thuha19051234
Pearl
Một nghiên cứu mới đề xuất, tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia không tham gia vào nghiên cứu cho rằng nó chưa đủ bằng chứng để có kết luận chắc chắn, bởi vì nó chưa chứng minh được mối liên hệ nguyên nhân và kết quả. Tuy nhiên, điều này một lần nữa cảnh báo cho chúng ta về việc đánh giá lại mức độ an toàn của chất tạo ngọt nhân tạo.
Theo thống kê, hiện có hàng triệu người trên thế giới đang tiêu thụ chất ngọt nhân tạo mỗi ngày, trong các sản phẩm đồ ăn và nước uống, đặc biệt là trong các loại đồ ăn kiêng như một cách để tránh tăng cân do đường. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn là bản thân nhưng chất tạo ngọt thay thế này có lợi hay có hại đến sức khỏe như thế nào, thực sự là một vấn đề gây tranh cãi.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Pháp với dữ liệu từ hơn 100.000 tình nguyện viên. Họ đã theo dõi sức khỏe và thói quen lối sống của người trưởng thành Pháp từ năm 2009 phần lớn thông qua các bảng câu hỏi được điền trực tuyến. Những người được hỏi đã tự báo cáo về chế độ ăn uống, lối sống và tiền sử bệnh của họ trong khoảng thời gian từ năm 2009-2021.
Sau đó, các chuyên gia tiếp tục so sánh mức tiêu thụ chất tạo ngọt và tỷ lệ ung thư, đồng thời điều chỉnh các biến số khác như hút thuốc, chế độ ăn uống kém, tuổi tác và hoạt động thể chất. Những người này thường xuyên hoàn thành nhật ký ăn kiêng trong 24 giờ, sử dụng chúng làm đại diện cho mức tiêu thụ chất ngọt nhân tạo điển hình. Kết quả của những tình nguyên viên này được tổng hợp trong khoảng thời gian trung bình là tám năm, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử được liên kết.
Mathilde Touvier, giám đốc nghiên cứu tại Viện INSERM của Pháp, đồng thời là người giám sát nghiên cứu, cho biết những người tham gia tiêu thụ lượng chất ngọt lớn nhất, "vượt quá mức trung bình, có nguy cơ ung thư tăng 13% so với những người không tiêu thụ". Nguy cơ liên quan này là lớn nhất đối với những người tiêu thụ aspartame và acesulfame-K. Trong số 103.000 người tham gia, 79% là phụ nữ và 37% tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo. Trong số các bệnh ung thư cụ thể, nguy cơ cao nhất là đối với ung thư vú và các bệnh ung thư khác được cho là có liên quan đến béo phì, chẳng hạn ung thư đại trực tràng, dạ dày và gan.
Các tác giả viết trong bài báo "Những kết quả này cho thấy chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong nhiều nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới, có thể đại diện cho một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng ngừa ung thư."
Từng có những cuộc tranh luận dài và rất phức tạp về tác động sức khỏe của chất tạo ngọt, được coi là không có hoặc chứa rất ít calo thay thế cho đường. Một trong số đó là nghiên cứu được tiến hành trên chuột của một nhóm các nhà nghiên cứu ở Ý được công bố vào năm 2005 cho thấy nguy cơ ung thư có thể tăng lên.
Tuy nhiên, kết luận này đã nhận về những lời chỉ trích dữ dội từ nhiều nhà khoa học khác, một phần vì liều lượng lớn không thực tế trên các con chuột trong thử nghiệm, còn một phần khác vì chuột được xem là không thể đại diện tốt cho con người. Nhìn chung cho đến nay, dữ liệu về những chất làm ngọt nhân tạo có gây hại cho con người hay không vẫn chưa có một xu hướng giải thích rõ ràng. Các loại chất ngọt như aspartame vẫn đang được xem xét để trở nên an toàn cho con người.
Còn Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đều nói rằng chất tạo ngọt không gây ung thư và chúng đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu cho phép sử dụng. Vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu đơn lẻ nào được coi là bằng chứng áp đảo cho một giải thuyết, nó chỉ có thể cho thấy mối tương quan giữa việc ăn chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ ung thư cao hơn, hoàn toàn không phải là quan hệ nhân quả.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng có những lời giả thích về mối liên hệ này, chẳng hạn những người vốn dễ bị ung thư vì những lý do khác có nhiều khả năng đã chuyển sang uống nước sô-đa ăn kiêng hoặc các sản phẩm khác có chứa chất làm ngọt nhân tạo. Nghĩa là "nguy cơ ung thư có thể tăng lên ở những người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo hơn là chính chất tạo ngọt". Điều này cũng nói rằng các tác giả đã biết phân tích kết hợp nhiều dữ liệu khác nhau và vẫn tìm thấy mối liên kết rõ ràng, trong đó đã tính đến các yếu tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến kết quả. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nói rằng không phải tất cả các chất tạo ngọt đều giống nhau, với một số chất như cỏ ngọt có lợi cho sức khỏe và dù sao thì "Chất làm ngọt nhân tạo vẫn là một công cụ hữu ích có thể giúp giảm cân khi thay thế đường - nếu sử dụng chất làm ngọt phù hợp."
Tham khảo : Gizmodo
Theo thống kê, hiện có hàng triệu người trên thế giới đang tiêu thụ chất ngọt nhân tạo mỗi ngày, trong các sản phẩm đồ ăn và nước uống, đặc biệt là trong các loại đồ ăn kiêng như một cách để tránh tăng cân do đường. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn là bản thân nhưng chất tạo ngọt thay thế này có lợi hay có hại đến sức khỏe như thế nào, thực sự là một vấn đề gây tranh cãi.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Pháp với dữ liệu từ hơn 100.000 tình nguyện viên. Họ đã theo dõi sức khỏe và thói quen lối sống của người trưởng thành Pháp từ năm 2009 phần lớn thông qua các bảng câu hỏi được điền trực tuyến. Những người được hỏi đã tự báo cáo về chế độ ăn uống, lối sống và tiền sử bệnh của họ trong khoảng thời gian từ năm 2009-2021.
Sau đó, các chuyên gia tiếp tục so sánh mức tiêu thụ chất tạo ngọt và tỷ lệ ung thư, đồng thời điều chỉnh các biến số khác như hút thuốc, chế độ ăn uống kém, tuổi tác và hoạt động thể chất. Những người này thường xuyên hoàn thành nhật ký ăn kiêng trong 24 giờ, sử dụng chúng làm đại diện cho mức tiêu thụ chất ngọt nhân tạo điển hình. Kết quả của những tình nguyên viên này được tổng hợp trong khoảng thời gian trung bình là tám năm, thông qua hồ sơ sức khỏe điện tử được liên kết.
Các tác giả viết trong bài báo "Những kết quả này cho thấy chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong nhiều nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống trên toàn thế giới, có thể đại diện cho một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi để phòng ngừa ung thư."
Từng có những cuộc tranh luận dài và rất phức tạp về tác động sức khỏe của chất tạo ngọt, được coi là không có hoặc chứa rất ít calo thay thế cho đường. Một trong số đó là nghiên cứu được tiến hành trên chuột của một nhóm các nhà nghiên cứu ở Ý được công bố vào năm 2005 cho thấy nguy cơ ung thư có thể tăng lên.
Tuy nhiên, kết luận này đã nhận về những lời chỉ trích dữ dội từ nhiều nhà khoa học khác, một phần vì liều lượng lớn không thực tế trên các con chuột trong thử nghiệm, còn một phần khác vì chuột được xem là không thể đại diện tốt cho con người. Nhìn chung cho đến nay, dữ liệu về những chất làm ngọt nhân tạo có gây hại cho con người hay không vẫn chưa có một xu hướng giải thích rõ ràng. Các loại chất ngọt như aspartame vẫn đang được xem xét để trở nên an toàn cho con người.
Còn Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ và Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đều nói rằng chất tạo ngọt không gây ung thư và chúng đã được Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu cho phép sử dụng. Vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu đơn lẻ nào được coi là bằng chứng áp đảo cho một giải thuyết, nó chỉ có thể cho thấy mối tương quan giữa việc ăn chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ ung thư cao hơn, hoàn toàn không phải là quan hệ nhân quả.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng có những lời giả thích về mối liên hệ này, chẳng hạn những người vốn dễ bị ung thư vì những lý do khác có nhiều khả năng đã chuyển sang uống nước sô-đa ăn kiêng hoặc các sản phẩm khác có chứa chất làm ngọt nhân tạo. Nghĩa là "nguy cơ ung thư có thể tăng lên ở những người sử dụng chất làm ngọt nhân tạo hơn là chính chất tạo ngọt". Điều này cũng nói rằng các tác giả đã biết phân tích kết hợp nhiều dữ liệu khác nhau và vẫn tìm thấy mối liên kết rõ ràng, trong đó đã tính đến các yếu tố gây nhiễu có thể ảnh hưởng đến kết quả. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nói rằng không phải tất cả các chất tạo ngọt đều giống nhau, với một số chất như cỏ ngọt có lợi cho sức khỏe và dù sao thì "Chất làm ngọt nhân tạo vẫn là một công cụ hữu ích có thể giúp giảm cân khi thay thế đường - nếu sử dụng chất làm ngọt phù hợp."
Tham khảo : Gizmodo