Nhung Phan
Intern Writer
Bạn biết những lệnh “bí mật” khiến ChatGPT thông minh hơn hẳn không?
Chỉ cần vài chữ cái, bạn có thể biến ChatGPT thành trợ lý giỏi hơn, nhanh hơn và viết ra nội dung hợp ý bạn đến bất ngờ.
Không ít người mất hàng giờ để học cách viết prompt đúng, chi tiết và dài dòng để ép ChatGPT hiểu mình muốn gì. Nhưng hóa ra, có những lệnh rất ngắn, đơn giản, chỉ vài ký tự, lại có thể kích hoạt đúng “chế độ” bạn cần. Một người dùng trên diễn đàn Reddit “ChatGPTPromptGenius” đã chia sẻ 4 từ khóa gọn mà mạnh, gần như là mã lệnh tắt, để bạn tận dụng sức mạnh của ChatGPT dễ dàng hơn.
Dưới đây là 4 lệnh đơn giản mà ai dùng ChatGPT cũng nên biết:
Nếu thấy cách giải thích đó hơi “trẻ con” quá, bạn có thể thử ELI10, ELI15... để tăng độ phức tạp tùy theo trình độ bạn muốn.
Tuy nhiên, đừng quên kiểm tra lại thông tin quan trọng, vì đôi khi máy cũng... đoán hơi quá tay.
Bạn có thể tuỳ biến thêm, ví dụ: “Humanize but keep it professional” để vừa thân thiện, vừa lịch sự.
Bạn không cần trở thành chuyên gia prompt, cũng không cần nhớ hàng trăm câu lệnh rườm rà. Chỉ cần nhớ 4 mã: ELI5, TLDR, Jargonize, Humanize, là bạn đã có thể điều chỉnh cách ChatGPT phản hồi theo mục tiêu của mình.
Câu hỏi dành cho bạn: Bạn thường xuyên cần ChatGPT làm gì nhất: tóm tắt, giải thích, viết email hay viết nội dung mạng xã hội? (Tomsguide)
Chỉ cần vài chữ cái, bạn có thể biến ChatGPT thành trợ lý giỏi hơn, nhanh hơn và viết ra nội dung hợp ý bạn đến bất ngờ.
Không ít người mất hàng giờ để học cách viết prompt đúng, chi tiết và dài dòng để ép ChatGPT hiểu mình muốn gì. Nhưng hóa ra, có những lệnh rất ngắn, đơn giản, chỉ vài ký tự, lại có thể kích hoạt đúng “chế độ” bạn cần. Một người dùng trên diễn đàn Reddit “ChatGPTPromptGenius” đã chia sẻ 4 từ khóa gọn mà mạnh, gần như là mã lệnh tắt, để bạn tận dụng sức mạnh của ChatGPT dễ dàng hơn.

1. ELI5: Giải thích dễ như nói với trẻ em
ELI5 là viết tắt của “Explain Like I’m 5” – nghĩa là “giải thích như tôi mới 5 tuổi”. Khi bạn gõ “ELI5 + chủ đề”, ChatGPT sẽ tự động đơn giản hóa mọi thứ, biến những khái niệm phức tạp thành lời giải thích dễ hiểu đến bất ngờ. Ví dụ: “ELI5 lỗ đen” sẽ ra một đoạn giải thích dễ hiểu hơn bất kỳ sách vở nào.Nếu thấy cách giải thích đó hơi “trẻ con” quá, bạn có thể thử ELI10, ELI15... để tăng độ phức tạp tùy theo trình độ bạn muốn.

2. TLDR: Tóm gọn nhanh như chớp
Khi bạn cần ChatGPT đọc và tóm tắt một tài liệu dài, chỉ cần gõ “TLDR” (Too Long, Didn’t Read) rồi dán nội dung vào. ChatGPT sẽ tự động rút gọn lại các ý chính, giúp bạn tiết kiệm thời gian đọc cả đoạn văn dài loằng ngoằng.Tuy nhiên, đừng quên kiểm tra lại thông tin quan trọng, vì đôi khi máy cũng... đoán hơi quá tay.
3. Jargonize: Thêm chút “chuyên gia” vào lời nói
Muốn viết một bài đăng trên LinkedIn cho ra vẻ chuyên môn cao? Hay email cho sếp mà vẫn thể hiện được bạn hiểu sâu vấn đề? Chỉ cần gõ “Jargonize: [văn bản của bạn]”, ChatGPT sẽ tự động nâng cấp văn phong, thêm vào các thuật ngữ chuyên ngành, khiến bạn trông như người dày kinh nghiệm.4. Humanize: Viết như người thật, nói chuyện có cảm xúc
Trái ngược với Jargonize, lệnh “Humanize:” sẽ khiến ChatGPT viết tự nhiên, gần gũi và có chất “con người” hơn. Nội dung trở nên mềm mại, giàu cảm xúc, mang phong cách trò chuyện, rất phù hợp cho mạng xã hội, email thân mật hoặc các nội dung cần sự gắn kết.Bạn có thể tuỳ biến thêm, ví dụ: “Humanize but keep it professional” để vừa thân thiện, vừa lịch sự.
Bạn không cần trở thành chuyên gia prompt, cũng không cần nhớ hàng trăm câu lệnh rườm rà. Chỉ cần nhớ 4 mã: ELI5, TLDR, Jargonize, Humanize, là bạn đã có thể điều chỉnh cách ChatGPT phản hồi theo mục tiêu của mình.
Câu hỏi dành cho bạn: Bạn thường xuyên cần ChatGPT làm gì nhất: tóm tắt, giải thích, viết email hay viết nội dung mạng xã hội? (Tomsguide)