Ai cũng từng mắc bệnh thủy đậu, nhưng bạn có biết mối quan hệ của bệnh thủy đậu với nguy cơ đột quỵ khi về già?

Hơn 90% dân số thế giới tồn tại virus thủy đậu nằm im lìm trong hệ thần kinh của họ. Hầu hết mọi người nhiễm virus varicella zoster hay VZV, nếu từng mắc bệnh thủy đậu khi còn nhỏ.
Và khoảng 1/3 trong số này, loại virus này sẽ kích hoạt lại nhiều năm sau đó và gây ra bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster. Trong khi hầu hết mọi người đều đã quen thuộc với những triệu chứng phát ban đau đớn mà VZV gây ra cho bệnh zona thần kinh, thì một loạt các biến chứng khác cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có triệu chứng da rõ ràng.
Khoa học cũng vừa xác nhận một trong những trường hợp nghiêm trọng nhất là đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị hạn chế do động mạch bị hẹp hoặc bị cục máu đông chặn lại.

Ai cũng từng mắc bệnh thủy đậu, nhưng bạn có biết mối quan hệ của bệnh thủy đậu với nguy cơ đột quỵ khi về già?
Triệu chứng phát ban trên da do virus varicella zoster gây ra
Những người bị bệnh zona có nguy cơ đột quỵ cao hơn khoảng 80% so với những người không mắc bệnh và nguy cơ này vẫn tăng lên cho đến một năm sau khi phát ban đã biến mất. Nguy cơ đột quỵ tăng gần gấp đôi đối với những người có phát ban trên mặt và tăng gấp ba lần đối với những người dưới 40 tuổi.
Cơ chế đằng sau nguy cơ đột quỵ lâu dài vẫn chưa được hiểu rõ. Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng nhiễm trùng trực tiếp của các động mạch có thể là nguyên nhân.
Một kết quả mới nhất từ nghiên cứu vừa được công bố, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc kích hoạt lại VZV kích hoạt sự hình thành các túi tế bào còn gọi là exosome, mang các protein góp phần vào quá trình đông máu và viêm nhiễm.

Ai cũng từng mắc bệnh thủy đậu, nhưng bạn có biết mối quan hệ của bệnh thủy đậu với nguy cơ đột quỵ khi về già?
Exosome (được đánh dấu bằng mũi tên trắng) có thể mang nhiều loại phân tử ra khỏi tế bào
Exosome là những túi nhỏ, hoặc túi chứa đầy chất lỏng, được tạo ra bên trong các tế bào trên khắp cơ thể. Chúng giống như những chiếc túi vải thô mang hàng hóa, chẳng hạn như protein và axit nucleic, từ tế bào đến các mô ở xa. Mặc dù rất quan trọng đối với sự giao tiếp giữa các tế bào, exosome cũng có thể đóng vai trò chính trong sự tiến triển của bệnh và là mục tiêu điều trị của nhiều loại bệnh.
Khi phân tích exosome từ máu của 13 bệnh nhân tại thời điểm phát ban bệnh zona, nhóm chuyên gia thấy rằng bệnh nhân zona có lượng protein đông máu cao gấp 9 lần so với bệnh nhân khỏe mạnh. Hơn nữa, họ nhận thấy các exosome của bệnh nhân zona vẫn có mức độ cao, với sự hiện diện của protein này ba tháng sau khi phát ban lần đầu.
Những phát hiện này cho thấy rằng exosome có thể là một cơ chế tiềm năng về cách thức virus varicella zoster làm tăng nguy cơ đột quỵ cho bệnh nhân zona.
Mặc dù tiêm vắc-xin thủy đậu làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh zona, nhưng nhiễm trùng tiềm ẩn vẫn có thể kích hoạt lại và gây bệnh. Những nghiên cứu dài hạn này cũng sẽ xem xét liệu exosome có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học để theo dõi nguy cơ đột quỵ sau bệnh zona hay không.
Nghiên cứu trên hy vọng cung cấp một mục tiêu tiềm năng để phát triển phương pháp điều trị và khuyến khích mọi người tiêm phòng bệnh zona.


>>>Tiết lộ shock: ăn ít, vận động nhiều, chưa chắc đã giúp giảm cân

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top