Internet luôn là môi trường lý tưởng để phát triển những mối quan hệ ảo, một mặt nó giúp kết nối con người ở mọi nơi, mặt khác nó cũng là công cụ lừa đảo hữu ích với bọn tội phạm. Khi công nghệ bảo mật trực tuyến ngày càng phát triển, vấn nạn này ngược lại cũng nở rộ hơn bao giờ hết.
Trong bốn tháng, Lydia Chng, 38 tuổi, một y tá Malaysia làm việc tại Singapore, nghĩ rằng cô đang nói chuyện với Li Beizhi, một nhà thiết kế nội thất 34 tuổi đến từ Thượng Hải sống ở Vancouver. Khi hai người tình cờ tìm thấy nhau trên WhatsApp, Lydia đã nghe Li kể chuyện về thời thơ âu của hắn ta, về việc được bà ngoại nuôi dưỡng sau khi bố mẹ ly hôn, còn về tình yêu mãnh liệt với vẽ tranh.
Sau những giờ làm việc căng thẳng, Lydia cảm thấy rất thoải mái khi trò chuyện với một người lạ. Hắn nói hai người chính là định mệnh của nhau.
Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của Lydia. Kẻ mà cô coi là người bạn tâm giao thực chất là một mắt xích trong dây chuyền lừa đảo trực tuyến có tổ chức, gọi bằng tiếng Trung Quốc là âm mưu "mổ lợn". Cô cũng chỉ là một trong số hàng nghìn nạn nhân của ngành công nghiệp bất hợp pháp này.
Chúng sử dụng các kịch bản, chiến thuật tâm lý và hình ảnh được thu thập từ các tài khoản mạng xã hội, hoặc trang web để xây dựng ấn tượng ban đầu tốt, tạo thiện cảm cho mục đích lừa đảo lâu dài. Điển hình như thuyết phục nạn nhân mua dự án tiền mã hóa không thật, hoặc những sản phẩm đầu tư gian lận khác.
Những hoạt động này tổ chức trên quy mô công nghiệp, hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Các băng nhóm tội phạm giám sát hoạt động phần lớn là người Trung Quốc, nhưng cũng có thể đến từ các khu vực khác. Chúng thậm chí hối lộ chính quyền địa phương để che dấu hành vi phạm pháp.
Một vài trong số những địa điểm hoạt động có đến hàng nghìn người tham gia. Nhiều người trong đó bị lừa đến Campuchia và Myanmar vì trót tin vào cam kết “đầu môi” về một công việc lương cao, nhưng cuối cùng, lại bị giam cầm và chịu đe dọa bạo lực để thực hiện hành vi lừa đảo.
Nikkei Asia đã phỏng vấn khoảng một chục người đã trốn thoát hoặc được giải cứu khỏi các băng nhóm như vậy ở Campuchia. Người đàn ông tên Li mà Lydia nghĩ rằng đang sống ở bờ biển phía Tây Canada thực chất đăng nhập vào WhatsApp thông qua một chiếc iPhone 5 có địa chỉ IP ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Mặc dù không có số liệu cụ thể về các vụ lừa đảo tình cảm ở Trung Quốc, nhưng vào năm 2020, các cơ quan an ninh công cộng của nước này đã truy quét 256.000 vụ "gian lận mạng viễn thông". Theo bản tin chính phủ, cuộc truy quét đã giúp tiết kiệm khoảng 18 tỷ USD.
Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO) là nơi chịu trách nhiệm điều tra những vụ lừa đảo có phạm vi ngoài Trung Quốc. Tổ chức này đặc biệt vì được thành lập bởi những nạn nhân của “mổ lợn”.
“Tôi muốn truyền bá nhận thức về vấn nạn này”, người sáng lập tổ chức - Xellos - cho biết. Giống như tất cả 50 thành viên cốt lõi, Xellos tình nguyện dành thời gian của mình để điều hành tổ chức, mặc dù trong quá khứ cô đã chịu tổn thất kinh tế nặng nề vì là nạn nhân một vụ lừa đảo. Cô đã bị mất 80.000 USD vào tay người đàn ông vô tình gặp trên app hẹn hò.
"Tôi đã mất căn hộ của mình vì nếu không bán nó, tôi sẽ không có đủ tiền để trả nợ. Tôi nghĩ 80 nghìn là quá nhiều, nhưng một số người Mỹ mà tôi tư vấn đã mất từ 280.000 USD, 400.000 USD đến nửa triệu, thậm chí 2 triệu USD", cô nói với Nikkei Asia.
GASO nhanh chóng trở thành một dịch vụ quan trọng. Họ hỗ trợ trò chuyện 24 giờ cho các nạn nhân, và đã trở thành một kho lưu trữ thông tin quan trọng về ngành công nghiệp bất hợp pháp. Tổ chức đã tiết lộ tên của các trang web, ứng dụng đầu tư giả mạo, trang web hẹn hò, cũng như nền tảng truyền thông xã hội mà những kẻ lừa đảo sử dụng.
Một số thành viên GASO đã lấy được thông tin trên nhờ áp dụng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”, họ dùng chính cách thức bản thân từng bị lừa để bẫy bọn tội phạm. Một số người đã lấy lại tiền bị lừa, số khác biết được những thông tin quan trọng.
GASO cũng đã khảo sát gần 400 trong số hơn 900 nạn nhân đã liên hệ kể từ khi nhóm được thành lập. Kết quả cho thấy phần lớn nạn nhân là phụ nữ châu Á thuộc thế hệ gen Y, một số đã có bằng cử nhân đại học. Tổng số tiền thiệt hại trung bình là khoảng 122.000 USD.
Tuy nhiên, hiện tại, những kẻ lừa đảo không còn giới hạn danh sách đối tượng mục tiêu chỉ trong Trung Quốc. "Người Trung Quốc đã biết về điều đó một thời gian, và những kẻ lừa đảo đã bị đuổi ra khỏi đó. Vì vậy chúng đi tìm thị trường còn mới với hành vi lừa đảo mạng”, Grace Y, thành viên GASO cho biết.
“Điển hình như Đài Loan và Singapore, và bây giờ chúng đang tìm đường trên khắp thế giới. Khi chúng tôi phát hiện nạn nhân Mỹ bị lừa bằng tiếng Anh, tôi biết bọn chúng đang nâng cấp hoạt động”, cô nói.
Trước tình hình lừa đảo qua mạng gia tăng trên quy mô toàn cầu, các nhà chức trách ở Úc và Mỹ đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp. Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc thông báo vào tháng Hai rằng, họ đã tiếp nhận hơn 400 báo cáo về các vụ lừa đảo qua mạng, dẫn đến mức thiệt hại hơn 37 triệu USD.
Vào tháng 9, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cho biết trong sáu tháng đầu năm 2021, họ đã nhận hơn 1.800 đơn khiếu nại về các kế hoạch lừa đảo tinh vi, thiệt hại 133 triệu USD.
Li đã đưa ra ý tưởng mua bất động sản ở Singapore để hắn và cô có thể gần gũi nhau . hơn. Hắn nói muốn đi du lịch cùng cô nhưng lo ngại điều kiện tài chính của cô. Sau đó hắn gợi ý người chú của hắn đang có một khoản đầu tư tiền điện tử ổn định với 10% lợi nhuận hàng tháng. Li đề xuất Lydia nên tham dự cùng để nhanh chóng tích góp đủ tiền cho chuyến du lịch.
Theo FBI, nạn nhân như Lydia ban đầu được chuyển hướng đến một ứng dụng hoặc trang web lừa đảo, nơi họ chỉ gửi một số tiền nhỏ. Tài khoản trực tuyến được thành lập, thông báo lợi nhuận thu được, và người đầu tư có thể rút số tiền nhỏ này ra.
Khi đã chứng minh cho nạn nhân thấy khả năng thu được lợi nhuận, nhóm lừa đảo tiếp tục dụ dỗ họ đầu tư thêm tiền lớn. Khoản đầu tư tăng đồng nghĩa họ sẽ không thể rút tiền ra. Nếu muốn rút, bộ phận chăm sóc khách hàng của tổ chức sẽ ngay lập tức yêu cầu đóng thêm một vài loại phí bổ sung. Ngay sau đó, nạn nhân sẽ bị chặn liên lạc một chiều.
Ngoài tiền bạc, nạn nhân còn bị yêu cầu gửi ảnh nhạy cảm của bản thân họ. Lydia đã tin tưởng và gửi ảnh của cô ấy cho hắn, nhưng không biết đó chỉ là chiêu trò để uy hiếp nạn nhân.
"Tôi cảm thấy như mất đi danh tính của mình vì những bức ảnh. Tôi mất tiền và lòng tin. Tôi không còn tin tưởng vào bản thân mình nữa. Tôi thậm chí đã có ý định *****", cô nói.
Chng hiện đang làm việc để làm lại cuộc đời. Cô đã tham gia GASO với tư cách là một tình nguyện viên, thường xuyên trò chuyện với những nạn nhân mới trên dịch vụ trò chuyện 24 giờ của nhóm. Hơn hết, cô muốn không ai rơi vào tình cảnh giống mình, rơi vào tình cảm ảo.
"Tôi chỉ muốn tạo ra nhận thức cho mọi người, để không ai phải trải qua những gì tôi đã trải qua", cô nói.
Nguồn: Nikkei Asia
Sau những giờ làm việc căng thẳng, Lydia cảm thấy rất thoải mái khi trò chuyện với một người lạ. Hắn nói hai người chính là định mệnh của nhau.
Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của Lydia. Kẻ mà cô coi là người bạn tâm giao thực chất là một mắt xích trong dây chuyền lừa đảo trực tuyến có tổ chức, gọi bằng tiếng Trung Quốc là âm mưu "mổ lợn". Cô cũng chỉ là một trong số hàng nghìn nạn nhân của ngành công nghiệp bất hợp pháp này.
Chúng sử dụng các kịch bản, chiến thuật tâm lý và hình ảnh được thu thập từ các tài khoản mạng xã hội, hoặc trang web để xây dựng ấn tượng ban đầu tốt, tạo thiện cảm cho mục đích lừa đảo lâu dài. Điển hình như thuyết phục nạn nhân mua dự án tiền mã hóa không thật, hoặc những sản phẩm đầu tư gian lận khác.
Vươn xa hơn
Đường dây lừa đảo này ban đầu chỉ tồn tại ở Trung Quốc, giờ đang tiến hóa để vươn cánh tay ra thị trường quốc tế. Mục tiêu của chúng là người nói tiếng Anh, tập trung ở vài quốc gia châu Á, Châu Âu, Mỹ và Úc.Những hoạt động này tổ chức trên quy mô công nghiệp, hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Các băng nhóm tội phạm giám sát hoạt động phần lớn là người Trung Quốc, nhưng cũng có thể đến từ các khu vực khác. Chúng thậm chí hối lộ chính quyền địa phương để che dấu hành vi phạm pháp.
Một vài trong số những địa điểm hoạt động có đến hàng nghìn người tham gia. Nhiều người trong đó bị lừa đến Campuchia và Myanmar vì trót tin vào cam kết “đầu môi” về một công việc lương cao, nhưng cuối cùng, lại bị giam cầm và chịu đe dọa bạo lực để thực hiện hành vi lừa đảo.
Nikkei Asia đã phỏng vấn khoảng một chục người đã trốn thoát hoặc được giải cứu khỏi các băng nhóm như vậy ở Campuchia. Người đàn ông tên Li mà Lydia nghĩ rằng đang sống ở bờ biển phía Tây Canada thực chất đăng nhập vào WhatsApp thông qua một chiếc iPhone 5 có địa chỉ IP ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Lý do mở rộng phạm vi hoạt động, GASO
Nguyên nhân tổ chức trên chuyển hướng tấn công sang thị trường quốc tế có thể vì chiến dịch tăng cường truy quét tội phạm lừa đảo mạng trong nước của Trung Quốc.Mặc dù không có số liệu cụ thể về các vụ lừa đảo tình cảm ở Trung Quốc, nhưng vào năm 2020, các cơ quan an ninh công cộng của nước này đã truy quét 256.000 vụ "gian lận mạng viễn thông". Theo bản tin chính phủ, cuộc truy quét đã giúp tiết kiệm khoảng 18 tỷ USD.
Tổ chức Chống Lừa đảo Toàn cầu (GASO) là nơi chịu trách nhiệm điều tra những vụ lừa đảo có phạm vi ngoài Trung Quốc. Tổ chức này đặc biệt vì được thành lập bởi những nạn nhân của “mổ lợn”.
“Tôi muốn truyền bá nhận thức về vấn nạn này”, người sáng lập tổ chức - Xellos - cho biết. Giống như tất cả 50 thành viên cốt lõi, Xellos tình nguyện dành thời gian của mình để điều hành tổ chức, mặc dù trong quá khứ cô đã chịu tổn thất kinh tế nặng nề vì là nạn nhân một vụ lừa đảo. Cô đã bị mất 80.000 USD vào tay người đàn ông vô tình gặp trên app hẹn hò.
"Tôi đã mất căn hộ của mình vì nếu không bán nó, tôi sẽ không có đủ tiền để trả nợ. Tôi nghĩ 80 nghìn là quá nhiều, nhưng một số người Mỹ mà tôi tư vấn đã mất từ 280.000 USD, 400.000 USD đến nửa triệu, thậm chí 2 triệu USD", cô nói với Nikkei Asia.
Một số thành viên GASO đã lấy được thông tin trên nhờ áp dụng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”, họ dùng chính cách thức bản thân từng bị lừa để bẫy bọn tội phạm. Một số người đã lấy lại tiền bị lừa, số khác biết được những thông tin quan trọng.
GASO cũng đã khảo sát gần 400 trong số hơn 900 nạn nhân đã liên hệ kể từ khi nhóm được thành lập. Kết quả cho thấy phần lớn nạn nhân là phụ nữ châu Á thuộc thế hệ gen Y, một số đã có bằng cử nhân đại học. Tổng số tiền thiệt hại trung bình là khoảng 122.000 USD.
Tuy nhiên, hiện tại, những kẻ lừa đảo không còn giới hạn danh sách đối tượng mục tiêu chỉ trong Trung Quốc. "Người Trung Quốc đã biết về điều đó một thời gian, và những kẻ lừa đảo đã bị đuổi ra khỏi đó. Vì vậy chúng đi tìm thị trường còn mới với hành vi lừa đảo mạng”, Grace Y, thành viên GASO cho biết.
“Điển hình như Đài Loan và Singapore, và bây giờ chúng đang tìm đường trên khắp thế giới. Khi chúng tôi phát hiện nạn nhân Mỹ bị lừa bằng tiếng Anh, tôi biết bọn chúng đang nâng cấp hoạt động”, cô nói.
Trước tình hình lừa đảo qua mạng gia tăng trên quy mô toàn cầu, các nhà chức trách ở Úc và Mỹ đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp. Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc thông báo vào tháng Hai rằng, họ đã tiếp nhận hơn 400 báo cáo về các vụ lừa đảo qua mạng, dẫn đến mức thiệt hại hơn 37 triệu USD.
Vào tháng 9, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cho biết trong sáu tháng đầu năm 2021, họ đã nhận hơn 1.800 đơn khiếu nại về các kế hoạch lừa đảo tinh vi, thiệt hại 133 triệu USD.
Cách thức tấn công tinh vi, đánh trúng tâm lý nạn nhân
Theo FBI, môi trường hoạt động lý tưởng của chúng thường là ứng dụng hẹn hò hoặc các trang mạng xã hội. Chúng chọn nạn nhân là những người đang cảm thấy cô đơn, cần người trò chuyện, lắng nghe tâm sự. Sau một thời gian xây dựng quan hệ, chúng sẽ dụ nạn nhân bỏ tiền vào các dự án đầu tư ảo, điển hình như trường hợp của Lydia Chng, cô đã bị mất hơn 150.000 USD.Li đã đưa ra ý tưởng mua bất động sản ở Singapore để hắn và cô có thể gần gũi nhau . hơn. Hắn nói muốn đi du lịch cùng cô nhưng lo ngại điều kiện tài chính của cô. Sau đó hắn gợi ý người chú của hắn đang có một khoản đầu tư tiền điện tử ổn định với 10% lợi nhuận hàng tháng. Li đề xuất Lydia nên tham dự cùng để nhanh chóng tích góp đủ tiền cho chuyến du lịch.
Khi đã chứng minh cho nạn nhân thấy khả năng thu được lợi nhuận, nhóm lừa đảo tiếp tục dụ dỗ họ đầu tư thêm tiền lớn. Khoản đầu tư tăng đồng nghĩa họ sẽ không thể rút tiền ra. Nếu muốn rút, bộ phận chăm sóc khách hàng của tổ chức sẽ ngay lập tức yêu cầu đóng thêm một vài loại phí bổ sung. Ngay sau đó, nạn nhân sẽ bị chặn liên lạc một chiều.
Ngoài tiền bạc, nạn nhân còn bị yêu cầu gửi ảnh nhạy cảm của bản thân họ. Lydia đã tin tưởng và gửi ảnh của cô ấy cho hắn, nhưng không biết đó chỉ là chiêu trò để uy hiếp nạn nhân.
"Tôi cảm thấy như mất đi danh tính của mình vì những bức ảnh. Tôi mất tiền và lòng tin. Tôi không còn tin tưởng vào bản thân mình nữa. Tôi thậm chí đã có ý định *****", cô nói.
Chng hiện đang làm việc để làm lại cuộc đời. Cô đã tham gia GASO với tư cách là một tình nguyện viên, thường xuyên trò chuyện với những nạn nhân mới trên dịch vụ trò chuyện 24 giờ của nhóm. Hơn hết, cô muốn không ai rơi vào tình cảnh giống mình, rơi vào tình cảm ảo.
"Tôi chỉ muốn tạo ra nhận thức cho mọi người, để không ai phải trải qua những gì tôi đã trải qua", cô nói.
Nguồn: Nikkei Asia