VNR Content
Pearl
Starlink là một dự án gây tranh cãi của Elon Musk.
Hệ thống internet vệ tinh này nhắm đến mục tiêu cung cấp internet giá rẻ cho người dân ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nhưng lại đang vấp phải chỉ trích từ dư luận do một số hệ quả đáng báo động.
Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về những vấn đề lớn nhất gây ra bởi Starlink, từ cản trở tầm nhìn, cho đến làm hư hại tầng ozone.
Số lượng thiết bị quá lớn này đã làm dấy lên những quan ngại về khả năng va chạm với các vật thể khác trong không gian.
Vấn đề đặc biệt được chú ý tại Trung Quốc, sau khi trạm không gian Thiên Cung (Tiangong) suýt nữa thì đâm vào hai vệ tinh của Elon Musk.
“Vì lý do an toàn, Trạm Không gian Trung Quốc đã phải triển khai các giải pháp kiểm soát phòng tránh va chạm” - phía Bắc Kinh nói trong một tài liệu trình lên Văn phòng Không gian Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, nhiều tổ chức khác cũng đã lên tiếng.
Tháng 8/2021, một chuyên gia hàng đầu thế giới về rác vũ trụ nói với trang Space.com rằng các vệ tinh Starlink có liên quan đến khoảng 50% số vụ chạm mặt giữa hai tàu không gian.
Tất nhiên, Elon Musk một mực phủ nhận những cáo buộc rằng các vệ tinh của ông đang chiếm quá nhiều không gian.
Theo đó, hệ thống Starlink có khả năng làm biến đổi thành phần hoá học của tầng khí quyển cao.
Một vấn đề khác liên quan đến việc đốt nhôm từ các vệ tinh đã ngừng hoạt động, mà theo các nhà khoa học hồi tháng 6 năm ngoái, thì hành động này có thể dẫn đến những hệ quả khó lường đối với tầng ozone.
Bề mặt bóng loáng với độ phản chiếu cao của những thiết bị này đang khiến bầu trời tràn ngập những luồng sáng nhân tạo.
Theo kết quả giả lập của một nhóm các nhà vật lý thiên văn người Canada, 1 trong số 15 nguồn sáng thấy được trên bầu trời đêm sẽ xuất phát từ các vệ tinh.
SpaceX đang nghiên cứu nhằm giảm tính phản chiếu của vệ tinh, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng chúng vẫn quá sáng.
Trong tương lai gần, có lẽ sẽ không còn nơi nào trên Trái đất để bạn thấy được bầu trời đêm trong trẻo nữa!
Một trong số những quan ngại của họ là số lượng thiết bị Starlink quá lớn. Một vấn đề khác liên quan đến những dải sáng do chúng tạo ra, có thể làm gián đoạn hoạt động quan sát từ kính thiên văn.
Theo một nghiên cứu mới, những dải sáng này xuất hiện trong khoảng 1/5 số ảnh chụp bởi Zwicky Transient Facility (ZTF), vốn sử dụng các hình ảnh thu được để phát hiện ra thiên thạch. Tình hình sẽ càng phức tạp hơn khi số lượng vệ tinh SpaceX tăng lên. Và nó gián tiếp làm tăng nhu cầu đối với các loại kính thiên văn phát hiện thiên thạch đặt trong không gian.
Elon Musk có thể chuyên tâm vào công cuộc thuộc địa hoá Sao Hoả, nhưng những dự án của ông trong không gian rõ ràng đang gây ra những quan ngại không đáng có ngay trên Trái đất này.
Tham khảo: TheNextWeb
Hệ thống internet vệ tinh này nhắm đến mục tiêu cung cấp internet giá rẻ cho người dân ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nhưng lại đang vấp phải chỉ trích từ dư luận do một số hệ quả đáng báo động.
Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về những vấn đề lớn nhất gây ra bởi Starlink, từ cản trở tầm nhìn, cho đến làm hư hại tầng ozone.
Nguy cơ va chạm
SpaceX gần đây đã phóng vệ tinh Starlink thứ 2.000 lên quỹ đạo.Số lượng thiết bị quá lớn này đã làm dấy lên những quan ngại về khả năng va chạm với các vật thể khác trong không gian.
Vấn đề đặc biệt được chú ý tại Trung Quốc, sau khi trạm không gian Thiên Cung (Tiangong) suýt nữa thì đâm vào hai vệ tinh của Elon Musk.
“Vì lý do an toàn, Trạm Không gian Trung Quốc đã phải triển khai các giải pháp kiểm soát phòng tránh va chạm” - phía Bắc Kinh nói trong một tài liệu trình lên Văn phòng Không gian Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, nhiều tổ chức khác cũng đã lên tiếng.
Tháng 8/2021, một chuyên gia hàng đầu thế giới về rác vũ trụ nói với trang Space.com rằng các vệ tinh Starlink có liên quan đến khoảng 50% số vụ chạm mặt giữa hai tàu không gian.
Tất nhiên, Elon Musk một mực phủ nhận những cáo buộc rằng các vệ tinh của ông đang chiếm quá nhiều không gian.
Tác động lên khí hậu
Starlink đang gây ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng trầm trọng. Các nhà khoa học còn quan ngại rằng các vệ tinh này sẽ xả rác thải và đủ loại hoá chất vào bầu khí quyển.Theo đó, hệ thống Starlink có khả năng làm biến đổi thành phần hoá học của tầng khí quyển cao.
Một vấn đề khác liên quan đến việc đốt nhôm từ các vệ tinh đã ngừng hoạt động, mà theo các nhà khoa học hồi tháng 6 năm ngoái, thì hành động này có thể dẫn đến những hệ quả khó lường đối với tầng ozone.
Cản trở tầm nhìn bầu trời đêm
SpaceX hiện sở hữu hơn một nửa trong tổng số các vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.Bề mặt bóng loáng với độ phản chiếu cao của những thiết bị này đang khiến bầu trời tràn ngập những luồng sáng nhân tạo.
Theo kết quả giả lập của một nhóm các nhà vật lý thiên văn người Canada, 1 trong số 15 nguồn sáng thấy được trên bầu trời đêm sẽ xuất phát từ các vệ tinh.
SpaceX đang nghiên cứu nhằm giảm tính phản chiếu của vệ tinh, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng chúng vẫn quá sáng.
Trong tương lai gần, có lẽ sẽ không còn nơi nào trên Trái đất để bạn thấy được bầu trời đêm trong trẻo nữa!
Xung đột với giới thiên văn
Starlink không chỉ bị chỉ trích bởi công chúng. Các nhà thiên văn học lo sợ rằng những vệ tinh này có thể khiến việc phát hiện các thiên thạch gần Trái đất trở nên khó khăn hơn.Theo một nghiên cứu mới, những dải sáng này xuất hiện trong khoảng 1/5 số ảnh chụp bởi Zwicky Transient Facility (ZTF), vốn sử dụng các hình ảnh thu được để phát hiện ra thiên thạch. Tình hình sẽ càng phức tạp hơn khi số lượng vệ tinh SpaceX tăng lên. Và nó gián tiếp làm tăng nhu cầu đối với các loại kính thiên văn phát hiện thiên thạch đặt trong không gian.
Elon Musk có thể chuyên tâm vào công cuộc thuộc địa hoá Sao Hoả, nhưng những dự án của ông trong không gian rõ ràng đang gây ra những quan ngại không đáng có ngay trên Trái đất này.
Tham khảo: TheNextWeb