thuha19051234
Pearl
Động đất, núi lửa phun trào, bão, sóng thần, lũ lụt, cháy rừng và hạn hán - những thảm họa thiên nhiên hàng năm vẫn xảy ra với loài người chúng ta và trung bình giết chết gần 60.000 người mỗi năm. Điều đáng buồn là con người vẫn phải chấp nhận nó như một thực tế không có cách nào ngăn chặn được, từ thuở sơ khai khi công nghệ, hiểu biết còn thấp kém và cho đến cả ngày nay khi chúng ta đã được hỗ trợ bởi rất nhiều công cụ hiện đại để giảm nhẹ thiệt hại nhất có thể, nhưng con người vẫn chưa thể thắng được thiên nhiên.
Những con số người chết của những thảm họa cổ xưa nhất này cũng đã được lưu lại trong lịch sử, ngoài trừ một dấu ấn chết chóc kinh hoàng nhất. Hòn đảo Thera cổ đại ở Địa Trung Hải (nay là Santorini, Hy Lạp) đã trải qua một vụ phun trào núi lửa thảm khốc đã xóa sổ toàn bộ nền văn minh Minoan vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên. Chính xác có bao nhiêu người đã ra đi vĩnh viễn, chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Nhờ những ghi chép và nhật ký về lịch sử, các nhà sử học ít nhất vẫn có thể ước tính số người chết có liên quan đến các thảm họa xảy ra trong thời đại. Sau đây là những thảm họa thiên nhiên đã từng xảy ra được xem là thảm họa chết chóc nhất mọi thời đại, được xếp hạng từ số người chết ước tính thấp nhất đến cao nhất.
Quang cảnh khắp giảng đường Thành cổ ở Aleppo, Syria
Vào ngày 11 tháng 10 năm 1138, mặt đất dưới thành phố Aleppo của Syria bắt đầu rung chuyển. Đây là thành phố nằm ở vị trí hợp lưu của phần giao giữa khu vực Ả Rập và châu Phi, khiến nó có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những sự rung động dưới lòng đất. Không có tài liệu nào còn ghi chép lại về độ lớn của trận động đất này, nhưng theo các báo cáo của các nhà biên niên sử thì tòa thành uy nghiêm nhất của thành phố cũng với toàn bộ nhà cửa đã hoàn toàn đổ nát, khung cảnh hoang tàn trên khắp Aleppo. Theo ước tính, số người chết vào khoảng 230.000 người, tuy nhiên con số đó này đã từ thế kỷ 15, và nhà sử học đã báo cáo rằng có thể so sánh nó với trận động đất xảy ra ở quốc gia hiện nay là Gruzia thuộc Á-Âu ngày nay. Số người chết đã khiến sự kiện động đất này trở thành thảm họa thiên nhiên chết chóc nằm trong top 10 mọi thời đại.
Ảnh chụp từ trên không về sự tàn phá do trận sóng thần năm 2004 tấn công Indonesia
Một trận động đất thảm khốc 9,1 độ richter xảy ra dưới biển ngoài khơi bờ biển phía tây Sumatra, Indonesia, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, sau đó là sóng thần lớn giết chết 230 nghìn người và gần 2 triệu người phải di tản. Cơn sóng thần này được ước tính là di chuyển với tốc độ khoảng hơn 800 km/giờ, cao hơn 30 mét, đổ bộ vào đất liền trong vòng 15 đến 20 phút sau khi trận động đất xảy ra, khiến người dân có rất ít thời gian để chạy trốn lên vùng đất cao hơn.
Thiệt hại do trận động đất và sóng thần ước tính khoảng 10 tỷ USD, được coi là trận động đất lớn thứ 3 trên thế giới kể từ năm 1900.
Khung cảnh thiệt hại ở Đường Sơn, Trung Quốc sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter năm 1976
Vào lúc 3:42 sáng ngày 28 tháng 7 năm 1976, thành phố Đường Sơn của Trung Quốc đã bị san bằng bởi một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter (báo cáo từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Vào thời điểm xảy ra thảm họa, Đường Sơn là một thành phố công nghiệp với dân số khoảng 1 triệu người, gánh chịu thương vong lên tới 240 nghìn người. Mặc dù con số này được cho là số người tử vong chính thức, nhưng các chuyên gia cho rằng thiệt hại về nhân mạng có thể lên tới gần 700 nghìn người. Ngoài ra 85% các công trình xây dựng của thành phố đã bị sụp đổ và rung chuyển này còn lan tới cả Bắc Kinh, cách đó hơn 180 km.
Người dân trong làng cố gắng sửa chữa con đập bị vỡ sau khi cơn bão Amphan đổ bộ vào Satkhira, một thị trấn trên Vịnh Bengal
Ngày 25 tháng 11 năm 1839, bão Coringa đổ bộ vào thành phố cảng Coringa trên Vịnh Bengal của Ấn Độ, gây ra một cơn bão dâng cao 12 m. Giống như nhiều cơn bão diễn ra trước thế kỷ 20, tốc độ và phân loại của lốc xoáy Coringa không được ghi nhận. Khoảng 20.000 tàu thuyền bị phá hủy, cùng với sinh mạng của ước tính 300.000 người.
Lực lượng cứu hộ mang theo một thi thể vừa được đào ra từ đống đổ nát ở Port-au-Prince
Một trận động đất thảm khốc 7.0 độ Richter đã xảy ra Haiti ngay phía tây bắc Port-au-Prince vào ngày 12 tháng 1 năm 2010, được xếp hạng là một trong ba trận động đất chết chóc nhất mọi thời đại. Haiti là một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Bán Cầu và lịch sử đã ghi nhận có những trận động đất lớn với những thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo ước tính mới nhất vào tháng 11 năm 2011 thì số người chết là 316 nghìn người.
Cơn lốc nhiệt đới này đã tấn công vào khu vực Bangladesh vào ngày 12 - 13 tháng 11 năm 1970, tốc độ gió khoảng 130 dặm/giờ. Trước khi đổ bộ vào đất liền, một trận triều cường cao hơn 10m đã cuốn trôi các đảo trũng giáp với Vịnh Bengal, gây ra lũ lụt trên diện rộng.
Triều cường, kết hợp với việc không có kế hoạch sơ tán trước đó, đã dẫn đến số thương vong khoảng 500 nghìn người. Lốc xoáy ở Bhola được coi là thảm họa nhiệt đới chết chóc nhất được ghi nhận, nó đã gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ đô la.
Sông Hoàng Hà ở Trung Quốc nằm ở phía trên phần lớn diện tích đất xung quanh nó vào cuối những năm 1880, với một loạt các con đê được xây dựng để ngăn dòng sông khi nó chảy qua vùng đất nông nghiệp ở miền trung Trung Quốc. Theo thời gian, những con đê này bị phù sa bồi đắp, nâng dòng sông lên cao, khi những trận mưa lớn tràn qua những con đê này vào các vùng trũng xung quanh đã làm ngập lụt cho hơn 12 nghìn km vuông ở đây, ước tính tối đa có khoảng 2 triệu người đã mất mạng.
Lượng mưa lớn ở miền Trung Trung Quốc vào tháng 7 và tháng 8 năm 1931 đã gây ra một thảm họa thiên nhiên chết chóc trong lịch sử đất nước này nói riêng và cho thế giới nói chung. Với lượng mưa khoảng 600 mm, nước sông Dương Tử đã tràn bờ, làm ngập lụt khoảng 180 nghìn km vuông và biến nơi đây thành một đại dương khổng lồ. Ước tính của chính quyền lúc bấy giờ là 2 triệu người đã thiệt mạng, nhưng con số thực tế có thể lên tới 3.7 triệu người.
Nguồn livescience
Những con số người chết của những thảm họa cổ xưa nhất này cũng đã được lưu lại trong lịch sử, ngoài trừ một dấu ấn chết chóc kinh hoàng nhất. Hòn đảo Thera cổ đại ở Địa Trung Hải (nay là Santorini, Hy Lạp) đã trải qua một vụ phun trào núi lửa thảm khốc đã xóa sổ toàn bộ nền văn minh Minoan vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên. Chính xác có bao nhiêu người đã ra đi vĩnh viễn, chúng ta sẽ không bao giờ biết được.
Nhờ những ghi chép và nhật ký về lịch sử, các nhà sử học ít nhất vẫn có thể ước tính số người chết có liên quan đến các thảm họa xảy ra trong thời đại. Sau đây là những thảm họa thiên nhiên đã từng xảy ra được xem là thảm họa chết chóc nhất mọi thời đại, được xếp hạng từ số người chết ước tính thấp nhất đến cao nhất.
10. Trận động đất ở Aleppo năm 1138 sau công nguyên
Vào ngày 11 tháng 10 năm 1138, mặt đất dưới thành phố Aleppo của Syria bắt đầu rung chuyển. Đây là thành phố nằm ở vị trí hợp lưu của phần giao giữa khu vực Ả Rập và châu Phi, khiến nó có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những sự rung động dưới lòng đất. Không có tài liệu nào còn ghi chép lại về độ lớn của trận động đất này, nhưng theo các báo cáo của các nhà biên niên sử thì tòa thành uy nghiêm nhất của thành phố cũng với toàn bộ nhà cửa đã hoàn toàn đổ nát, khung cảnh hoang tàn trên khắp Aleppo. Theo ước tính, số người chết vào khoảng 230.000 người, tuy nhiên con số đó này đã từ thế kỷ 15, và nhà sử học đã báo cáo rằng có thể so sánh nó với trận động đất xảy ra ở quốc gia hiện nay là Gruzia thuộc Á-Âu ngày nay. Số người chết đã khiến sự kiện động đất này trở thành thảm họa thiên nhiên chết chóc nằm trong top 10 mọi thời đại.
9. Động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004
Một trận động đất thảm khốc 9,1 độ richter xảy ra dưới biển ngoài khơi bờ biển phía tây Sumatra, Indonesia, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004, sau đó là sóng thần lớn giết chết 230 nghìn người và gần 2 triệu người phải di tản. Cơn sóng thần này được ước tính là di chuyển với tốc độ khoảng hơn 800 km/giờ, cao hơn 30 mét, đổ bộ vào đất liền trong vòng 15 đến 20 phút sau khi trận động đất xảy ra, khiến người dân có rất ít thời gian để chạy trốn lên vùng đất cao hơn.
Thiệt hại do trận động đất và sóng thần ước tính khoảng 10 tỷ USD, được coi là trận động đất lớn thứ 3 trên thế giới kể từ năm 1900.
8. Động đất ở thành phố Đường Sơn Trung Quốc năm 1976
Vào lúc 3:42 sáng ngày 28 tháng 7 năm 1976, thành phố Đường Sơn của Trung Quốc đã bị san bằng bởi một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter (báo cáo từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Vào thời điểm xảy ra thảm họa, Đường Sơn là một thành phố công nghiệp với dân số khoảng 1 triệu người, gánh chịu thương vong lên tới 240 nghìn người. Mặc dù con số này được cho là số người tử vong chính thức, nhưng các chuyên gia cho rằng thiệt hại về nhân mạng có thể lên tới gần 700 nghìn người. Ngoài ra 85% các công trình xây dựng của thành phố đã bị sụp đổ và rung chuyển này còn lan tới cả Bắc Kinh, cách đó hơn 180 km.
7. Động đất ở Hải Nguyên, Trung Quốc năm 1920
"Trận động đất ở Hải Nguyên là trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc trong thế kỷ 20. Thảm họa xảy ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1920, rung chuyển còn lan đến cả các tỉnh Cam Túc và Thiểm Tây lân cận. Trận động đất có độ lớn vào khoảng 8.5 độ richter. Ban đầu báo cáo về số thương vong là 200 nghìn người, nhưng theo nghiên cứu đại chấn Trung Quốc vào năm 2010 thì số người chết có thể lên tới hơn 273 nghìn người.6. Lốc xoáy Coringa vào năm 1839
Ngày 25 tháng 11 năm 1839, bão Coringa đổ bộ vào thành phố cảng Coringa trên Vịnh Bengal của Ấn Độ, gây ra một cơn bão dâng cao 12 m. Giống như nhiều cơn bão diễn ra trước thế kỷ 20, tốc độ và phân loại của lốc xoáy Coringa không được ghi nhận. Khoảng 20.000 tàu thuyền bị phá hủy, cùng với sinh mạng của ước tính 300.000 người.
5. Động đất ở Haiti năm 2010
Một trận động đất thảm khốc 7.0 độ Richter đã xảy ra Haiti ngay phía tây bắc Port-au-Prince vào ngày 12 tháng 1 năm 2010, được xếp hạng là một trong ba trận động đất chết chóc nhất mọi thời đại. Haiti là một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Bán Cầu và lịch sử đã ghi nhận có những trận động đất lớn với những thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Theo ước tính mới nhất vào tháng 11 năm 2011 thì số người chết là 316 nghìn người.
4. Lốc xoáy ở Bhola năm 1970
Triều cường, kết hợp với việc không có kế hoạch sơ tán trước đó, đã dẫn đến số thương vong khoảng 500 nghìn người. Lốc xoáy ở Bhola được coi là thảm họa nhiệt đới chết chóc nhất được ghi nhận, nó đã gây ra thiệt hại ước tính 86 tỷ đô la.
3. Động đất ở Thiểm Tây năm 1556
Trận động đất chết người nhất trong lịch sử xảy ra tại tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc vào ngày 23 tháng 1 năm 1556. Được gọi là "Trận động đất lớn ở Gia Kinh" theo tên vị hoàng đế mà nó đã trị vì, với khoảng 1000 km vuông ở tỉnh này thành đống đổ nát và ước tính khoảng 830 nghìn người đã chết. Cường độ chính xác của trận động đất không được ghi vào lịch sử, nhưng các nhà địa vật lý thời hiện đại ước tính nó vào khoảng 8 độ richter.2. Lũ lụt sông Hoàng Hà năm 1887
1. Lũ lụt ở sông Dương Tử năm 1931
Nguồn livescience