myle.vnreview
Writer
Hà Nội vừa phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng. Vậy báo động lũ sông Hồng ở Hà Nội được kích hoạt dựa trên mực nước như thế nào?
Đêm 10/9/2024, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội ký ban hành Lệnh Báo động lũ. Theo đó, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (qua Long Biên) hồi 23 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 là 10,50 m (mực nước báo động II là 10,50 m).
Do đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội ban hành Lệnh Báo động II trên sông Hồng vào hồi 23 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Liên quan đến cảnh báo lũ trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông.
Theo đó, lệnh báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt khi mực nước như sau:
Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.
Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà Nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m
3 cấp báo động lũ
Theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg, cấp báo động lũ được phân thành 3 cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Cụ thể:
+ Cấp báo động 1: Mực nước sông, suối dâng cao, bắt đầu gây ngập lụt nhẹ tại các vùng đất thấp. Nguy cơ đe dọa an toàn của một số khu vực, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng.
+ Cấp báo động 2: Lũ tiếp tục dâng cao, gây ngập lụt diện rộng, ảnh hưởng đến các vùng bằng phẳng, ngoại trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ bởi đê điều. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xói lở đê, cầu và bờ sông.
+ Cấp báo động 3: Đây là mức lũ nguy hiểm nhất, khi mực nước đã rất cao, gây ngập lụt toàn diện, kể cả trong các thành phố. Nguy cơ thiệt hại về cơ sở hạ tầng và an toàn của hệ thống đê điều ven sông trở nên rất nghiêm trọng.
Mỗi cấp báo động đi kèm với tín hiệu báo động lũ tương ứng.
- Báo động số 1: Khi nước đạt mức Báo động số 1, tín hiệu sẽ là một đèn nhấp nháy màu xanh.
- Báo động số 2: Khi nước đạt mức Báo động số 2, sẽ có hai đèn nhấp nháy màu xanh.
- Báo động số 3: Khi nước đạt mức Báo động số 3, ba đèn nhấp nháy màu xanh sẽ được bật.
Đêm 10/9/2024, ông Nguyễn Xuân Đại - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội ký ban hành Lệnh Báo động lũ. Theo đó, căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (qua Long Biên) hồi 23 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 là 10,50 m (mực nước báo động II là 10,50 m).
Do đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội ban hành Lệnh Báo động II trên sông Hồng vào hồi 23 giờ 30 phút ngày 10/9/2024 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Liên quan đến cảnh báo lũ trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông.
Theo đó, lệnh báo động lũ sông Hồng tại Hà Nội được kích hoạt khi mực nước như sau:
Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.
Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà Nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m
3 cấp báo động lũ
Theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg, cấp báo động lũ được phân thành 3 cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Cụ thể:
+ Cấp báo động 1: Mực nước sông, suối dâng cao, bắt đầu gây ngập lụt nhẹ tại các vùng đất thấp. Nguy cơ đe dọa an toàn của một số khu vực, nhưng chưa đến mức nghiêm trọng.
+ Cấp báo động 2: Lũ tiếp tục dâng cao, gây ngập lụt diện rộng, ảnh hưởng đến các vùng bằng phẳng, ngoại trừ những thị trấn và thành phố được bảo vệ bởi đê điều. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xói lở đê, cầu và bờ sông.
+ Cấp báo động 3: Đây là mức lũ nguy hiểm nhất, khi mực nước đã rất cao, gây ngập lụt toàn diện, kể cả trong các thành phố. Nguy cơ thiệt hại về cơ sở hạ tầng và an toàn của hệ thống đê điều ven sông trở nên rất nghiêm trọng.
Mỗi cấp báo động đi kèm với tín hiệu báo động lũ tương ứng.
- Báo động số 1: Khi nước đạt mức Báo động số 1, tín hiệu sẽ là một đèn nhấp nháy màu xanh.
- Báo động số 2: Khi nước đạt mức Báo động số 2, sẽ có hai đèn nhấp nháy màu xanh.
- Báo động số 3: Khi nước đạt mức Báo động số 3, ba đèn nhấp nháy màu xanh sẽ được bật.