Các nhà khoa học tìm cách lai tạo cá sấu với…cá da trơn

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Một nhóm các nhà khoa học mới đây đã tiến hành cấy ghép gen cathelicidin của loài cá sấu châu Mỹ vào bộ gen của cá da trơn. Cathelicidin là một gen kháng khuẩn đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của động vật, mang lại khả năng bảo vệ giúp chống chọi các mầm bệnh khác nhau, bao gồm cả vi khuẩn và virus.
Các nhà nghiên cứu đã đưa loại gen kháng khuẩn này vào một khu vực thuộc bộ gen của cá da trơn vốn mã hóa cho một loại hormone sinh sản thiết yếu. Sản phẩm cá da trơn sau khi ghép gen được ghi nhận có khả năng kháng bệnh tật được tăng lên đáng kể, cũng như ngăn chặn việc sinh sản quá mức.

Con lai khỏe mạnh hơn, nhưng vô sinh

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ góp phần gây biến đổi khí hậu, mà còn trực tiếp chịu ảnh hưởng tác động ngược từ vấn đề này. Cá da trơn chiếm hơn 50% nhu cầu cá nuôi trong các trang trại ở Mỹ. Tuy nhiên, có đến gần 45% tổng số cá da trơn không thể sống sót qua giai đoạn có kích thước bằng ngón tay, thực trạng này đã trực tiếp đe dọa đến môi trường và tính bền vững của ngành thủy sản.
Cá da trơn không chỉ rất dễ bị nhiễm khuẩn và căng thẳng phi sinh học mà còn phát triển cơ chế kháng cả thuốc kháng sinh. Các nhà khoa học đang nỗ lực gia tăng các ưu thế của giống cá nuôi nước ngọt này trước các hoàn cảnh bất lợi của chúng, bằng cách truyền cho chúng một gen có tác dụng chống lại bệnh tật từ loài cá sấu châu Mỹ.

Các nhà khoa học tìm cách lai tạo cá sấu với…cá da trơn
Cá da trơn đuôi đỏ
Hệ thống CRISPR (Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats) đã cách mạng hóa việc sửa đổi gen, giúp quá trình chỉnh sửa gen diễn ra chính xác, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn. Một nhóm nghiên cứu do Rex Dunham và Baofeng Su tại Đại học Auburn, Alabama dẫn đầu đã sử dụng Cas9 - một trong những enzyme được sản xuất bởi hệ thống CRISPR - để tiến hành tích hợp gen cathelicidin từ cá sấu châu Mỹ vào DNA của cá da trơn.
Tỷ lệ sống sót của cá đã được chuyển gen cao hơn từ 100% - 400% so với đồng loại hoang dã ở bản địa. Nhóm nghiên cứu cho biết, đặc tính vô sinh của giống cá mới được tạo ra này giúp ngăn chặn tác động của chúng đối với hệ sinh thái cũng như “ngăn chặn việc thiết lập các kiểu gen chuyển gen hoặc nội địa trong môi trường tự nhiên”.

Tính khả thi và vấn đề đạo đức

Dù giống cá lai không thể sinh sản và lấn át các đồng loại sinh trưởng trong tự nhiên của chúng do đặc tính vô sinh, nhu cầu đối với giống cá từ phòng thí nghiệm này vẫn là một câu hỏi lớn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng CRISPR cũng đặt ra những nghi ngờ về tính khả thi của kỹ thuật này, vì thực tế dường như đã cho thấy “
quá khó để có thể tạo ra đủ số lượng cá thể mới nhằm đạt được một thế hệ cá biến đổi gen có triển vọng và khỏe mạnh về mặt di truyền”, Greg Lutz, một chuyên gia về di truyền nuôi trồng thủy sản tại Đại học bang Louisiana cho biết.
Ngoài ra, chưa có sự đảm bảo chắc chắn cho việc đồng ý phê duyệt sử dụng loại cá lai này phục vụ làm thực phẩm cho con người do những lo ngại về mặt đạo đức xung quanh vấn đề biến đổi gen, cùng rủi ro gây ra những hậu quả không mong muốn khi sử dụng CRISPR. Cuối cùng, mặc dù các nhà nghiên cứu khẳng định rằng họ sẽ “
ăn nó ngay lập tức”, nhưng sự chấp nhận của công chúng đối với loài “cá lai cá sấu” mới mẻ này vẫn là một thách thức không thể tránh khỏi.
Tham khảo: InterestingEngineering
Hạ Kiến Khuê, nhà khoa học từng chỉnh sửa gen thai nhi, vừa được ra tù
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top