Nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip hàng đầu Châu Âu ASML vừa đưa ra cảnh báo, chuỗi cung ứng bán dẫn thế giới sẽ đối mặt với sự gián đoạn, nếu Mỹ buộc họ ngừng bán thiết bị của mình cho Trung Quốc.
Peter Wennink, CEO của ASML, tiết lộ với các nhà đầu tư: “Tôi nghĩ chúng ta cần thừa nhận Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Không chỉ với tiến trình đã trưởng thành và còn cả những phân khúc bán dẫn tiên tiến. Đó là một nhà cung cấp rất quan trọng cho thị trường toàn cầu. Thế nên, cần cẩn thận với những hành động sẽ thực hiện.”
Wenning lưu ý, kế hoạch hạn chế vận chuyển những hệ thống quang khắc DUV đến Trung Quốc đã được các chính trị gia đề ra một khoảng thời gian. Tuy nhiên, thế giới “không thể bỏ qua thực tế” rằng Trung Quốc đủ năng lực sản xuất có thể cung cấp cho thị trường điện tử toàn cầu.
Dẫu không phải là công cụ sản xuất chip tiên tiến nhất, thế nhưng, thiết bị DUV lại là một loại máycần thiết để chế tạo các con chip trong mọi thiết bị điện tử trên toàn cầu. Việc cấm vận chuyển một công cụ sản xuất quan trọng như vậy đến Trung Quốc có thể giáng một đòn mạnh vào tham vọng bán dẫn của Bắc Kinh.
ASML đã không thể vận chuyển cỗ máy quang khắc EUV tiên tiến nhất, vốn cần thiết cho chip smartphone mới nhất và mạnh nhất, cho công ty sản xuất chip SMIC của Trung Quốc từ cuối năm 2019 do các áp lực từ Mỹ.
Mỹ muốn gây áp lực buộc nhà cung cấp công cụ sản xuất Hà Lan ngừng bán thiết bị DUV cho Trung Quốc. Ngoại trưởng Hà Lan xác nhận với truyền thông địa phương rằng Mỹ và Hà Lan đang thảo luận về vấn đề này.
Trung Quốc là quốc gia mua trang thiết bị sản xuất bán dẫn lớn nhất trong năm 2021 với mức chi tiêu lên đến 29,62 tỉ USD, tăng 58%. Con số này cao hơn mức 24,98 tỉ của Hàn Quốc và 24,94 tỉ USD của Đài Loan.
Hai nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc, SMIC và Hua Hong Semiconductor, đã cùng nhau kiểm soát khoảng 10% thị trường toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất chip theo hợp đồng.
Trong khi đó, Wennink ám chỉ ASML có khả năng tăng giá bán thiết bị do chi phí nhân công, năng lượng và vật liệu tăng lên. Đây là lần đầu tiên một công ty cấp chip hàng đầu trên toàn cầu thực hiện điều đó.
Vị CEO này cho biết, ASML đang “thảo luận” với khách hàng và nhà cung cấp để tìm ra một “cách hợp lý” trong việc chia sẻ gánh nặng chi phí gia tăng, vốn đang ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty. Không chỉ ASML, cả TSMC, Samsung và Intel đều đã thông báo tăng giá. Ngành bán dẫn đang gặp khó khăn và lệnh cấm sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
>>> Trung Quốc đã thâm nhập thị trường cảm biến hình ảnh như thế nào?
Nguồn: Nikkei Asia
Peter Wennink, CEO của ASML, tiết lộ với các nhà đầu tư: “Tôi nghĩ chúng ta cần thừa nhận Trung Quốc là một mắt xích quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn. Không chỉ với tiến trình đã trưởng thành và còn cả những phân khúc bán dẫn tiên tiến. Đó là một nhà cung cấp rất quan trọng cho thị trường toàn cầu. Thế nên, cần cẩn thận với những hành động sẽ thực hiện.”
Wenning lưu ý, kế hoạch hạn chế vận chuyển những hệ thống quang khắc DUV đến Trung Quốc đã được các chính trị gia đề ra một khoảng thời gian. Tuy nhiên, thế giới “không thể bỏ qua thực tế” rằng Trung Quốc đủ năng lực sản xuất có thể cung cấp cho thị trường điện tử toàn cầu.
ASML đã không thể vận chuyển cỗ máy quang khắc EUV tiên tiến nhất, vốn cần thiết cho chip smartphone mới nhất và mạnh nhất, cho công ty sản xuất chip SMIC của Trung Quốc từ cuối năm 2019 do các áp lực từ Mỹ.
Mỹ muốn gây áp lực buộc nhà cung cấp công cụ sản xuất Hà Lan ngừng bán thiết bị DUV cho Trung Quốc. Ngoại trưởng Hà Lan xác nhận với truyền thông địa phương rằng Mỹ và Hà Lan đang thảo luận về vấn đề này.
Trung Quốc là quốc gia mua trang thiết bị sản xuất bán dẫn lớn nhất trong năm 2021 với mức chi tiêu lên đến 29,62 tỉ USD, tăng 58%. Con số này cao hơn mức 24,98 tỉ của Hàn Quốc và 24,94 tỉ USD của Đài Loan.
Trong khi đó, Wennink ám chỉ ASML có khả năng tăng giá bán thiết bị do chi phí nhân công, năng lượng và vật liệu tăng lên. Đây là lần đầu tiên một công ty cấp chip hàng đầu trên toàn cầu thực hiện điều đó.
Vị CEO này cho biết, ASML đang “thảo luận” với khách hàng và nhà cung cấp để tìm ra một “cách hợp lý” trong việc chia sẻ gánh nặng chi phí gia tăng, vốn đang ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty. Không chỉ ASML, cả TSMC, Samsung và Intel đều đã thông báo tăng giá. Ngành bán dẫn đang gặp khó khăn và lệnh cấm sẽ chỉ khiến tình hình tồi tệ hơn.
>>> Trung Quốc đã thâm nhập thị trường cảm biến hình ảnh như thế nào?
Nguồn: Nikkei Asia