vuchau1210.01
Pearl
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thế giới, có 48 triệu người bị bệnh vì ăn thứ gì đó mỗi năm; 128.000 người phải nhập viện và 3.000 người tử vong do thực phẩm.
Dưới đây là 9 sai lầm về an toàn thực phẩm mà bạn có thể không nhận ra mình đang mắc phải.
Các nhà nghiên cứu đánh giá thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm của gần 400 người với món bánh mì kẹp thịt gà tây và salad. Có tới 97% đã không thực hiện rửa tay sạch sẽ. Đây là 1 ví dụ cho thấy, nhiều người bỏ qua khâu vệ sinh bàn tay trước khi ăn hoặc chế biến.
Bạn nên rửa tay trước khi bắt đầu chế biến thức ăn và bất cứ lúc nào chạm vào thịt sống. Làm ướt tay, dùng xà phòng và chà xát mạnh trong ít nhất 20 giây, trước khi rửa tay dưới vòi nước. Việc không chà xát tay là sai lầm rửa tay lớn nhất mà mọi người hay mắc phải.
Để an toàn hơn, bạn hãy rửa tay trước khi chạm vào các hộp đựng gia vị. Các loại hộp đựng trước khi nấu cần được lau sạch, hoặc bạn có thể đổ gia vị định dùng trước đó vào một chiếc đĩa nhỏ, tránh đụng vào hộp gia vị nhiều lần.
Bọt biển được chứng minh là nơi có nhiều vi khuẩn tích tụ nhất trong nhà bếp. Nó thường tiếp xúc với mảnh vụn thức ăn và rất khó để làm sạch. Nhiều bộ luật về an toàn thực phẩm đã cấm các nhà hàng không sử dụng bọt biển cho những dịch vụ tiếp xúc với thực phẩm đã làm sạch.
Hãy lưu ý, khi rửa bát, đừng dùng miếng bọt biển để lau vào đĩa bát đựng thịt (cả sống lẫn chín). Thay vào đó hãy sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau để lau bát đĩa. Vệ sinh miếng bọt biển mỗi ngày bằng cách cho vào máy rửa bát hoặc vào lò vi sóng trong 1 phút. Cả hai phương pháp đều có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
Sau khi dùng xong, hãy luôn rửa sạch, vắt kiệt nước, để nơi khô ráo. Kể cả sau khi vệ sinh cẩn thận, bạn cũng nên thay miếng bọt biển định kỳ 1 hoặc 2 tuần. Hãy vứt đi nếu thấy có mùi hôi.
Nếu dùng túi này để mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm, bạn nên cho thịt sống vào túi nhựa và đóng gói cẩn thận trước khi cho vào túi vải. Các loại thịt sống, hải sản nên đựng trong túi dùng 1 lần, hoặc chỉ đựng riêng vào một túi vải cho những thứ đồ sống này.
Cách đây vài năm, 60 người làm việc tại cùng một công ty ở Connecticut đã bị bệnh do vi khuẩn E. coli O157, một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người. Khi điều tra, các quan chức y tế phát hiện tất cả nhân viên đã ăn thịt gà trong nhà ăn của công ty, nhưng thịt gà không phải là nguồn điển hình của loại E. coli này. Hóa ra thủ phạm thực sự là một phần thịt bò xay nấu chín được cất giữ ngay trên các miếng thịt gà đã nướng sẵn, nước từ thịt bò nhỏ giọt trên thịt gà trước khi chuyển thẳng đến nhà ăn.
Bạn nên giữ thịt sống, gia cầm và hải sản ở ngăn dưới cùng tủ lạnh. Chúng được bảo quản an toàn trong hộp đựng hoặc túi nhựa kín để ngăn nước chảy ra làm ô nhiễm các thực phẩm khác. Nếu có nước chảy tràn ra tủ lạnh, hãy làm sạch ngay lập tức.
Tuy nhiên, rửa bằng nước không những không làm sạch chúng mà còn trầm trọng thêm các vấn đề liên quan tới nhiễm khuẩn. Bởi vì nước chảy và bắn tung tóe quanh bồn rửa, quần áo của bạn hay mặt bếp.
Để an toàn nhất, bạn nên nấu thịt gia cầm ở nhiệt độ thích hợp, tối thiểu 165 độ C, đó chắc chắn là cách duy nhất để loại bỏ vi khuẩn.
Điện thoại di động và máy tính bảng được nhiều người sử dụng trong nhà bếp vì nhiều người dùng chúng để tra cứu công thức nấu ăn, phát nhạc, nhắn tin hay sử dụng mạng xã hội.
Các nghiên cứu phát hiện những thiết bị này chứa đầy khi khuẩn và chúng có thể truyền từ bàn tay của bạn sang thức ăn hoặc ngược lại. Tốt nhất, bạn nên tránh chạm vào điện thoại khi đang nấu ăn và nếu đã chạm vào, hãy rửa tay ngay sau đó.
Vật nuôi có thể là nguồn làm lây lan vi khuẩn và các mầm bệnh trong nhà bếp. Cho nên, hãy tránh để ý những chú mèo hoặc vật nuôi khác mà bạn nuôi trong nhà.
Bạn cũng nên lưu ý, đừng để các loại thức ăn trên bàn bếp đề phòng mèo sẽ nhảy lên. Hoặc bạn có thể dùng một vài miếng dán bằng nhựa hay dùng băng dính 2 mặt để che đậy thức ăn. Mèo thường không thích cảm giác dính và sẽ sớm học cách tránh xa khu vực này. Đừng quên thường xuyên làm sạch quầy bếp trước khi chế biến đồ ăn.
>>>Sự thật về thông tin chảo chống dính Teflon có thể gây ung thư, chứa chất độc hại
Nguồn consumerreports
Dưới đây là 9 sai lầm về an toàn thực phẩm mà bạn có thể không nhận ra mình đang mắc phải.
1. Quên rửa tay thường xuyên
Tất cả đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, nhưng rất nhiều người nội trợ lại không làm điều đó thường xuyên hoặc chưa biết cách vệ sinh đúng.Các nhà nghiên cứu đánh giá thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm của gần 400 người với món bánh mì kẹp thịt gà tây và salad. Có tới 97% đã không thực hiện rửa tay sạch sẽ. Đây là 1 ví dụ cho thấy, nhiều người bỏ qua khâu vệ sinh bàn tay trước khi ăn hoặc chế biến.
2. Thiếu cẩn thận khi nêm đồ ăn
Các hộp đựng muối, hạt tiêu và gia vị có thể là nguồn lây nhiễm chéo trong nhà bếp. Theo điều tra, gần một nửa số người lây lan virus từ tay sang bình đựng gia vị mà họ sử dụng, nhiều hơn bất kỳ bề mặt nào. Những loại vi khuẩn như salmonella và campylobacter có thể tồn tại trên bề mặt cứng trong vài giờ. Bất kỳ hộp đựng gia vị nào bạn chạm vào khi chế biến thịt sống đều có thể bị nhiễm khuẩn chéo.Để an toàn hơn, bạn hãy rửa tay trước khi chạm vào các hộp đựng gia vị. Các loại hộp đựng trước khi nấu cần được lau sạch, hoặc bạn có thể đổ gia vị định dùng trước đó vào một chiếc đĩa nhỏ, tránh đụng vào hộp gia vị nhiều lần.
3. Lạm dụng miếng bọt biển trong nhà bếp
Hãy lưu ý, khi rửa bát, đừng dùng miếng bọt biển để lau vào đĩa bát đựng thịt (cả sống lẫn chín). Thay vào đó hãy sử dụng khăn giấy hoặc khăn lau để lau bát đĩa. Vệ sinh miếng bọt biển mỗi ngày bằng cách cho vào máy rửa bát hoặc vào lò vi sóng trong 1 phút. Cả hai phương pháp đều có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.
Sau khi dùng xong, hãy luôn rửa sạch, vắt kiệt nước, để nơi khô ráo. Kể cả sau khi vệ sinh cẩn thận, bạn cũng nên thay miếng bọt biển định kỳ 1 hoặc 2 tuần. Hãy vứt đi nếu thấy có mùi hôi.
4. Tái sử dụng các túi đựng thực phẩm
Các loại túi đựng thực phẩm bằng vải có thể là nơi sinh sản của vi khuẩn. Nước từ các gói thịt sống hay bất kỳ loại thực phẩm nào có thể chảy ra và làm ô nhiễm bên ngoài bao bì và túi. Tốt nhất, bạn hãy giặt túi vải thường xuyên trong máy giặt bằng nước nóng.Nếu dùng túi này để mua sắm tại các cửa hàng thực phẩm, bạn nên cho thịt sống vào túi nhựa và đóng gói cẩn thận trước khi cho vào túi vải. Các loại thịt sống, hải sản nên đựng trong túi dùng 1 lần, hoặc chỉ đựng riêng vào một túi vải cho những thứ đồ sống này.
5. Để thịt cá sống ở kệ trên cùng của tủ lạnh
Hành động vô tình này có thể khiến vi khuẩn từ thịt sống hoặc gia cầm lây sang các loại thực phẩm, khiến bạn bị ngộ độc nặng.Cách đây vài năm, 60 người làm việc tại cùng một công ty ở Connecticut đã bị bệnh do vi khuẩn E. coli O157, một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người. Khi điều tra, các quan chức y tế phát hiện tất cả nhân viên đã ăn thịt gà trong nhà ăn của công ty, nhưng thịt gà không phải là nguồn điển hình của loại E. coli này. Hóa ra thủ phạm thực sự là một phần thịt bò xay nấu chín được cất giữ ngay trên các miếng thịt gà đã nướng sẵn, nước từ thịt bò nhỏ giọt trên thịt gà trước khi chuyển thẳng đến nhà ăn.
Bạn nên giữ thịt sống, gia cầm và hải sản ở ngăn dưới cùng tủ lạnh. Chúng được bảo quản an toàn trong hộp đựng hoặc túi nhựa kín để ngăn nước chảy ra làm ô nhiễm các thực phẩm khác. Nếu có nước chảy tràn ra tủ lạnh, hãy làm sạch ngay lập tức.
6. Rửa thịt gia cầm trước khi nấu
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm khuyến nghị mọi người không nên rửa thịt gà hay vịt sống trước khi nấu, vì hành động này có thể làm tăng sự lây lan của vi khuẩn và nguy cơ lây nhiễm chéo. Thịt gia cầm sống chứa đầy vi khuẩn, chẳng hạn campylobacter hoặc salmonella.Tuy nhiên, rửa bằng nước không những không làm sạch chúng mà còn trầm trọng thêm các vấn đề liên quan tới nhiễm khuẩn. Bởi vì nước chảy và bắn tung tóe quanh bồn rửa, quần áo của bạn hay mặt bếp.
Để an toàn nhất, bạn nên nấu thịt gia cầm ở nhiệt độ thích hợp, tối thiểu 165 độ C, đó chắc chắn là cách duy nhất để loại bỏ vi khuẩn.
7. Dùng điện thoại hoặc đồ điện tử khi nấu nướng
Các nghiên cứu phát hiện những thiết bị này chứa đầy khi khuẩn và chúng có thể truyền từ bàn tay của bạn sang thức ăn hoặc ngược lại. Tốt nhất, bạn nên tránh chạm vào điện thoại khi đang nấu ăn và nếu đã chạm vào, hãy rửa tay ngay sau đó.
8. Không kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh
Một số loại vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi và lây lan nhanh chóng trong tủ lạnh, nếu nhiệt độ bên trong không đủ lạnh. Vì vậy, hãy dùng nhiệt kế tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ thường xuyên. Nhiệt độ lý tưởng của tủ mát tủ lạnh là dưới 4 độ C, ngăn đá không được cao hơn -17 độ C để đảm bảo an toàn thực phẩm tối ưu.9. Để vật nuôi vào khu bếp
Bạn cũng nên lưu ý, đừng để các loại thức ăn trên bàn bếp đề phòng mèo sẽ nhảy lên. Hoặc bạn có thể dùng một vài miếng dán bằng nhựa hay dùng băng dính 2 mặt để che đậy thức ăn. Mèo thường không thích cảm giác dính và sẽ sớm học cách tránh xa khu vực này. Đừng quên thường xuyên làm sạch quầy bếp trước khi chế biến đồ ăn.
>>>Sự thật về thông tin chảo chống dính Teflon có thể gây ung thư, chứa chất độc hại
Nguồn consumerreports