VNR Content
Pearl
Apple đã mang đến một số điều ngạc nhiên bất ngờ với iPhone 14 Pro: trước ngày ra mắt, đã có khá nhiều tin đồn chắc cú về việc công ty chuyển từ thiết kế notch chứa camera trước và hệ thống Face ID, sang thiết kế phần khoét hình con nhộng, nhưng hệ thống thông báo hoàn toàn mới mang tên “Dynamic Island” (tạm dịch: đảo thích ứng) thì chẳng hề tồn tại trong suy nghĩ của bất kỳ ai. Và trong khi nhiều nhà phân tích tin rằng Apple không sớm thì muộn cũng trang bị cho iPhone những cảm biến camera cỡ lớn, mấy ai ngờ rằng họ thậm chí còn vượt xa kỳ vọng với việc đại tu hoàn toàn hệ thống nhiếp ảnh điện toán Photonic Engine?
Đó chỉ là hai trong số nhiều thay đổi lớn trên iPhone 14 Pro, có giá khởi điểm từ 999 USD tại thị trường Mỹ. Mẫu smartphone mới của Apple còn có màn hình luôn bật (always-on display, viết tắt là AOD). Tại Mỹ, máy không có SIM vật lý mà chuyển hẳn sang eSIM. Chưa hết, bạn còn có tùy chọn kết nối vệ tinh chưa từng thấy trên bất kỳ mẫu smartphone nào trên thị trường (dịch vụ này sẽ được kích hoạt vào cuối năm). Có thể nói, iPhone 14 Pro mang trong mình nhiều ý tưởng đặc sắc hơn bất kỳ mẫu iPhone nào trong suốt một thời gian dài vừa qua, là bước đầu tiên đến một tương lai với vô vàn điều mới mẻ đối với Apple và iPhone.
Nhưng không có gì là hoàn hảo.
Dynamic Island
Đã nhắc đến iPhone 14 Pro, phải nhắc đến “Dynamic Island” (DI), một hệ thống chỉ báo trạng thái được thiết kế nhằm tận dụng khu vực hình con nhộng màu đen, chứa camera trước và hệ thống Face ID, mà Apple gọi là “đảo”. Khác với phần notch chỉ nằm cố định một chỗ và bạn có thể quên béng nó đi sau một thời gian sử dụng, DI được tạo ra để thu hút sự chú ý của bạn với hiệu ứng hoạt họa và khả năng thay đổi hình dạng tùy thuộc thông báo hiển thị. Nó nằm vị trí thấp hơn một chút so với notch, và có độ tương phản khá cao nếu điện thoại đang ở chế độ giao diện sáng. Ở chế độ tối, DI khó phát hiện hơn, và nhiều người dùng có lẽ sẽ thích đặt iPhone 14 Pro ở chế độ tối đơn giản vì lý do này.
Tại sao Apple thay thế phần notch đơn giản bằng một thứ “lòe loẹt” như DI? Qua nhiều năm, đã có nhiều hệ thống chỉ báo trạng thái khác nhau được thêm vào iOS. Khi bạn cắm sạc hoặc gạt nút tắt chuông, sẽ có một thông báo nổi (overlay) hiện ra. Khi một cuộc gọi đang diễn ra dưới nền, sẽ có một biểu tượng hình con nhộng màu xanh lá ở góc màn hình, và màu xanh dương sẽ cho biết có ứng dụng đang truy cập vị trí của bạn. Các biểu tượng hình con nhộng khác cũng xuất hiện ở góc bên kia trong quá trình quay phim màn hình và kích hoạt hotspot. Kết nối AirPods, một overlay nữa hiện ra. Chưa kể một vài thứ như bộ đếm giờ và nhạc đang phát dưới nền vẫn chưa có chỉ báo trạng thái tương ứng.
DI là cách Apple thay thế và thống nhất tất cả các hệ thống chỉ báo trạng thái nói trên, đồng thời là nhà mới cho các cảnh báo hệ thống, hiển thị nhạc đang phát và hỗ trợ các API hoạt động thời gian thực (sẽ xuất hiện trên iOS 16 vào cuối năm nay, cho phép các ứng dụng hiển thị các tin tức cập nhật liên tục như tình trạng chuyến bay hoặc tỉ số thể thao). DI không thay thế cho hệ thống thông báo truyền thống - tất cả các thông báo kể trên vẫn hiện diện trong trung tâm thông báo với giao diện không khác trước là bao.
Dễ hiểu nhất, hãy xem DI là một hệ thống widget mới, được xây dựng dựa trên API hoạt động thời gian thực, và các widget này có 3 kiểu hiển thị: kiểu chính nằm bên trong vùng đảo, kiểu mở rộng, và kiểu siêu tối giản khi có hai ứng dụng cùng hiển thị thông tin một lúc. Nếu có nhiều hơn hai ứng dụng sử dụng DI, Apple sẽ lựa chọn hai ứng dụng quan trọng nhất để đưa lên đảo.
Một ý tưởng thú vị, nhưng vì là phiên bản đầu tiên, một số lựa chọn mà Apple đưa ra thực sự phát huy tác dụng, còn một số khác thì không.
Lựa chọn đáng chú ý đầu tiên mang lại hiệu quả tốt là cách Apple thiết kế phần đảo trông giống một tính năng phần cứng thay vì phần mềm, biến nó trở nên gần như một màn hình phụ có thể phóng to hoặc thu nhỏ. Để mang lại cảm giác chân thực, Apple tạo ra một hệ thống khử răng cưa động nhằm làm rìa của phần đảo sắc nét gấp 3 lần các hoạt cảnh khác trong iOS. Trong điều kiện ánh sáng thông thường, bạn sẽ có cảm giác phần khoét hình con nhộng trên màn hình đang to lên hoặc nhỏ xuống, nhưng dưới ánh nắng trực tiếp, các cảm biến camera sẽ lộ rõ hơn, cho thấy phần đảo hình con nhộng thực ra là chữ “i” và được phần mềm “hô biến” ghép chung vào với nhau.
Lựa chọn hợp lý tiếp theo là di chuyển toàn bộ các chỉ báo trạng thái riêng rẽ vào phần đảo, và khiến chúng đáng chú ý hơn. Bạn có thể thấy thông tin cuộc gọi, bộ đếm giờ, AirDrop, FaceID…hiển thị một cách nhất quán ở cùng một vị trí, dễ hiểu, dễ quan sát - quá tuyệt nhỉ?
Tuy nhiên, quảng cáo của Apple có vẻ đã khiến mọi người hiểu nhầm đôi chút. Khả năng tương tác với DI không cao như bạn nghĩ. Bản thân phần đảo chỉ là một yếu tố thứ cấp trong giao diện người dùng: nó nằm phía trên bất kỳ ứng dụng nào bạn đang thực sự sử dụng, và ứng dụng vẫn là trung tâm của iPhone. Chạm vào phần đảo sẽ không chuyển nó sang chế độ mở rộng, mà đưa bạn đến ứng dụng đang kiểm soát widget đó. Để chuyển sang chế độ mở rộng, bạn phải nhấn giữ, có ngược đời không cơ chứ? Lẽ tự nhiên, nhấn một lần phải làm widget mở ra, và người dùng cũng nên được chọn giữ hai kiểu tương tác!
Đó là nghịch lý của DI: nó dễ chú ý hơn rất nhiều, và hữu dụng hơn rất nhiều, so với notch, nhưng không phải là thứ mà bạn nên tương tác - DI chỉ là một khu vực để hiển thị thông tin bổ trợ mà thôi. Nó cho bạn biết bài hát nào đang phát, hotspot có đang kích hoạt không, cắm sạc có vào điện chưa… - những thứ mà bạn đâu cần quan tâm quá nhiều làm gì? Nhiều người còn đùa rằng chắc họ sẽ phải chùi dấu vân tay trên camera trước mỗi lần chụp ảnh selfie bằng iPhone 14 Pro, nhưng thực tế thì bạn sẽ chẳng chạm vào DI thường xuyên lắm đâu.
Vấn đề ở đây là Apple quá lạm dụng hiệu ứng hoạt họa để làm nổi bật thông tin trên đảo, bạn sẽ thường xuyên chú ý đến nó. Trong những ứng dụng chưa được cập nhật để tương thích với iPhone 14 Pro, DI có thể che mất một số nội dung bởi nó nằm thấp hơn phần notch trước đây. Tóm lại, chúng ta cần đợi cho đến khi API hoạt động thời gian thực được Apple tung ra vào cuối năm nay mới kết luận được DI có thật sự hữu ích hay không. Còn ở thời điểm hiện tại, nó vẫn là một sản phẩm sơ khai, cần thêm thời gian để tối ưu.
Hệ thống camera
Bên cạnh Dynamic Island, một tính năng lớn khác của iPhone 14 Pro là hệ thống camera với cảm biến chính lên đến 48MP. Trên thực tế, Apple đã chậm vài năm so với các đối thủ: Samsung Galaxy S20 Ultra từ hai năm trước đã được trang bị cảm biến 108MP, trong khi Google vừa trang bị cảm biến 50MP cho Pixel 6 Pro vào năm ngoái. Apple cũng nâng cấp camera siêu rộng và telephoto 3x, nhưng chúng vẫn sử dụng cảm biến 12MP.
Tuy nhiên, cảm biến chính 48MP của iPhone 14 Pro thực ra sử dụng công nghệ ghép điểm ảnh: kết hợp 4 điểm ảnh thành một điểm ảnh lớn - có nghĩa là cảm biến 48MP này thông thường vẫn chỉ cho ra những bức ảnh 12MP mà thôi.
Một thay đổi lớn nữa với hệ thống camera là Apple cho chạy quy trình xử lý Deep Fusion với ảnh vừa và thiếu sáng ngay từ đầu, trên nền dữ liệu hình ảnh chưa nén, nhằm cải thiện hiệu suất chụp thiếu sáng từ 2 - 3 lần dựa trên camera bạn chọn. Sự thay đổi này được Apple gọi là quy trình xử lý hình ảnh “Photonic Engine”, về cơ bản vẫn là Smart HDR và một số kỹ thuật quen thuộc khác, nhưng có tên gọi “hoành tráng” hơn.
Theo đánh giá từ các chuyên gia đã trải nghiệm Photonic Engine, hiệu quả của quy trình xử lý Deep Fusion kiểu mới này trên iPhone 14 Pro không cải thiện là bao so với trước đây. Nhìn chung, 14 Pro và 13 Pro cho ra những bức ảnh rất giống nhau. 14 Pro đẹp hơn một chút, chi tiết hơn một chút trong điều kiện thiếu sáng, nhưng bạn phải soi thật kỹ mới thấy được. Điều này đúng với camera chính lẫn siêu rộng, vốn cũng được nâng cấp lên cảm biến lớn hơn và cũng được hưởng lợi từ Photonic Engine.
Trong điều kiện đủ sáng thì sao? Như trên! iPhone 14 Pro cho ảnh chi tiết hơn một chút và xóa phông đẹp hơn một chút nhờ cảm biến lớn hơn, nhưng bạn phải zoom lên mới thấy được, còn ở kích cỡ ảnh của Instagram thì không có gì đặc biệt cả. Pixel 6 Pro với cảm biến 50MP sử dụng kỹ thuật ghép điểm ảnh thậm chí còn thu được nhiều chi tiết hơn nữa, và dải màu cũng rộng hơn.
Ảnh chụp từ iPhone 14 Pro
Và ảnh chụp từ Pixel 6 Pro
Nói sơ một chút về Pixel và iPhone: cả hai đều cho ảnh với độ chi tiết cao và có hiệu suất chụp thiếu sáng tuyệt vời, nhưng cách xử lý highlight và shadow thì khác nhau, và bạn khó mà khẳng định được bên nào “tốt hơn”, bởi điều đó tùy thuộc sở thích chủ quan của bạn.
Yếu điểm của iPhone 14 Pro so với Pixel 6 Pro là khả năng xử lý: Apple tìm cách tăng cường khử nhiễu và làm sắc nét vật thể, nhưng họ làm hơi quá đà, kết quả là nhiều ảnh bị xử lý vượt mức cần thiết so với Pixel. Ví dụ cụ thể là ảnh chụp bầu trời đêm dưới đây.
Ảnh chụp từ iPhone 14 Pro
Và ảnh chụp từ Pixel 6 Pro
So với Samsung S22 Ultra, mẫu điện thoại của Samsung duy trì tốt độ chi tiết màu sắc trong điều kiện thiếu sáng, và nó cũng không khử nhiễu hay làm sắc nét quá mạnh như iPhone. Trong điều kiện ánh sáng thông thường, sự khác biệt giữa 14 Pro và S22 Ultra khó nhận biết hơn, nhưng Samsung vẫn thu được chi tiết tốt hơn. Theo đúng phong cách Samsung, ảnh sẽ có màu sặc sỡ hơn, ấm hơn, so với vẻ tự nhiên của iPhone.
Có cảm biến lớn với số lượng điểm ảnh cao còn mở ra nhiều khả năng khác: ngoài ghép điểm ảnh, Apple còn crop ảnh để cho ra thứ mà họ gọi là zoom 2x “chất lượng quang học”. Về cơ bản, họ chỉ lấy 12 điểm ảnh giữa từ cảm biến 48MP; nếu chụp ở chế độ ProRAW ở 48MP và cắt phần trung tâm bức ảnh ra, bạn sẽ có kết quả tương tự. Xét về phần cứng thì đây vẫn là một bước tiến lớn so với ống kính telephoto 2x của iPhone 12 Pro hai năm trước, nhưng vì không tận dụng ghép điểm ảnh, chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ hơi khó khăn một chút.
Crop 2x cũng là thiết lập mặc định ở chế độ chân dung, nơi chất lượng hình ảnh dường như không được cải thiện quá nhiều. Cả S22 Ultra và thậm chí là S22 thường đều chụp chân dung tốt hơn. Samsung làm rất giỏi việc cắt chủ thể khỏi hậu cảnh, đến tận từng sợi tóc, trong khi 14 Pro thực hiện chưa đến nơi đến chốn.
Ảnh chụp từ iPhone 14 Pro
Và ảnh chụp từ Galaxy S22 Ultra
Khi chụp ProRAW ở 48MP, bạn sẽ cực kỳ hài lòng về độ chi tiết cũng như khả năng hậu kỳ của ảnh. Nếu thuộc nhóm người dùng thích ProRAW trên iPhone, thì 14 Pro là lựa chọn trên cả tuyệt vời. Nhưng người dùng thông thường có lẽ không nên chụp ảnh 48MP trên điện thoại!
Với camera selfie, Apple đã thêm tính năng lấy nét tự động khá hữu dụng trong một số tình huống, nhưng so với 13 Pro thì sự khác biệt là quá nhỏ đến mức khó lòng nhận ra được.
Selfie với iPhone 13 Pro
Và iPhone 14 Pro
Về khả năng quay video trên iPhone 14 Pro, nhà sản xuất video gạo cội của TheVerge là Becca Farsace nhận định chất lượng vẫn tốt như thường lệ, nhưng không cải thiện nhiều so với iPhone 13 Pro vốn đã quá xuất sắc.
Chế độ Cinematic trên 13 Pro vào năm ngoái được đánh giá là hơi phức tạp, và Apple đã có những tinh chỉnh hợp lý hơn trên 14 Pro, từ đó nâng cao hiệu quả tách chủ thể khỏi hậu cảnh để làm mờ hậu cảnh tốt hơn. Và chế độ này hiện đã có thể sử dụng với video độ phân giải 4K. Dẫu vậy, Becca cho biết chế độ Cinematic hoạt động tốt nhất với chủ thể là con người, và sẽ gặp đôi chút khó khăn với các loại chủ thể khác.
Chế độ hành động, một hệ thống cân bằng được thiết kế để bạn không phải dùng đến gimbal mà vẫn cho ra những thước phim mượt mà, không rung lắc, là một tính năng quay video mới toanh trên iPhone 14 Pro. Nhưng nó đi kèm với một số thỏa hiệp: bạn cần quay video trong điều kiện đủ sáng, và đoạn phim quay được sẽ bị crop mạnh - tối đa ở 2.8K chứ không thể 4K được. Dù khá thú vị, nhưng đây lại là một tính năng nữa cần thêm một năm để cải thiện.
Về chất lượng hình ảnh nói chung, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, rất khó để chỉ ra sự khác biệt giữa các đoạn phim quay được từ 14 Pro và 13 Pro. Nhưng trong điều kiện thiếu sáng, camera telephoto của 14 Pro cho ra ảnh sắc nét hơn thấy rõ, với nhiễu hạt ít hơn.
Xét tổng thể, iPhone luôn là chiếc smartphone quay video tốt nhất trong suốt nhiều năm qua, và 14 Pro vẫn duy trì được phong độ đó.
Màn hình
Cuối cùng thì Apple cũng mang màn hình always-on (AOD) lên iPhone 14 Pro, sau Android đến…cả thập kỷ. Khi AOD kích hoạt, tần số làm tươi màn hình giảm xuống còn 1Hz, và độ sáng cũng hạ xuống mức tối thiểu để tiết kiệm pin. Dù Apple sáng tạo bằng cách hiển thị đầy đủ màu sắc hình nền ở chế độ này, nhưng thành thật mà nói màn hình AOD chỉ nên có nền đen và đồng hồ trắng là tốt nhất. Hi vọng hãng sẽ cho phép tùy biến thêm màn hình này trong tương lai.
Các phóng viên TheVerge đã test thử cả hai mẫu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max, kết quả cho thấy thời lượng pin sụt giảm nhanh hơn khi kích hoạt AOD. Apple khẳng định 14 Pro và 14 Pro Max có thời lượng pin tốt hơn 13 Pro, nhưng vấn đề tụt pin nhanh như vậy chắc chắn khiến người dùng phải băn khoăn.
Về độ sáng màn hình, iPhone 14 Pro đạt mức tối đa 1.600 nits khi hiển thị nội dung HDR, và trong điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nó có thể tăng lên 2.000 nits. Màn hình máy vẫn có tính năng ProMotion 120Hz, và hiển nhiên vẫn là màn hình di động thuộc hàng đỉnh trong ngành công nghiệp di động.
Hệ thống kết nối vệ tinh khẩn cấp của Apple vẫn chưa chính thức ra mắt (chậm nhất là tháng 11 năm nay), nhưng phóng viên TheVerge đã được dùng thử tại trụ sở Apple và đánh giá là khá thú vị. iOS sẽ đề nghị bạn thử gọi khẩn cấp thông qua mạng di động, và nếu không được, nó sẽ chuyển sang tùy chọn vệ tinh. Hệ thống sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để giúp người nhận cuộc gọi hiểu được tình trạng của bạn; sau đó nó hướng dẫn bạn xoay điện thoại về hướng nào để truy cập vào vệ tinh. Bạn sẽ thấy biểu tượng vệ tinh trên màn hình thay đổi vị trí giống như vệ tinh thực sự đang di chuyển trên bầu trời. Thời gian gửi các tin nhắn đi mất chưa đến 30 giây. Đây là một tính năng phù hợp cho những người yêu thích hoạt động dã ngoại. Ngược lại, bạn có lẽ chẳng cần để ý đến nó. Trong trường hợp nào đi nữa thì có vẻ tính năng này sẽ yêu cầu một khoản phí nhỏ, dù Apple chưa tiết lộ là bao nhiêu, nhưng bạn sẽ được miễn phí trong 2 năm đầu dùng iPhone 14.
Một tính năng dành cho các tình huống khẩn cấp khác là Crash Detection (Phát hiện va chạm), hoạt động gần giống tính năng tương tự trên điện thoại Google Pixel, sử dụng dữ liệu từ nhiều cảm biến trên điện thoại để biết khi nào bạn gặp tai nạn giao thông. iPhone 14 và 14 Pro (và các mẫu Apple Watch mới) được trang bị một gia tốc kế chuyên dụng để hỗ trợ tính năng này, do đó đừng mong nó xuất hiện trên các đời iPhone cũ. Không như cuộc gọi vệ tinh, Crash Detection không yêu cầu người dùng làm gì cả. Nếu nó phát hiện va chạm, màn hình sẽ hiện ra lời nhắc gọi số khẩn cấp hoặc bỏ qua thông báo nếu thấy nhầm lẫn. Nếu bạn không phản hồi trong 20 giây, iPhone sẽ tự động gọi hỗ trợ. Biết là vậy thôi chứ đâu ai tự tông xe để test tính năng này, nhỉ?
Tạm kết
Đó là tất cả những thứ nổi bật trên iPhone 14 Pro và 14 Pro Max. Nhìn chung, công thức tạo nên thế hệ iPhone mới này vẫn không đổi: iPhone 14 Pro chỉ là một mẫu iPhone với thiết kế cũ, được trang bị chip A16 Bionic mới mạnh mẽ hơn và có GPU nhanh hơn. Ừ thì iPhone 14 Pro và 12 Pro trước đó cũng quá nhanh rồi, nên rất khó để nhận ra sự khác biệt. Điều chúng ta cần nhớ về thế mạnh của iPhone chính là “đường dài mới biết ngựa hay”: những chiếc điện thoại của Apple luôn quá nhanh, đến nỗi bạn sẽ không phải lo lắng trong nhiều năm sắp tới.
iPhone 14 Pro có 4 màu, bao gồm 2 màu mới là tím và đen sẫm. Nhưng ai dùng iPhone mà không lắp ốp, nên màu gì cũng không quan trọng lắm đâu, đặc biệt khi 14 Pro Max quá lớn, bạn chắc chắn cần ốp để tăng khả năng cầm nắm.
Nếu như iPhone 14 là sự lặp lại của iPhone 13, thì iPhone 14 Pro là khởi đầu cho hàng loạt ý tưởng mới, như Dynamic Island, camera mới, và hệ thống kết nối vệ tinh. Và vì là những ý tưởng mới, chúng chưa hoàn thiện. Nhưng chúng ta nên khen ngợi Apple khi mà nó cho thấy họ không dậm chân tại chỗ như nhiều người vẫn nghĩ.
Những ai sẵn sàng chấp nhận thử nghiệm những điều mới mẻ, dù có hữu ích hay không, sẽ rất vui khi cầm trên tay iPhone 14 Pro. Trong trường hợp bạn vẫn hài lòng với chiếc iPhone hiện tại, lời khuyên là nên chờ thêm một năm nữa để xem những tính năng kia sẽ được Apple hoàn thiện ra sao.
Tham khảo: TheVerge
Test nhanh camera iPhone 14 Pro Max tại Việt Nam: chất lượng có được như Apple quảng cáo?
Đó chỉ là hai trong số nhiều thay đổi lớn trên iPhone 14 Pro, có giá khởi điểm từ 999 USD tại thị trường Mỹ. Mẫu smartphone mới của Apple còn có màn hình luôn bật (always-on display, viết tắt là AOD). Tại Mỹ, máy không có SIM vật lý mà chuyển hẳn sang eSIM. Chưa hết, bạn còn có tùy chọn kết nối vệ tinh chưa từng thấy trên bất kỳ mẫu smartphone nào trên thị trường (dịch vụ này sẽ được kích hoạt vào cuối năm). Có thể nói, iPhone 14 Pro mang trong mình nhiều ý tưởng đặc sắc hơn bất kỳ mẫu iPhone nào trong suốt một thời gian dài vừa qua, là bước đầu tiên đến một tương lai với vô vàn điều mới mẻ đối với Apple và iPhone.
Nhưng không có gì là hoàn hảo.
Dynamic Island
Đã nhắc đến iPhone 14 Pro, phải nhắc đến “Dynamic Island” (DI), một hệ thống chỉ báo trạng thái được thiết kế nhằm tận dụng khu vực hình con nhộng màu đen, chứa camera trước và hệ thống Face ID, mà Apple gọi là “đảo”. Khác với phần notch chỉ nằm cố định một chỗ và bạn có thể quên béng nó đi sau một thời gian sử dụng, DI được tạo ra để thu hút sự chú ý của bạn với hiệu ứng hoạt họa và khả năng thay đổi hình dạng tùy thuộc thông báo hiển thị. Nó nằm vị trí thấp hơn một chút so với notch, và có độ tương phản khá cao nếu điện thoại đang ở chế độ giao diện sáng. Ở chế độ tối, DI khó phát hiện hơn, và nhiều người dùng có lẽ sẽ thích đặt iPhone 14 Pro ở chế độ tối đơn giản vì lý do này.
DI là cách Apple thay thế và thống nhất tất cả các hệ thống chỉ báo trạng thái nói trên, đồng thời là nhà mới cho các cảnh báo hệ thống, hiển thị nhạc đang phát và hỗ trợ các API hoạt động thời gian thực (sẽ xuất hiện trên iOS 16 vào cuối năm nay, cho phép các ứng dụng hiển thị các tin tức cập nhật liên tục như tình trạng chuyến bay hoặc tỉ số thể thao). DI không thay thế cho hệ thống thông báo truyền thống - tất cả các thông báo kể trên vẫn hiện diện trong trung tâm thông báo với giao diện không khác trước là bao.
Dễ hiểu nhất, hãy xem DI là một hệ thống widget mới, được xây dựng dựa trên API hoạt động thời gian thực, và các widget này có 3 kiểu hiển thị: kiểu chính nằm bên trong vùng đảo, kiểu mở rộng, và kiểu siêu tối giản khi có hai ứng dụng cùng hiển thị thông tin một lúc. Nếu có nhiều hơn hai ứng dụng sử dụng DI, Apple sẽ lựa chọn hai ứng dụng quan trọng nhất để đưa lên đảo.
Một ý tưởng thú vị, nhưng vì là phiên bản đầu tiên, một số lựa chọn mà Apple đưa ra thực sự phát huy tác dụng, còn một số khác thì không.
Lựa chọn đáng chú ý đầu tiên mang lại hiệu quả tốt là cách Apple thiết kế phần đảo trông giống một tính năng phần cứng thay vì phần mềm, biến nó trở nên gần như một màn hình phụ có thể phóng to hoặc thu nhỏ. Để mang lại cảm giác chân thực, Apple tạo ra một hệ thống khử răng cưa động nhằm làm rìa của phần đảo sắc nét gấp 3 lần các hoạt cảnh khác trong iOS. Trong điều kiện ánh sáng thông thường, bạn sẽ có cảm giác phần khoét hình con nhộng trên màn hình đang to lên hoặc nhỏ xuống, nhưng dưới ánh nắng trực tiếp, các cảm biến camera sẽ lộ rõ hơn, cho thấy phần đảo hình con nhộng thực ra là chữ “i” và được phần mềm “hô biến” ghép chung vào với nhau.
Lựa chọn hợp lý tiếp theo là di chuyển toàn bộ các chỉ báo trạng thái riêng rẽ vào phần đảo, và khiến chúng đáng chú ý hơn. Bạn có thể thấy thông tin cuộc gọi, bộ đếm giờ, AirDrop, FaceID…hiển thị một cách nhất quán ở cùng một vị trí, dễ hiểu, dễ quan sát - quá tuyệt nhỉ?
Đó là nghịch lý của DI: nó dễ chú ý hơn rất nhiều, và hữu dụng hơn rất nhiều, so với notch, nhưng không phải là thứ mà bạn nên tương tác - DI chỉ là một khu vực để hiển thị thông tin bổ trợ mà thôi. Nó cho bạn biết bài hát nào đang phát, hotspot có đang kích hoạt không, cắm sạc có vào điện chưa… - những thứ mà bạn đâu cần quan tâm quá nhiều làm gì? Nhiều người còn đùa rằng chắc họ sẽ phải chùi dấu vân tay trên camera trước mỗi lần chụp ảnh selfie bằng iPhone 14 Pro, nhưng thực tế thì bạn sẽ chẳng chạm vào DI thường xuyên lắm đâu.
Vấn đề ở đây là Apple quá lạm dụng hiệu ứng hoạt họa để làm nổi bật thông tin trên đảo, bạn sẽ thường xuyên chú ý đến nó. Trong những ứng dụng chưa được cập nhật để tương thích với iPhone 14 Pro, DI có thể che mất một số nội dung bởi nó nằm thấp hơn phần notch trước đây. Tóm lại, chúng ta cần đợi cho đến khi API hoạt động thời gian thực được Apple tung ra vào cuối năm nay mới kết luận được DI có thật sự hữu ích hay không. Còn ở thời điểm hiện tại, nó vẫn là một sản phẩm sơ khai, cần thêm thời gian để tối ưu.
Hệ thống camera
Bên cạnh Dynamic Island, một tính năng lớn khác của iPhone 14 Pro là hệ thống camera với cảm biến chính lên đến 48MP. Trên thực tế, Apple đã chậm vài năm so với các đối thủ: Samsung Galaxy S20 Ultra từ hai năm trước đã được trang bị cảm biến 108MP, trong khi Google vừa trang bị cảm biến 50MP cho Pixel 6 Pro vào năm ngoái. Apple cũng nâng cấp camera siêu rộng và telephoto 3x, nhưng chúng vẫn sử dụng cảm biến 12MP.
Một thay đổi lớn nữa với hệ thống camera là Apple cho chạy quy trình xử lý Deep Fusion với ảnh vừa và thiếu sáng ngay từ đầu, trên nền dữ liệu hình ảnh chưa nén, nhằm cải thiện hiệu suất chụp thiếu sáng từ 2 - 3 lần dựa trên camera bạn chọn. Sự thay đổi này được Apple gọi là quy trình xử lý hình ảnh “Photonic Engine”, về cơ bản vẫn là Smart HDR và một số kỹ thuật quen thuộc khác, nhưng có tên gọi “hoành tráng” hơn.
Theo đánh giá từ các chuyên gia đã trải nghiệm Photonic Engine, hiệu quả của quy trình xử lý Deep Fusion kiểu mới này trên iPhone 14 Pro không cải thiện là bao so với trước đây. Nhìn chung, 14 Pro và 13 Pro cho ra những bức ảnh rất giống nhau. 14 Pro đẹp hơn một chút, chi tiết hơn một chút trong điều kiện thiếu sáng, nhưng bạn phải soi thật kỹ mới thấy được. Điều này đúng với camera chính lẫn siêu rộng, vốn cũng được nâng cấp lên cảm biến lớn hơn và cũng được hưởng lợi từ Photonic Engine.
Trong điều kiện đủ sáng thì sao? Như trên! iPhone 14 Pro cho ảnh chi tiết hơn một chút và xóa phông đẹp hơn một chút nhờ cảm biến lớn hơn, nhưng bạn phải zoom lên mới thấy được, còn ở kích cỡ ảnh của Instagram thì không có gì đặc biệt cả. Pixel 6 Pro với cảm biến 50MP sử dụng kỹ thuật ghép điểm ảnh thậm chí còn thu được nhiều chi tiết hơn nữa, và dải màu cũng rộng hơn.
Nói sơ một chút về Pixel và iPhone: cả hai đều cho ảnh với độ chi tiết cao và có hiệu suất chụp thiếu sáng tuyệt vời, nhưng cách xử lý highlight và shadow thì khác nhau, và bạn khó mà khẳng định được bên nào “tốt hơn”, bởi điều đó tùy thuộc sở thích chủ quan của bạn.
Yếu điểm của iPhone 14 Pro so với Pixel 6 Pro là khả năng xử lý: Apple tìm cách tăng cường khử nhiễu và làm sắc nét vật thể, nhưng họ làm hơi quá đà, kết quả là nhiều ảnh bị xử lý vượt mức cần thiết so với Pixel. Ví dụ cụ thể là ảnh chụp bầu trời đêm dưới đây.
So với Samsung S22 Ultra, mẫu điện thoại của Samsung duy trì tốt độ chi tiết màu sắc trong điều kiện thiếu sáng, và nó cũng không khử nhiễu hay làm sắc nét quá mạnh như iPhone. Trong điều kiện ánh sáng thông thường, sự khác biệt giữa 14 Pro và S22 Ultra khó nhận biết hơn, nhưng Samsung vẫn thu được chi tiết tốt hơn. Theo đúng phong cách Samsung, ảnh sẽ có màu sặc sỡ hơn, ấm hơn, so với vẻ tự nhiên của iPhone.
Có cảm biến lớn với số lượng điểm ảnh cao còn mở ra nhiều khả năng khác: ngoài ghép điểm ảnh, Apple còn crop ảnh để cho ra thứ mà họ gọi là zoom 2x “chất lượng quang học”. Về cơ bản, họ chỉ lấy 12 điểm ảnh giữa từ cảm biến 48MP; nếu chụp ở chế độ ProRAW ở 48MP và cắt phần trung tâm bức ảnh ra, bạn sẽ có kết quả tương tự. Xét về phần cứng thì đây vẫn là một bước tiến lớn so với ống kính telephoto 2x của iPhone 12 Pro hai năm trước, nhưng vì không tận dụng ghép điểm ảnh, chụp trong điều kiện thiếu sáng sẽ hơi khó khăn một chút.
Crop 2x cũng là thiết lập mặc định ở chế độ chân dung, nơi chất lượng hình ảnh dường như không được cải thiện quá nhiều. Cả S22 Ultra và thậm chí là S22 thường đều chụp chân dung tốt hơn. Samsung làm rất giỏi việc cắt chủ thể khỏi hậu cảnh, đến tận từng sợi tóc, trong khi 14 Pro thực hiện chưa đến nơi đến chốn.
Khi chụp ProRAW ở 48MP, bạn sẽ cực kỳ hài lòng về độ chi tiết cũng như khả năng hậu kỳ của ảnh. Nếu thuộc nhóm người dùng thích ProRAW trên iPhone, thì 14 Pro là lựa chọn trên cả tuyệt vời. Nhưng người dùng thông thường có lẽ không nên chụp ảnh 48MP trên điện thoại!
Với camera selfie, Apple đã thêm tính năng lấy nét tự động khá hữu dụng trong một số tình huống, nhưng so với 13 Pro thì sự khác biệt là quá nhỏ đến mức khó lòng nhận ra được.
Về khả năng quay video trên iPhone 14 Pro, nhà sản xuất video gạo cội của TheVerge là Becca Farsace nhận định chất lượng vẫn tốt như thường lệ, nhưng không cải thiện nhiều so với iPhone 13 Pro vốn đã quá xuất sắc.
Chế độ Cinematic trên 13 Pro vào năm ngoái được đánh giá là hơi phức tạp, và Apple đã có những tinh chỉnh hợp lý hơn trên 14 Pro, từ đó nâng cao hiệu quả tách chủ thể khỏi hậu cảnh để làm mờ hậu cảnh tốt hơn. Và chế độ này hiện đã có thể sử dụng với video độ phân giải 4K. Dẫu vậy, Becca cho biết chế độ Cinematic hoạt động tốt nhất với chủ thể là con người, và sẽ gặp đôi chút khó khăn với các loại chủ thể khác.
Chế độ hành động, một hệ thống cân bằng được thiết kế để bạn không phải dùng đến gimbal mà vẫn cho ra những thước phim mượt mà, không rung lắc, là một tính năng quay video mới toanh trên iPhone 14 Pro. Nhưng nó đi kèm với một số thỏa hiệp: bạn cần quay video trong điều kiện đủ sáng, và đoạn phim quay được sẽ bị crop mạnh - tối đa ở 2.8K chứ không thể 4K được. Dù khá thú vị, nhưng đây lại là một tính năng nữa cần thêm một năm để cải thiện.
Về chất lượng hình ảnh nói chung, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, rất khó để chỉ ra sự khác biệt giữa các đoạn phim quay được từ 14 Pro và 13 Pro. Nhưng trong điều kiện thiếu sáng, camera telephoto của 14 Pro cho ra ảnh sắc nét hơn thấy rõ, với nhiễu hạt ít hơn.
Xét tổng thể, iPhone luôn là chiếc smartphone quay video tốt nhất trong suốt nhiều năm qua, và 14 Pro vẫn duy trì được phong độ đó.
Màn hình
Cuối cùng thì Apple cũng mang màn hình always-on (AOD) lên iPhone 14 Pro, sau Android đến…cả thập kỷ. Khi AOD kích hoạt, tần số làm tươi màn hình giảm xuống còn 1Hz, và độ sáng cũng hạ xuống mức tối thiểu để tiết kiệm pin. Dù Apple sáng tạo bằng cách hiển thị đầy đủ màu sắc hình nền ở chế độ này, nhưng thành thật mà nói màn hình AOD chỉ nên có nền đen và đồng hồ trắng là tốt nhất. Hi vọng hãng sẽ cho phép tùy biến thêm màn hình này trong tương lai.
Về độ sáng màn hình, iPhone 14 Pro đạt mức tối đa 1.600 nits khi hiển thị nội dung HDR, và trong điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, nó có thể tăng lên 2.000 nits. Màn hình máy vẫn có tính năng ProMotion 120Hz, và hiển nhiên vẫn là màn hình di động thuộc hàng đỉnh trong ngành công nghiệp di động.
Hệ thống kết nối vệ tinh khẩn cấp của Apple vẫn chưa chính thức ra mắt (chậm nhất là tháng 11 năm nay), nhưng phóng viên TheVerge đã được dùng thử tại trụ sở Apple và đánh giá là khá thú vị. iOS sẽ đề nghị bạn thử gọi khẩn cấp thông qua mạng di động, và nếu không được, nó sẽ chuyển sang tùy chọn vệ tinh. Hệ thống sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để giúp người nhận cuộc gọi hiểu được tình trạng của bạn; sau đó nó hướng dẫn bạn xoay điện thoại về hướng nào để truy cập vào vệ tinh. Bạn sẽ thấy biểu tượng vệ tinh trên màn hình thay đổi vị trí giống như vệ tinh thực sự đang di chuyển trên bầu trời. Thời gian gửi các tin nhắn đi mất chưa đến 30 giây. Đây là một tính năng phù hợp cho những người yêu thích hoạt động dã ngoại. Ngược lại, bạn có lẽ chẳng cần để ý đến nó. Trong trường hợp nào đi nữa thì có vẻ tính năng này sẽ yêu cầu một khoản phí nhỏ, dù Apple chưa tiết lộ là bao nhiêu, nhưng bạn sẽ được miễn phí trong 2 năm đầu dùng iPhone 14.
Tạm kết
Đó là tất cả những thứ nổi bật trên iPhone 14 Pro và 14 Pro Max. Nhìn chung, công thức tạo nên thế hệ iPhone mới này vẫn không đổi: iPhone 14 Pro chỉ là một mẫu iPhone với thiết kế cũ, được trang bị chip A16 Bionic mới mạnh mẽ hơn và có GPU nhanh hơn. Ừ thì iPhone 14 Pro và 12 Pro trước đó cũng quá nhanh rồi, nên rất khó để nhận ra sự khác biệt. Điều chúng ta cần nhớ về thế mạnh của iPhone chính là “đường dài mới biết ngựa hay”: những chiếc điện thoại của Apple luôn quá nhanh, đến nỗi bạn sẽ không phải lo lắng trong nhiều năm sắp tới.
Nếu như iPhone 14 là sự lặp lại của iPhone 13, thì iPhone 14 Pro là khởi đầu cho hàng loạt ý tưởng mới, như Dynamic Island, camera mới, và hệ thống kết nối vệ tinh. Và vì là những ý tưởng mới, chúng chưa hoàn thiện. Nhưng chúng ta nên khen ngợi Apple khi mà nó cho thấy họ không dậm chân tại chỗ như nhiều người vẫn nghĩ.
Tham khảo: TheVerge
Test nhanh camera iPhone 14 Pro Max tại Việt Nam: chất lượng có được như Apple quảng cáo?