VNR Content
Pearl
Bom hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt gây khiếp sợ trên toàn thế giới, với khả năng xóa xổ cả một thành phố và cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người chỉ trong chớp mắt. Nó xuất hiện từ thời Đệ nhị Thế chiến, và sức tàn phá kinh hoàng của những vụ nổ bom nguyên tử được tạo ra thông qua phản ứng phân tách của một số nguyên tố như uranium hoặc plutonium.
Dù những cường quốc hạt nhân như Mỹ và Liên bang Soviet/Nga đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử bom nguyên tử tính đến thời điểm hiện tại, họ mới chỉ sử dụng nó trên chiến trường đúng 02 lần. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Rất nhiều người khác may mắn sống sót ở thời điểm bom nổ, vẫn không thoát khỏi số phận do mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác trong nhiều năm sau đó.
Quả bom nguyên tử đầu tiên được phát triển tại Los Alamos, New Mexico, trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu kéo dài từ 1942 - 1945, gọi là Dự án Manhattan, do chính phủ Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, ý tưởng ban đầu của chương trình xuất phát vào năm 1939 bởi các nhà khoa học Mỹ - một vài trong số đó là người tị nạn chạy trốn chính quyền phát-xít ở châu Âu - giữa nỗi sợ rằng các nhà khoa học Đức Quốc xã cũng đang nghiên cứu lợi dụng phản ứng phân hạch để tạo nên vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đó, vào năm 1938, 3 nhà khoa học Đức ở Berlin đã phân tách thành công các nguyên tử uranium, khám phá ra phản ứng phân hạch.
Einstein và J. Robert Oppenheimer năm 1950
Trong số các nhà khoa học Mỹ nói trên có Enrico Fermi - người vừa trốn chạy khỏi phát xít Ý, Leo Szilard, và Albert Einstein - hai người Do Thái chạy trốn phát xít Đức. Vào thời điểm đó, họ quyết định phải thông báo cho Tổng thống Mỹ, Franklin D. Roosevelt, rằng Đức Quốc xã nhiều khả năng đang tìm cách phát triển vũ khí nguyên tử.
Fermi từng gặp các quan chức chính phủ vào đầu năm 1939 để bày tỏ mối quan ngại của mình, nhưng ông và các nhà khoa học khác, như Szilard, lại thuyết phục Einstein liên hệ trực tiếp Tổng thống, với hi vọng rằng những lời cảnh báo từ một nhà khoa học tiếng tăm sẽ được đón nhận một cách nghiêm túc. Einstein viết một bức thư lên Tổng thống, đề xuất rằng nước Mỹ cần bắt đầu nghiên cứu vũ khí nguyên tử trước khi Đức Quốc xã phát triển thành công loại bom này.
Về sau, Einstein chính là người phản đối gay gắt việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, đồng thời hối tiếc vì đã viết bức thư nói trên. “Nếu tôi biết người Đức không phát triển thành công bom nguyên tử, tôi đã chẳng làm gì rồi” - Einstein nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1947.
Từ trái sang: Enrico Fermi và Walter Zinn cùng Tướng Leslie Groves
Sau bức thư của Einstein, chính phủ Mỹ bắt đầu điều tra về tiềm năng khai thác phản ứng phân hạch cho các ứng dụng quân sự. Nhưng dự án phát triển vũ khí hạt nhân phải đến năm 1942 mới bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc, giữa nỗi lo sợ phe Đồng Minh cũng đang chạy đua với Đức Quốc xã để phát triển bom hạt nhân. (Trên thực tế, Đức Quốc xã không hề tiến đến kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân. Dù đánh giá là khả thi, họ đã chọn con đường tập trung vào phát triển lò phản ứng chứ không phải vũ khí).
Nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển bom hạt nhân còn có sự góp mặt của các tổ chức khoa học và công nghiệp, với vô số cơ sở đặt trên toàn đất nước. Trung tâm của Dự án Manhattan ở Los Alamos được chỉ định là phòng thí nghiệm chính, kiêm nhà máy lắp ráp.
Khi Thế chiến leo thang, Dự án Manhattan cũng được đặt làm ưu tiên cao nhất trong số các dự án thời chiến của chính phủ Mỹ. Hàng trăm ngàn người trên khắp đất nước đã được tuyển dụng phục vụ dự án, và nguồn tiền đổ vào nhanh chóng tăng vọt lên con số hơn 2 tỷ USD. Vương quốc Anh và Canada về sau cũng tham gia dự án, và các nhà khoa học đến từ cả hai nước chuyển sang Mỹ để hỗ trợ nỗ lực chưa từng có này.
Đến năm 1943, mọi kết quả xoay quanh việc phát triển bom nguyên tử phần lớn chỉ nằm trên lý thuyết, dựa trên nhiều cuộc thử nghiệm được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau khắp nước Mỹ. Cũng trong năm này, phía Mỹ bắt tay vào chế tạo và lắp ráp vũ khí hạt nhân tại Los Alamos.
Mùa hè năm 1945, vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới đã sẵn sàng để thử nghiệm. Ngày 6/7/1945, quả bom này được kích nổ ở Trường thử bom Alamogordo, cách Los Alamos 210 dặm về phía nam.
Cuộc thử nghiệm được đặt tên là Trinity này sử dụng một vũ khí plutonium với sức công phá tương đương 18.000 tấn TNT, được cho nổ trên đỉnh một tòa tháp bằng thép cao 30,5 mét ngay trước bình minh.
Đám mây hình nấm trong cuộc thử nghiệm Trinity
Vụ nổ tạo ra luồng sáng chói lóa nhìn thấy được từ cách đó 200 dặm, tỏa ra sóng nhiệt và sóng xung kích siêu mạnh khiến tòa tháp bốc hơi, biến đường sá và đất cát quanh đó thành thủy tinh. Nó còn tạo ra một đám mây hình nấm cao 12,2 mét.
Cuộc thử nghiệm thành công này đồng nghĩa Mỹ đã sẵn sàng để sử dụng vũ khí nguyên tử. Tháng 8/1945, những quả bom được sản xuất bởi Dự án Manhattan được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Những gì xảy ra tiếp theo, chúng ta đều đã biết.
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ tiếp tục thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân, và nhiều quốc gia khác - Liên bang Soviet, Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, và Israel - cũng phát triển vũ khí của riêng họ.
Số lượng vũ khí hạt nhân đạt mức cao nhất trong thập niên 1980, hơn 60.000 bom hạt nhân giữa Chiến tranh lạnh. Kể từ đó, con số này đã giảm nhiều, nhưng đến nay trên toàn thế giới hiện vẫn còn hơn 12.000 vũ khí hạt nhân đang được lưu trữ. Chúng tiềm ẩn một nguy cơ cực kỳ đáng sợ cho tương lai của nhân loại.
“Cả Mỹ và Nga đều trữ hàng trăm vũ khí hạt nhân sẵn sàng chờ kích hoạt, có nghĩa là họ luôn sẵn sàng phóng bom hạt nhân trong vòng vài phút. Một món vũ khí hạt nhân duy nhất cũng có thể phá hủy một thành phố và cướp đi hàng triệu sinh mạng” - theo Jennifer Knox, nhà nghiên cứu chính sách tại Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Union of Concerned Scientists.
“Thiệt hại về con người mà vũ khí hạt nhân gây ra là không thể đo đếm được, và những hệ quả về kinh tế, chính trị, và xã hội kéo theo sẽ thay đổi thế giới mãi mãi. Ngày nào chúng ta còn lệ thuộc vào những vũ khí đó, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với một nguy cơ nhân đạo khủng khiếp trên toàn cầu.” - bà nói.
Tham khảo: Newsweek
>>> Vũ khí hạt nhân tàn khốc đến mức nào mà Putin đe dọa, ông Trump cảnh báo Chiến tranh Thế giới thứ 3? Làm gì để sống sót qua bom hạt nhân?
Dù những cường quốc hạt nhân như Mỹ và Liên bang Soviet/Nga đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử bom nguyên tử tính đến thời điểm hiện tại, họ mới chỉ sử dụng nó trên chiến trường đúng 02 lần. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Rất nhiều người khác may mắn sống sót ở thời điểm bom nổ, vẫn không thoát khỏi số phận do mắc bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác trong nhiều năm sau đó.
Quả bom nguyên tử đầu tiên được phát triển tại Los Alamos, New Mexico, trong khuôn khổ một chương trình nghiên cứu kéo dài từ 1942 - 1945, gọi là Dự án Manhattan, do chính phủ Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, ý tưởng ban đầu của chương trình xuất phát vào năm 1939 bởi các nhà khoa học Mỹ - một vài trong số đó là người tị nạn chạy trốn chính quyền phát-xít ở châu Âu - giữa nỗi sợ rằng các nhà khoa học Đức Quốc xã cũng đang nghiên cứu lợi dụng phản ứng phân hạch để tạo nên vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trước đó, vào năm 1938, 3 nhà khoa học Đức ở Berlin đã phân tách thành công các nguyên tử uranium, khám phá ra phản ứng phân hạch.
Trong số các nhà khoa học Mỹ nói trên có Enrico Fermi - người vừa trốn chạy khỏi phát xít Ý, Leo Szilard, và Albert Einstein - hai người Do Thái chạy trốn phát xít Đức. Vào thời điểm đó, họ quyết định phải thông báo cho Tổng thống Mỹ, Franklin D. Roosevelt, rằng Đức Quốc xã nhiều khả năng đang tìm cách phát triển vũ khí nguyên tử.
Fermi từng gặp các quan chức chính phủ vào đầu năm 1939 để bày tỏ mối quan ngại của mình, nhưng ông và các nhà khoa học khác, như Szilard, lại thuyết phục Einstein liên hệ trực tiếp Tổng thống, với hi vọng rằng những lời cảnh báo từ một nhà khoa học tiếng tăm sẽ được đón nhận một cách nghiêm túc. Einstein viết một bức thư lên Tổng thống, đề xuất rằng nước Mỹ cần bắt đầu nghiên cứu vũ khí nguyên tử trước khi Đức Quốc xã phát triển thành công loại bom này.
Về sau, Einstein chính là người phản đối gay gắt việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nhật Bản, đồng thời hối tiếc vì đã viết bức thư nói trên. “Nếu tôi biết người Đức không phát triển thành công bom nguyên tử, tôi đã chẳng làm gì rồi” - Einstein nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1947.
Sau bức thư của Einstein, chính phủ Mỹ bắt đầu điều tra về tiềm năng khai thác phản ứng phân hạch cho các ứng dụng quân sự. Nhưng dự án phát triển vũ khí hạt nhân phải đến năm 1942 mới bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc, giữa nỗi lo sợ phe Đồng Minh cũng đang chạy đua với Đức Quốc xã để phát triển bom hạt nhân. (Trên thực tế, Đức Quốc xã không hề tiến đến kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân. Dù đánh giá là khả thi, họ đã chọn con đường tập trung vào phát triển lò phản ứng chứ không phải vũ khí).
Nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển bom hạt nhân còn có sự góp mặt của các tổ chức khoa học và công nghiệp, với vô số cơ sở đặt trên toàn đất nước. Trung tâm của Dự án Manhattan ở Los Alamos được chỉ định là phòng thí nghiệm chính, kiêm nhà máy lắp ráp.
Đến năm 1943, mọi kết quả xoay quanh việc phát triển bom nguyên tử phần lớn chỉ nằm trên lý thuyết, dựa trên nhiều cuộc thử nghiệm được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau khắp nước Mỹ. Cũng trong năm này, phía Mỹ bắt tay vào chế tạo và lắp ráp vũ khí hạt nhân tại Los Alamos.
Mùa hè năm 1945, vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới đã sẵn sàng để thử nghiệm. Ngày 6/7/1945, quả bom này được kích nổ ở Trường thử bom Alamogordo, cách Los Alamos 210 dặm về phía nam.
Cuộc thử nghiệm được đặt tên là Trinity này sử dụng một vũ khí plutonium với sức công phá tương đương 18.000 tấn TNT, được cho nổ trên đỉnh một tòa tháp bằng thép cao 30,5 mét ngay trước bình minh.
Vụ nổ tạo ra luồng sáng chói lóa nhìn thấy được từ cách đó 200 dặm, tỏa ra sóng nhiệt và sóng xung kích siêu mạnh khiến tòa tháp bốc hơi, biến đường sá và đất cát quanh đó thành thủy tinh. Nó còn tạo ra một đám mây hình nấm cao 12,2 mét.
Cuộc thử nghiệm thành công này đồng nghĩa Mỹ đã sẵn sàng để sử dụng vũ khí nguyên tử. Tháng 8/1945, những quả bom được sản xuất bởi Dự án Manhattan được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Những gì xảy ra tiếp theo, chúng ta đều đã biết.
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ tiếp tục thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân, và nhiều quốc gia khác - Liên bang Soviet, Vương quốc Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên, và Israel - cũng phát triển vũ khí của riêng họ.
Số lượng vũ khí hạt nhân đạt mức cao nhất trong thập niên 1980, hơn 60.000 bom hạt nhân giữa Chiến tranh lạnh. Kể từ đó, con số này đã giảm nhiều, nhưng đến nay trên toàn thế giới hiện vẫn còn hơn 12.000 vũ khí hạt nhân đang được lưu trữ. Chúng tiềm ẩn một nguy cơ cực kỳ đáng sợ cho tương lai của nhân loại.
“Cả Mỹ và Nga đều trữ hàng trăm vũ khí hạt nhân sẵn sàng chờ kích hoạt, có nghĩa là họ luôn sẵn sàng phóng bom hạt nhân trong vòng vài phút. Một món vũ khí hạt nhân duy nhất cũng có thể phá hủy một thành phố và cướp đi hàng triệu sinh mạng” - theo Jennifer Knox, nhà nghiên cứu chính sách tại Chương trình An ninh Toàn cầu thuộc Union of Concerned Scientists.
“Thiệt hại về con người mà vũ khí hạt nhân gây ra là không thể đo đếm được, và những hệ quả về kinh tế, chính trị, và xã hội kéo theo sẽ thay đổi thế giới mãi mãi. Ngày nào chúng ta còn lệ thuộc vào những vũ khí đó, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với một nguy cơ nhân đạo khủng khiếp trên toàn cầu.” - bà nói.
Tham khảo: Newsweek
>>> Vũ khí hạt nhân tàn khốc đến mức nào mà Putin đe dọa, ông Trump cảnh báo Chiến tranh Thế giới thứ 3? Làm gì để sống sót qua bom hạt nhân?