. Metamuse không chỉ đại diện cho công ty với tư cách là “giám đốc dịch vụ khách hàng”, mà còn là một ca sĩ. Có thể khiến người dùng đắm chìm trong những giai điệu như Gongxi Gongxi, một bài hát truyền thống của Trung Quốc mừng Tết Nguyên đán.

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD
Musiness có trụ sở tại Thượng Hải đã ra mắt thần tượng ảo Metamuse vào đầu năm 2022 để đại diện cho nền tảng bản quyền âm nhạc với tư cách là “giám đốc dịch vụ khách hàng” và ca sĩ ảo
Người sáng lập kiêm CEO của công ty Tong Xiaoyan đã biến Metamuse thành một người ảo vì bà tin rằng, các khái niệm liên quan đến metaverse sẽ bùng nổ sau khi Mark Zuckerburg đổi tên Facebook thành Meta vào tháng 10 năm ngoái. Bà cũng cho rằng, con người ảo có nguy cơ gặp rủi ro thấp hơn nhiều so với những người nổi tiếng trong thế giới thực.
Bà nói và đề cập đến những tiếng lóng thường được dùng trên trên internet Trung Quốc mô tả sự sụt giảm đột ngột của các nhân vật của công chúng do các vấn đề đạo đức, mối quan hệ hoặc thuế, rằng: "Bạn không cần phải lo lắng về việc 'đảo lộn' hình ảnh công khai của họ." Và lịch trình của họ sẽ linh hoạt hơn nhiều so với người thực.
Todd Hessert Jiang, người sáng lập công ty người ảo có trụ sở tại Bắc Kinh (nhà phát triển StarHeir Technology, trước đây đã làm việc trong lĩnh vực thời trang xa xỉ) cho biết: "Nói một cách đơn giản, một không gian hoặc khu vực mới như metaverse trước tiên cần có con người, đó là lý do tại sao mục tiêu hiện tại của chúng tôi là tạo ra một ma trận tài sản trí tuệ của con người ảo".

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD
James Cheng, giám đốc dự án cấp cao của lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ tại công ty tư vấn toàn cầu Roland Berger, cho rằng việc tiếp nhận con người ảo trong môi trường xã hội và kinh doanh là phần tất yếu trước những những đổi mới. Ông nói: "Thế hệ Millennial ở Trung Quốc lớn lên khi xem phim hoạt hình, điều này khiến họ dễ dàng tiếp nhận các nhân vật ảo. Chưa kể Gen-Z là những người bản địa kỹ thuật số."

Sự thúc đẩy và hỗ trợ lớn từ chính phủ và doanh nghiệp

Những người đại diện thông minh này cũng đang được hỗ trợ và thúc đẩy lớn từ các nhà hoạch định chính sách. Chẳng hạn Chính quyền Trung Quốc đã khuyến khích Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, cơ quan giám sát truyền thông của nước này, thúc đẩy việc sử dụng người ảo trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Việc đưa các nhân vật ảo vào chương trình nghị sự kinh tế hàng đầu của đất nước được đề xuất một tháng, sau khi Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch làm sạch internet mới mùa hè năm ngoái. Phanh phui hàng loạt những bê bối "động trời" liên quan đến người nổi tiếng ngành giải trí.
Cheng cũng lưu ý, những sự phát triển này hiện đã đến "điểm bủng nổ", một thời điểm được nhiều công ty công nghệ Trung Quốc chờ đợi kể từ khi họ tích lũy các công nghệ liên quan đến người ảo cách đây hai hoặc ba năm.
Trước những do dự ban đầu trong việc đưa ra các bản thiết kế cụ thể cho sự phát triển của ngành, nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc bao gồm Alibaba, Baidu, ByteDance đều đã vào cuộc, cố gắng đưa thần tượng ảo vào mô hình kinh doanh của riêng họ.


Alibaba đã cung cấp dịch vụ tùy biến con người ảo của mình cho các thương gia vào năm 2021, cho phép các thương hiệu như Little Ondine của Yatsen Global tiếp tục livestream cho người dùng khi những streamer của họ ngừng công việc. Baidu cũng cung cấp dịch vụ ngôn ngữ ký hiệu cho doanh nghiệp của mình trong tháng này. ByteDance cung cấp hỗ trợ công nghệ cho A-Soul, một nhóm nhạc thần tượng ảo nữ nổi tiếng trực thuộc Yuehua Entertainment, vừa đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Hồng Kông vào ngày 8/3.

Thần tượng ảo làm đại ngôn, quảng cáo kiếm tiền

Liu Yexi, một chuyên gia làm đẹp ảo nổi tiếng, được cho là có một đội gồm 100 người đứng sau cô. Liang Zikang, CEO của Chuangyi Technology, chủ sở hữu Liu, nói với truyền thông Trung Quốc vào năm ngoái rằng chi phí cho mỗi giây video với thần tượng ảo của họ tương đương với “hai đến ba gam vàng”, đây chính là những rào cản cho bất cứ ai muốn gia nhập vào thế giới ảo này.
Một trong những cách phổ biến nhất để kiếm tiền từ thần tượng ảo là để họ làm đại ngôn cho các nhãn hàng, xuất hiện trong nhiều video quảng cáo, giống như những người nổi tiếng "bằng xương bằng thịt" từng làm. Chẳng hạn, 5 thần tượng ảo của StarHeir đã làm việc với DFS, thương hiệu miễn thuế thuộc tập đoàn xa xỉ toàn cầu LVMH, công ty âm thanh Sennheiser của Đức và thương hiệu làm đẹp Clarins của Pháp,...
Thần tượng Metamuse từ Musiness đã xác nhận làm đại ngôn cho nhà sản xuất món ăn ngon của Trung Quốc Caizhizhai, chỉ ba ngày sau khi bắt đầu sự nghiệp của mình vào tháng Giêng. Tuy nhiên, Giám đốc Tong cho biết ý tưởng đằng sau Metamuse là tạo ra một ca sĩ ảo “chuyên nghiệp” hơn, có thể phát hành đĩa nhạc và MV riêng, kiếm tiền tác quyền như ca sĩ chuyên nghiệp.
Tương tự, Vince của StarHeir - một nhà sản xuất âm nhạc ảo - dự kiến sẽ phát hành album âm nhạc của mình với công ty thu âm có trụ sở tại Mỹ là 88aging.

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD

Rủi ro thấp nhưng không phải là không có

Mặc dù sự xuất hiện và phổ biến của các idol ảo là một cách để giải quyết những rắc rối song hành với người nổi tiếng mà là người thật, nhưng những ngôi sao kỹ thuật số này không phải là không có rủi ro. Vì dù sao chúng cũng được vận hành và điều khiển bởi con người.
Chẳng hạn Kizuna AI, một trong những thần tượng ảo nổi tiếng nhất thế giới đã ra mắt trên YouTube cách đây 5 năm, hiện đã bị giảm sút sức ảnh hưởng khi nhóm người Nhật đứng sau cô thiết kế ba phiên bản mới vào năm 2019. Trong đó, có một phiên bản dành cho thị trường Trung Quốc. Có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc công ty này đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào nữ diễn viên gốc, đây được cho là nguyên nhân khiến 200.000 người hâm mộ trên trang nền tảng video Bilibili hủy đăng ký kênh của Kizuna. Sau đó, công ty đã quyết định ngừng cập nhật tài khoản Kizuna vô thời hạn, sau buổi hòa nhạc chia tay trực tuyến vào tháng Hai.
Các công ty khác ngoài Trung Quốc cũng đang cố gắng điều hướng né tránh các "bãi mìn chính trị" khi nhắm mục tiêu vào thị trường tỷ dân. Một ví dụ, vào cuối năm 2020, công ty quản lý thần tượng ảo Hololive của Nhật đã chìm trong "nước sôi lửa bỏng" sau khi 2 thần tượng ảo của họ nhắc Đài Loan là 1 quốc gia. Công ty sau đó đã xin lỗi và tạm đình chỉ hoạt động của các thần tượng. Tuy nhiên, nó lại tiếp tục gặp rắc rối khi người hâm mộ Trung Quốc phát hiện ra, tuyên bố xin lỗi của công ty bao gồm sự ủng hộ cho “nguyên tắc một Trung Quốc”, lại mâu thuẫn với tuyên bố của họ trên Twitter.
Trong khi các đối tác Trung Quốc của họ vẫn chưa gặp những rắc rối đó, hầu hết các nhà phát triển những nhân vật ảo này vẫn còn rất băn khoăn trước việc làm thế nào để duy trì sự phổ biến và tương tác lâu dài. Vào tháng 5 năm ngoái, trang cá nhân Xiaohongshu của thần tượng ảo Ayayi đã thu hút gần 3 triệu lượt xem chỉ sau bài đăng đầu tiên. Tuy nhiên, các bài đăng gần nhất của cô ấy chỉ có khoảng 100 lượt xem mỗi bài.

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD
Một số người dùng internet cũng chế nhạo công nghệ này, gọi một số nội dung là giả mạo. Họ bình luận "Kỹ năng Photoshop đã trở nên tồi tệ hơn", đánh giá này được nhiều người ủng hộ nhất trên bài đăng của Ayayi về Thế vận hội mùa đông. Hay một người dùng khác viết "Tỷ lệ cơ thể con người dường như không đúng. Bạn nên làm cho đầu của cô ấy to hơn vào lần sau."

"Công nghệ xây dựng các idol ảo vẫn đang ở thời kỳ non trẻ"

Không thể phủ nhận rằng những nhân vật ảo đã mang đến nhiều mặt tích cực cho người hâm mộ. Aiaiai, một người hâm mộ 15 tuổi ở tỉnh Chiết Giang, đã nói chuyện dưới bút danh trực tuyến của cô ấy rằng Kizuna AI đã mang lại cho cô niềm hạnh phúc. Cô vui vẻ và sôi nổi, chúc idol ảo có một buổi sáng tốt lành.
Các thần tượng ảo của Trung Quốc không có nhiều cá tính. “Họ sinh ra chỉ để kiếm tiền. Điểm khác biệt duy nhất là họ không để lộ khuôn mặt của mình so với các thần tượng thông thường."
Tuy nhiên, Li Shiyan, người đứng đầu phòng thí nghiệm tương tác người-máy của Baidu Cloud, nói rằng công nghệ xây dựng con người ảo vẫn còn non trẻ. Ông cho rằng "Khi nói đến sản xuất hàng loạt, vẫn còn nhiều câu hỏi về rào cản công nghệ cao, thời gian và chi phí". Hiện Baidu đang nghiên cứu để giảm chi phí sản xuất bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Còn những người phát trực tiếp ảo của Alibaba sử dụng các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng hình ảnh, chuyển văn bản thành giọng nói, kết xuất đám mây do Học viện Alibaba Damo phát triển.

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD
Thần tượng ảo Gura Gura

Vấn đề nằm ở nội dung phong phú sáng tạo​

Tuy nhiên, Cheng của Roland Berger lập luận rằng sự phát triển của các thần tượng ảo phụ thuộc nhiều hơn vào nội dung và ít hơn về công nghệ.
Ông cho rằng: "Chúng ta có rất nhiều thần tượng ảo, nhưng các công ty và chuyên gia có khả năng điều hành tốt thì rất hạn chế. Cũng giống như các siêu anh hùng ở Mỹ, đã có rất nhiều nhân vật xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng những nhân vật lâu dài nhất là những nhân vật kinh điển của Marvel và DC Entertainment." Ranh giới giữa công nghệ và nội dung này cũng tạo ra sự khác biệt giữa Alibaba và Baidu, đại diện giữa những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ truyền thống hơn và các công ty định hướng nội dung.
miHoYo, công ty trò chơi có trụ sở tại Thượng Hải và là nhà phát triển của tựa game nổi tiếng Genshin Impact, cho rằng con người ảo sẽ là phần mở rộng cho các hình thức giải trí khác nhau. Công ty này cũng lần đầu tiết lộ thần tượng ảo Lumi của mình trên Bilibili vào tháng 5/2020, hiện đã có hơn 1 triệu người theo dõi. Bản thân Bilibili được coi là nơi sản sinh ra những thần tượng ảo của Trung Quốc, họ phát triển các vlogger ảo như một cách để “làm phong phú và bổ sung” cho nội dung của nền tảng.
Người đại diện của Bilibili cho biết "Chúng tôi rất lạc quan về triển vọng kinh doanh của các vlogger ảo. Ngoài việc phát trực tiếp, họ còn có tiềm năng IP mạnh mẽ và có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp với các liên doanh của Bilibili, bao gồm hàng hóa, hoạt hình và biểu diễn, tất cả đều có thể kiếm tiền."

Thần tượng ảo đang ở đầu của sự phát triển,  mỏ vàng hàng chục tỷ USD
Thần tượng ảo với nhan sắc hoàn hảo
Phần lớn trách nhiệm tạo nội dung thuộc về các công ty được thiết kế đặc biệt để phát triển IP, chẳng hạn như StarHeir và Musiness. Ông Jiang của StarHeir cho biết "Ba bộ phận chính của chúng tôi - nội dung, công nghệ và phát triển kinh doanh - làm việc song song với nhau."
Một khoản tài trợ mới lên đến 1,57 triệu đô la Mỹ đã được huy động, đứng đầu là gã khổng lồ game Trung Quốc NetEase. StarHeir có kế hoạch tập trung phát triển 15 thần tượng ảo ở Trung Quốc và 15 thần tượng khác cho thị trường nước ngoài. Họ cũng đang quảng cáo thương hiệu thời trang dạo phố ảo Meta Street Market.
Musiness cũng đã chi khoảng 1 triệu nhân dân tệ vào Metamuse, tuy nhiên Tong - đại diện công ty - cho biết: "Trong giai đoạn đầu của ngành công nghiệp thần tượng ảo, đó là một cuộc chơi đốt tiền mà chỉ những gã khổng lồ công nghệ mới sẵn sàng chơi mà không tính đến lợi nhuận. Chúng tôi đang phát triển một nhóm những streamer ảo có thể bán sản phẩm và mô hình kinh doanh của họ sẽ khác biệt so với Metamuse."


>>> VTuber là gì? Những thần tượng ảo đang trở thành ngành công nghiệp chục tỷ đô.
Nguồn SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top