myle.vnreview
Writer
Apple nổi tiếng với thiết kế cẩn thận, thường là thông minh. Đó là lý do tại sao công ty này gây chú ý khi có những hành động vụng về. Tuần trước, Apple đã bắt đầu xuất xưởng các thiết bị sử dụng chip M4 mới. Mặc dù nhận được những đánh giá khá tuyệt vời, dòng sản phẩm này vẫn khiến người hâm mộ Apple phải bối rối trước quyết định thiết kế kỳ lạ mới nhất của công ty: nút nguồn của Mac mini nằm ở dưới cùng của máy tính.
Trong bài viết này, chúng ta cùng điểm qua một số quyết định thiết kế khó hiểu của Apple.
Nút nguồn của Mac Mini mới nằm ở phía dưới của máy tính
Những máy tính Mac Mini mới của Apple năm nay có thiết kế rất nhỏ nhẹ nhưng chi tiết khiến nhiều người chú ý ở sản phẩm này là nút nguồn của máy lại nằm ở dưới cùng của thiết bị.
Phát biểu với trang web tiếng Trung ITHome, phó chủ tịch Apple Greg Joswiak đã biện minh cho quyết định này bằng cách nói rằng "bạn hầu như không bao giờ sử dụng nút nguồn trên máy Mac của mình". Có thể đúng như vậy, thực tế rất nhiều người bật máy thường xuyên và chỉ đưa máy về chế độ ngủ khi không dùng. Nhưng điều đó không ngăn cản cộng đồng đưa ra đủ loại bản sửa lỗi giúp nút nguồn dễ sử dụng hơn. Hơn nữa, cũng có nhiều người có nhu cầu tắt/bật máy khi không dùng hoặc sống ở những nơi thường xuyên mất điện thì việc phải vật ngửa chiếc máy Mac Mini ra để tắt/bật không phải tiện.
Bạn không thể vừa sạc vừa dùng Magic Mouse
Đây là một thiết bị khác của Apple chôn vùi đi chức năng chính không rõ lý do. Được công bố cùng với iMac M4, bản cập nhật của Magic Mouse chỉ thay đổi cổng sạc thành USB-C nhưng thật đáng tiếc là cổng sạc đó vẫn nằm ở phía dưới của chuột.
Với thiết kế như vậy, bạn sẽ không thể vừa sử dụng Magic Mouse vừa sạc cùng lúc. Apple cho biết Magic Mouse chỉ cần sạc khoảng một lần một tháng, nhưng nếu bạn cần sạc khi đang vội vã làm nốt những việc còn dang dở thì bạn mới thấy sự bất tiện của việc đặt cổng sạc phía dưới của chuột.
Đây là vấn đề có thể dễ dàng tránh được nếu đặt cổng sạc ở mặt trước của chuột, giống như mọi con chuột không dây khác. Có hàng chục hộp sạc trên Amazon tuyên bố có thể khắc phục vấn đề này của Magic Mouse nhưng thực sự thì ngay từ đầu nó không phải là vấn đề.
Quyết định "dũng cảm" loại bỏ giắc cắm tai nghe trên iPhone
Đây là quyết định lớn: quyết định đã thay đổi cách sản xuất mọi chiếc điện thoại khác. Vào năm 2016, khi iPhone 7 ra mắt, những người đam mê âm thanh và người dùng thông thường đều nhận thấy một cổng bị thiếu trên điện thoại mới của họ: giắc cắm tai nghe đã biến mất.
Thực ra không có gì bất ngờ. Người tiêu dùng biết điều này đến từ thông báo về điện thoại một tuần trước đó, khi giám đốc tiếp thị Phil Schiller nổi tiếng đã nói về những gì cần làm để loại bỏ chuẩn âm thanh được yêu thích này.
"Tất cả chỉ gói gọn trong một từ", Schiller nói trên sân khấu trong một trong những khoảnh khắc được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử công ty. "Lòng can đảm. Lòng can đảm để tiếp tục và làm điều gì đó mới mẻ giúp tất cả chúng ta tốt hơn".
Thay vì giắc cắm tai nghe, Apple đã ra mắt AirPods, bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nghe không dây cho nhiều người. Không còn nghi ngờ gì nữa, AirPods chắc chắn rất tiện lợi cho bất kỳ ai có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm cao cấp, nhưng những người còn lại trong chúng ta phải sử dụng một bộ chuyển đổi cồng kềnh. Và mặc dù Samsung và Google ban đầu chế giễu Apple vì động thái này, nhưng không lâu sau đó, họ cũng làm theo.
Trong những năm sau đó, đã có một số lợi ích từ việc loại bỏ giắc cắm, chủ yếu là giúp điện thoại mỏng hơn và chống nước tốt hơn. Động thái gần đây của Apple chuyển sang USB-C cũng giúp việc kết nối nhiều loại phụ kiện hơn với điện thoại của hãng trở nên dễ dàng hơn một chút.
Thanh touchbar của MacBook
Cho đến tận năm ngoái, Apple vẫn bán ít nhất một chiếc MacBook có thanh Touch Bar, một di tích từ thời mà công ty quyết định rằng màn hình cảm ứng dài và mỏng sẽ được đón nhận tốt hơn các phím chức năng.
Ý tưởng này khá vững chắc trên lý thuyết: Thay thế hàng chức năng bằng Touch Bar cho phép người dùng thấy các điều khiển theo ngữ cảnh cho ứng dụng họ đang sử dụng, như các phím biểu tượng cảm xúc khi nhắn tin hoặc các tùy chọn phông chữ khác nhau khi ở trong trình xử lý văn bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, Touch Bar đơn giản là không đủ hữu ích. Nó cũng khiến việc điều khiển không tiện lợi như các phím chức năng truyền thống. Chưa kể nhiều người ít hiểu biết về công nghệ không thể tìm thấy phím thoát đâu.
Có thể Apple sẽ cải tiến Touch Bar và đưa nó trở lại trong tương lai, nhưng đây là một xu hướng công nghệ mà hầu hết các hãng laptop hiện tại đều không đi theo.
Bàn phím cánh bướm mỏng manh như chính tên gọi
Hầu hết người dùng laptop sẽ chỉ sử dụng bàn phím đi kèm với máy tính. Đó là lý do tại sao bàn phím cánh bướm lại trở thành thảm họa đối với Apple.
Câu chuyện về bàn phím cánh bướm bắt đầu vào năm 2015 với MacBook 12 inch. Ý tưởng là cơ chế công tắc của bàn phím, trông giống như cánh bướm, đủ mỏng để tạo chỗ cho các thành phần bổ sung hoặc làm cho máy tính xách tay mỏng hơn. Thêm vào đó, các phím lý tưởng sẽ ổn định hơn khi bạn gõ. Tuy nhiên, thực tế là nó quá nhỏ và mỏng manh đến mức dễ bị hỏng khi có bụi hoặc có những mảnh vụn nhỏ.
Tệ hơn nữa, Apple thường không bảo dưỡng một phím duy nhất bị hỏng và thường tháo rời toàn bộ máy để sửa, điều này gây ra sự tốn kém. Và vì cấu trúc độc đáo của nó, các cửa hàng sửa chữa của bên thứ ba thường không được trang bị để hỗ trợ, khiến khách hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào chính Apple.
Apple đã ngừng sử dụng bàn phím cánh bướm vào năm 2020, nhưng vì bàn phím cánh bướm này mà họ đã phải trả khoản tiền giải quyết vụ kiện tập thể trị giá 50 triệu USD.
Bánh xe 700 USD của Mac Pro
Vào năm 2020, Apple bắt đầu bán bánh xe giá 700 USD cho Mac Pro. Đó là mức giá vô lý đến mức gây ra tranh cãi nảy lửa trên mạng sau khi Apple công bố.
Reviewer công nghệ nổi tiếng Marques Brownlee nhận xét bánh xe Mac Pro siêu đắt và quá chuyên biệt đến nỗi chúng không bao giờ được coi là một sản phẩm nghiêm túc. Nó là sản phẩm giúp Apple duy trì hình ảnh xa xỉ của mình thôi.
Trong bài viết này, chúng ta cùng điểm qua một số quyết định thiết kế khó hiểu của Apple.
Nút nguồn của Mac Mini mới nằm ở phía dưới của máy tính
Những máy tính Mac Mini mới của Apple năm nay có thiết kế rất nhỏ nhẹ nhưng chi tiết khiến nhiều người chú ý ở sản phẩm này là nút nguồn của máy lại nằm ở dưới cùng của thiết bị.
Phát biểu với trang web tiếng Trung ITHome, phó chủ tịch Apple Greg Joswiak đã biện minh cho quyết định này bằng cách nói rằng "bạn hầu như không bao giờ sử dụng nút nguồn trên máy Mac của mình". Có thể đúng như vậy, thực tế rất nhiều người bật máy thường xuyên và chỉ đưa máy về chế độ ngủ khi không dùng. Nhưng điều đó không ngăn cản cộng đồng đưa ra đủ loại bản sửa lỗi giúp nút nguồn dễ sử dụng hơn. Hơn nữa, cũng có nhiều người có nhu cầu tắt/bật máy khi không dùng hoặc sống ở những nơi thường xuyên mất điện thì việc phải vật ngửa chiếc máy Mac Mini ra để tắt/bật không phải tiện.
Bạn không thể vừa sạc vừa dùng Magic Mouse
Đây là một thiết bị khác của Apple chôn vùi đi chức năng chính không rõ lý do. Được công bố cùng với iMac M4, bản cập nhật của Magic Mouse chỉ thay đổi cổng sạc thành USB-C nhưng thật đáng tiếc là cổng sạc đó vẫn nằm ở phía dưới của chuột.
Với thiết kế như vậy, bạn sẽ không thể vừa sử dụng Magic Mouse vừa sạc cùng lúc. Apple cho biết Magic Mouse chỉ cần sạc khoảng một lần một tháng, nhưng nếu bạn cần sạc khi đang vội vã làm nốt những việc còn dang dở thì bạn mới thấy sự bất tiện của việc đặt cổng sạc phía dưới của chuột.
Đây là vấn đề có thể dễ dàng tránh được nếu đặt cổng sạc ở mặt trước của chuột, giống như mọi con chuột không dây khác. Có hàng chục hộp sạc trên Amazon tuyên bố có thể khắc phục vấn đề này của Magic Mouse nhưng thực sự thì ngay từ đầu nó không phải là vấn đề.
Quyết định "dũng cảm" loại bỏ giắc cắm tai nghe trên iPhone
Đây là quyết định lớn: quyết định đã thay đổi cách sản xuất mọi chiếc điện thoại khác. Vào năm 2016, khi iPhone 7 ra mắt, những người đam mê âm thanh và người dùng thông thường đều nhận thấy một cổng bị thiếu trên điện thoại mới của họ: giắc cắm tai nghe đã biến mất.
Thực ra không có gì bất ngờ. Người tiêu dùng biết điều này đến từ thông báo về điện thoại một tuần trước đó, khi giám đốc tiếp thị Phil Schiller nổi tiếng đã nói về những gì cần làm để loại bỏ chuẩn âm thanh được yêu thích này.
"Tất cả chỉ gói gọn trong một từ", Schiller nói trên sân khấu trong một trong những khoảnh khắc được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử công ty. "Lòng can đảm. Lòng can đảm để tiếp tục và làm điều gì đó mới mẻ giúp tất cả chúng ta tốt hơn".
Thay vì giắc cắm tai nghe, Apple đã ra mắt AirPods, bắt đầu quá trình chuyển đổi sang nghe không dây cho nhiều người. Không còn nghi ngờ gì nữa, AirPods chắc chắn rất tiện lợi cho bất kỳ ai có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm cao cấp, nhưng những người còn lại trong chúng ta phải sử dụng một bộ chuyển đổi cồng kềnh. Và mặc dù Samsung và Google ban đầu chế giễu Apple vì động thái này, nhưng không lâu sau đó, họ cũng làm theo.
Trong những năm sau đó, đã có một số lợi ích từ việc loại bỏ giắc cắm, chủ yếu là giúp điện thoại mỏng hơn và chống nước tốt hơn. Động thái gần đây của Apple chuyển sang USB-C cũng giúp việc kết nối nhiều loại phụ kiện hơn với điện thoại của hãng trở nên dễ dàng hơn một chút.
Thanh touchbar của MacBook
Cho đến tận năm ngoái, Apple vẫn bán ít nhất một chiếc MacBook có thanh Touch Bar, một di tích từ thời mà công ty quyết định rằng màn hình cảm ứng dài và mỏng sẽ được đón nhận tốt hơn các phím chức năng.
Ý tưởng này khá vững chắc trên lý thuyết: Thay thế hàng chức năng bằng Touch Bar cho phép người dùng thấy các điều khiển theo ngữ cảnh cho ứng dụng họ đang sử dụng, như các phím biểu tượng cảm xúc khi nhắn tin hoặc các tùy chọn phông chữ khác nhau khi ở trong trình xử lý văn bản.
Tuy nhiên, trên thực tế, Touch Bar đơn giản là không đủ hữu ích. Nó cũng khiến việc điều khiển không tiện lợi như các phím chức năng truyền thống. Chưa kể nhiều người ít hiểu biết về công nghệ không thể tìm thấy phím thoát đâu.
Có thể Apple sẽ cải tiến Touch Bar và đưa nó trở lại trong tương lai, nhưng đây là một xu hướng công nghệ mà hầu hết các hãng laptop hiện tại đều không đi theo.
Bàn phím cánh bướm mỏng manh như chính tên gọi
Hầu hết người dùng laptop sẽ chỉ sử dụng bàn phím đi kèm với máy tính. Đó là lý do tại sao bàn phím cánh bướm lại trở thành thảm họa đối với Apple.
Câu chuyện về bàn phím cánh bướm bắt đầu vào năm 2015 với MacBook 12 inch. Ý tưởng là cơ chế công tắc của bàn phím, trông giống như cánh bướm, đủ mỏng để tạo chỗ cho các thành phần bổ sung hoặc làm cho máy tính xách tay mỏng hơn. Thêm vào đó, các phím lý tưởng sẽ ổn định hơn khi bạn gõ. Tuy nhiên, thực tế là nó quá nhỏ và mỏng manh đến mức dễ bị hỏng khi có bụi hoặc có những mảnh vụn nhỏ.
Tệ hơn nữa, Apple thường không bảo dưỡng một phím duy nhất bị hỏng và thường tháo rời toàn bộ máy để sửa, điều này gây ra sự tốn kém. Và vì cấu trúc độc đáo của nó, các cửa hàng sửa chữa của bên thứ ba thường không được trang bị để hỗ trợ, khiến khách hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào chính Apple.
Apple đã ngừng sử dụng bàn phím cánh bướm vào năm 2020, nhưng vì bàn phím cánh bướm này mà họ đã phải trả khoản tiền giải quyết vụ kiện tập thể trị giá 50 triệu USD.
Bánh xe 700 USD của Mac Pro
Vào năm 2020, Apple bắt đầu bán bánh xe giá 700 USD cho Mac Pro. Đó là mức giá vô lý đến mức gây ra tranh cãi nảy lửa trên mạng sau khi Apple công bố.
Reviewer công nghệ nổi tiếng Marques Brownlee nhận xét bánh xe Mac Pro siêu đắt và quá chuyên biệt đến nỗi chúng không bao giờ được coi là một sản phẩm nghiêm túc. Nó là sản phẩm giúp Apple duy trì hình ảnh xa xỉ của mình thôi.