"Cha đẻ" kỹ thuật quang khắc ngâm tin Trung Quốc "hoàn toàn có khả năng tái định nghĩa ngành bán dẫn"

Tuan Anh Vo
Tuan Anh Vo
Phản hồi: 0

Tuan Anh Vo

Intern Writer
Gần đây, ông Lâm Bản Kiên – người được mệnh danh là “cha đẻ của kỹ thuật quang khắc ngâm”, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu bán dẫn thuộc Đại học Thanh Hoa (Đài Loan), đồng thời là cựu Phó Tổng Giám đốc R&D của TSMC – trong một cuộc phỏng vấn đã thẳng thắn bày tỏ: Trung Quốc đại lục hoàn toàn có khả năng tái định nghĩa ngành bán dẫn và đạt được thành công tương tự như DeepSeek.
1743735716190.png

Ông cho rằng Trung Quốc không nhất thiết phải bám đuổi sát sao công nghệ 7nm hay 5nm như các nước khác. Thay vào đó, họ có thể thông qua vật liệu mới và kiến trúc mới, sử dụng quy trình 7nm nhưng đạt được hiệu năng tương đương 5nm, từ đó tránh đi con đường chế tạo truyền thống tốn kém và đầy thách thức. Cũng giống như DeepSeek – không đi theo lối mòn truyền thống, nhưng lại đạt được mục tiêu một cách nhanh hơn và tốt hơn.

“Từ 5nm xuống 3nm, rồi từ 3nm xuống 2nm, về mặt kỹ thuật là có thể làm được. Nhưng cái giá phải trả là rất lớn, chi phí sẽ tăng vọt. Nếu biết tái định nghĩa vấn đề, dùng 7nm mà làm được việc của 5nm, thậm chí là của tương lai, thì có thể dùng vật liệu mới, kiến trúc mới để đạt được mục tiêu vốn dĩ cần thu nhỏ kích thước chip. Như DeepSeek gần đây, không dùng phương pháp truyền thống, nhưng lại đạt được mục tiêu nhanh hơn, tốt hơn.”

Ông Lâm cho rằng nếu cộng đồng quốc tế cứ liên tục gây áp lực, buộc Trung Quốc phải không ngừng đầu tư và nghiên cứu phát triển, thì rất có khả năng sẽ xuất hiện một “DeepSeek trong ngành bán dẫn”, khiến cho nỗ lực chế tạo chip 5nm, 3nm, 2nm của TSMC trở nên vô nghĩa.

“Lúc đó thì chúng tôi mới thật sự gặp rắc rối. Vì Trung Quốc giá thành thấp, thị trường lại lớn, nếu họ nỗ lực đầu tư và phát minh, thì khả năng cao sẽ tạo ra điều gì đó khiến cả thế giới phải choáng váng – như DeepSeek vậy.”

Khi bàn về khả năng sinh lợi của các nhà máy sản xuất wafer tại Trung Quốc đại lục, ông Tưởng Thượng Nghĩa – Giám đốc chiến lược bán dẫn của tập đoàn Hon Hai (Foxconn), cũng là cựu đồng Giám đốc điều hành TSMC – chia sẻ rằng: Nếu không có trợ cấp từ chính phủ, khả năng sinh lời thực sự của các nhà máy này sẽ bộc lộ rõ ràng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng tự chủ bán dẫn là định hướng chiến lược không thể lay chuyển của Trung Quốc, và các doanh nghiệp bán dẫn nội địa chắc chắn sẽ tìm được con đường phát triển phù hợp với chính mình.

Nói về tình trạng khó khăn hiện tại của Intel, ông Tưởng đề xuất rằng Intel nên từ bỏ kế hoạch hợp tác với TSMC, thay vào đó nên xem xét mua lại một nhà máy có công nghệ sản xuất trưởng thành, để đạt được hiệu quả bổ sung kỹ thuật, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ông Lâm Bản Kiên cũng thừa nhận, TSMC đang nắm giữ lợi thế mà các đối thủ khó lòng theo kịp. Ông nhận định rằng so với Intel và Samsung, TSMC có hàng trăm khách hàng, sản lượng lớn, tốc độ sản xuất nhanh, là điều mà các đối thủ khó có thể sánh bằng.

#Cuộcchiếnbándẫn

Nguồn: Tencent news
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top