The Kings
Moderator
Dưới đây là tổng hợp của trang web New Voice của Ukraine.
Neptune được Ukraine đưa vào hoạt động từ tháng 8/2020 nhắm mục tiêu tấn công nhiều loại tàu mặt nước. Tên lửa có tốc độ 900 km/h, tầm bắn 280 km, bay ở độ cao rất thấp (3-10 mét) và có thể tránh được các "mồi nhử" khi tiếp cận mục tiêu. Với đầu đạn nặng 150 kg, Neptune có thể đánh chìm tàu có lượng choán nước lên tới 5.000 tấn.
Tổ hợp Neptune gồm 1 hệ thống chỉ huy di động cùng 6 bệ phóng. Thời gian triển khai tác chiến của Neptune chỉ trong vòng 10 phút.
Những tên lửa ATGM này đã từng được sử dụng trong các trận đánh chiếm sân bay chiến lược ở Donetsk và Luhansk, vào năm 2014 – 2015. Hiện Ukraine đang sử dụng Stugna-P trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Theo thông báo của phía Ukraine, ít nhất 2 trực thăng tấn công Ka-52 của Nga đã bị bắn rơi khi sử dụng loại vũ khí này.
Mặc dù ít được nhắc tới hơn so với tên lửa chống tăng Javelin hay NLAW, nhưng tên lửa chống tăng Stugna-P đã thể hiện hiệu suất tác chiến đặc biệt cao, chứng minh nó là vũ khí diệt tăng rất hiệu quả.
Hệ thống tên lửa chống tăng này sử dụng phương thức dẫn đường bằng laser, có khả năng xuyên thủng vỏ giáp dày của xe tăng và thiết giáp đối phương. Tên lửa Stugna-P được trang bị đầu đạn nặng 8 kg, có tầm bắn hiệu quả lên tới 5,5 km vào ban ngày và 3 km vào ban đêm, được trang bị cho quân đội Ukraine từ năm 2011.
Quân đội Ukraine đã sử dụng Vilkha ngay trong giai đoạn đầu nổ ra cuộc xung đột với Nga và nhận đánh giá rất tích cực. Vilkha được phát triển dựa trên pháo phản lực phóng loạt Smerch thời Liên Xô.
Loại vũ khí này có thể phóng 12 quả tên lửa trong 48 giây, có tầm bắn hiệu quả lên tới 70 km (130 km đối với Vlikha-M) với sai số chính xác trong phạm vi bán kính khoảng 10 mét. Vilkha có thể tấn công cả các phương tiện hải quân và lực lượng trên bộ.
Vilkha được đưa vào hoạt động từ năm 2018.
Pháo Bohdana lần đầu tiên được Ukraine sử dụng vào tháng 6/2022 nhằm giải phóng "Đảo Rắn" ở Biển Đen. Đây là hệ thống pháo đầu tiên do Ukraine thiết kế tương thích với các loại đạn pháo 155mm của NATO.
Việc nhắm mục tiêu và nạp đạn được tự động hóa cho phép Bohdana khai hỏa tới 6 phát/phút. Khẩu pháo này có 5 kíp thủ và cơ số đạn 20 viên. Ngoài ra còn có xe tiếp đạn giúp nhanh chóng bổ sung hỏa lực khi tham chiến. Tấm bắn của pháo đạt tới 40km với đạn thường và lên tới 50km với đạn tăng tầm.
Trọng lượng của toàn bộ tổ hợp pháo tự hành này chỉ nặng 28 tấn, do đó chúng có thể cơ động rất tốt trên chiến trường.
T-84 Oplot MBT là phiên bản cải tiến của Ukraine dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 do Liên Xô thiết kế và được đưa vào trang bị từ năm 2000.
Hệ thống phòng thủ của Oplot được nâng cấp với lớp giáp phản ứng nổ, bảo vệ xe tăng khỏi các cuộc tấn công bằng đầu đạn kép (kích nổ 2 lần), cùng với lớp phủ chống radar. Xe tăng này cũng được tăng cường với các tấm che nhiệt, những thiết bị đối phó điện tử và quang học, cùng các mô-đun điều hướng.
Oplot được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 125mm, một súng máy 7,62mm và một súng máy phòng không 12,7mm. Ngoài ra, xe tăng này còn mang tên lửa dẫn đường bằng laser Kombat của Ukraine, giúp chống lại các mục tiêu như xe tăng khác, trực thăng và các mục tiêu trên bộ và trên không khác cách xa tới 5 km. Mỗi chiếc Oplot có giá khoảng 4 triệu USD.
Xe tăng được Ukraine triển khai tham chiến lần đầu tiên vào tháng 5/2022.
Tên lửa chống hạm Neptune
Tổ hợp Neptune gồm 1 hệ thống chỉ huy di động cùng 6 bệ phóng. Thời gian triển khai tác chiến của Neptune chỉ trong vòng 10 phút.
Tên lửa dẫn đường Stugna-P (ATGM)
Mặc dù ít được nhắc tới hơn so với tên lửa chống tăng Javelin hay NLAW, nhưng tên lửa chống tăng Stugna-P đã thể hiện hiệu suất tác chiến đặc biệt cao, chứng minh nó là vũ khí diệt tăng rất hiệu quả.
Hệ thống tên lửa chống tăng này sử dụng phương thức dẫn đường bằng laser, có khả năng xuyên thủng vỏ giáp dày của xe tăng và thiết giáp đối phương. Tên lửa Stugna-P được trang bị đầu đạn nặng 8 kg, có tầm bắn hiệu quả lên tới 5,5 km vào ban ngày và 3 km vào ban đêm, được trang bị cho quân đội Ukraine từ năm 2011.
Hệ thống tên lửa đa nòng chiến thuật Vilkha/Vilkha-M (MLRS)
Loại vũ khí này có thể phóng 12 quả tên lửa trong 48 giây, có tầm bắn hiệu quả lên tới 70 km (130 km đối với Vlikha-M) với sai số chính xác trong phạm vi bán kính khoảng 10 mét. Vilkha có thể tấn công cả các phương tiện hải quân và lực lượng trên bộ.
Vilkha được đưa vào hoạt động từ năm 2018.
Pháo tự hành Bohdana
Việc nhắm mục tiêu và nạp đạn được tự động hóa cho phép Bohdana khai hỏa tới 6 phát/phút. Khẩu pháo này có 5 kíp thủ và cơ số đạn 20 viên. Ngoài ra còn có xe tiếp đạn giúp nhanh chóng bổ sung hỏa lực khi tham chiến. Tấm bắn của pháo đạt tới 40km với đạn thường và lên tới 50km với đạn tăng tầm.
Trọng lượng của toàn bộ tổ hợp pháo tự hành này chỉ nặng 28 tấn, do đó chúng có thể cơ động rất tốt trên chiến trường.
Xe tăng T-84 Oplot MBT
Hệ thống phòng thủ của Oplot được nâng cấp với lớp giáp phản ứng nổ, bảo vệ xe tăng khỏi các cuộc tấn công bằng đầu đạn kép (kích nổ 2 lần), cùng với lớp phủ chống radar. Xe tăng này cũng được tăng cường với các tấm che nhiệt, những thiết bị đối phó điện tử và quang học, cùng các mô-đun điều hướng.
Oplot được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 125mm, một súng máy 7,62mm và một súng máy phòng không 12,7mm. Ngoài ra, xe tăng này còn mang tên lửa dẫn đường bằng laser Kombat của Ukraine, giúp chống lại các mục tiêu như xe tăng khác, trực thăng và các mục tiêu trên bộ và trên không khác cách xa tới 5 km. Mỗi chiếc Oplot có giá khoảng 4 triệu USD.
Xe tăng được Ukraine triển khai tham chiến lần đầu tiên vào tháng 5/2022.