16 cách nấu cơm khác thường, vừa lạ miệng vừa tốt cho sức khoẻ

T
Thanh Phong
Phản hồi: 0

TienCM

Pearl
Cơm gạo vừa là thức ăn, vừa là vị thuốc. Sách cổ gọi cơm gạo là "ngọc thực", xem đó là loại thức ăn hội tụ đầy đủ âm dương trời đất.
Tổ chức lương thực thế giới đánh giá gạo tẻ có giá trị bổ dưỡng nhất trong nhóm ngũ cốc và gọi gạo là hạt của sự sống. Tôn Tử Mạc trong "Thiên kim yếu phương" đã viết "Người đời hiểu biết nông cạn, chỉ biết dùng ngũ cốc để tránh đói, không biết rằng nó cũng đứng trong hàng bách dược, dùng để chữa bệnh...". Danh y biết lục viết: "Gạo chủ ích khí mạnh trường vị, bổ thận khí".
Theo Đông y, cơm gạo tẻ vị ngọt, tính bình, bổ khí, mạnh gân cốt, kiện tỳ vị, bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết. Có tác dụng cải thiện các bệnh đường tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy, tiểu ra máu), các bệnh cơ xương khớp như đau lưng, mỏi gối, lao lực, suy nhược.
Một số món cơm bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ:

1. Cơm chè xanh​

Dùng lượng chè xanh vừa phải nấu sôi, đổ nước đầu đi, cho nước vào đun sôi lần nữa rồi lấy nước thổi cơm. Cơm này kết hợp được cả tác dụng của cơm và chè xanh, có lợi cho tim mạch, phòng chống oxy hóa, bệnh đường ruột, giảm béo, làm đẹp da.

2. Cơm nghệ của người Mường​

Dùng nước ép nghệ lượng vừa phải, nhào với gạo cho vào ống nứa hoặc tre non đốt cháy vỏ, có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh gan mật.

3. Cơm bắp cải​

Xào hành tây chín rồi cho bắp cải thái nhỏ vào xào tái, gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào khi cạn cơm.
Có tác dụng hoạt tràng, thông tiện, phòng chữa viêm, loét đường tiêu hoá.

4. Cơm hành tây​

Cơm sôi cho hành tây, gia vị vừa đủ. Cơm hành tây có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, hạ đường trong máu, phòng bệnh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.

5. Cơm hẹ​

Cơm tẻ một nắm đem rang khô, hẹ 20 lá, gừng 5 lát, cát căn 10g, sắn dây, sắc với 400ml nước lấy 200ml. Chữa tiêu chảy, mất nước, nóng sốt.

6. Cơm dừa của đồng bào Nam Bộ​

Cơm dừa được chế biến chủ yếu với phần cùi dừa và nước cốt dừa, có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, giúp tăng cân.
16 cách nấu cơm khác thường, vừa lạ miệng vừa tốt cho sức khoẻ
Cơm nấu nước dừa tươi.

7. Cơm hoàng tinh​

Gạo, nước, muối đảo đều rồi cho hoàng tinh, hải đới, thêm nước vừa đủ, nấu thành cơm. Cơm hoàng tinh có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp nhan sắc.

8. Cơm nướng cháy​

Cơm tẻ một nắm nướng cháy gần hết. Thêm vào 200ml nước, sắc cho trẻ uống chữa chứng thở khò khè.

9. Cơm ý dĩ​

Dùng gạo và hạt ý dĩ lượng bằng nhau (100g) nấu cơm, có tác dụng trừ thấp, tiêu thũng.

10. Cơm thiên ma thịt heo​

Gạo 1 kg, thịt heo nạc 100g, thiên ma 10g, cà rốt 50g, nấm hương 10g, rượu vang 5ml. Thiên ma ngâm nước 2 tiếng rồi thái miếng nhỏ. Dùng nước ngâm thiên ma nấu cơm. Cà rốt và thịt heo thái miếng, nấm thái nhỏ, cả ba cho vào nồi đổ gạo đã vo sạch, cho nước thiên ma, rượu vang, nấu chín. Tác dụng bổ não an thần, chữa suy nhược thần kinh, đau đầu chóng mặt.
16 cách nấu cơm khác thường, vừa lạ miệng vừa tốt cho sức khoẻ
Vị thuốc thiên ma.

11. Cơm sò​

Sò làm sạch rồi ướp rượu, gừng, gia vị. Cho vào nồi cơm vừa cạn, nấu tiếp cho chín. Có tác dụng bổ huyết, phòng chữa bướu cổ, ra mồ hội trộm, khí hư bạch đới.

12. Cơm hến​

Gạo rang qua trong niêu đất, đổ nước hến đang sôi vào nấu cơm. Khi cơm cạn thêm dầu, mè đen rang, rau răm thái chỉ, hành tỏi phi thơm. Cơm nấu phải khô mới đạt tiêu chuẩn. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, sinh tinh, mạnh gân, xương.

13. Cơm sữa đặc​

Đổ gạo nấu cơm, cơm gần cạn cho sữa vào đánh đều om chín. Có tác dụng bổ dưỡng, chữa suy nhược, táo bón, phòng bệnh đường hô hấp.

14. Cơm gà nhồi bách hợp​

Gà mái tơ làm sạch rồi nhồi gạo, bách hợp tươi, gia vị (gừng, hành) vào bụng gà khâu kín lại, luộc hoặc chưng cách thủy cho chín. Có tác dụng ích khí, dùng chữa các bệnh về hô hấp, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

15. Cơm muối gạo nguyên cám​

Gạo nguyên cám nấu bằng niêu đất, cơm chín nhưng hạt gạo không nứt, không khô, ăn với muối cùng các gia vị, ruốc, sườn... Có tác dụng tả hỏa, nhuận táo, thanh tâm, tiêu viêm do hư hỏa, tiêu chảy, chuột rút, mệt mỏi do viêm nhiệt, ra nhiều mồ hôi.

16. Cơm cháy​

Có tác dụng thấm hút vị toan, tăng cường sự vận động cho răng và cơ vùng hàm mặt.
Theo BS Lê Thị Hương/Suckhoedoisong
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top