Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết

Sau loạt lệnh hạn chế xuất khẩu mới nhất đến từ Mỹ, giấc mơ tự chủ công nghệ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu không muốn nói là rất xa vời.
Vừa rồi, Mỹ tung thêm loạt biện pháp hạn chế mới nhắm vào ngành công nghệ Trung Quốc. Các con chip tiên tiến và nhiều công nghệ xuất xứ từ Mỹ bị tách biệt ra khỏi tầm với của doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực siêu máy tính. Mỹ cho rằng những công nghệ này có thể bị lợi dụng cho mục đích quân sự.
Theo 1 chuyên gia, quan hệ 2 nước đang ngày càng căng thẳng và “không bao giờ có thể quay lại như trước được nữa”. Hố sâu ngăn cách 2 quốc gia đã trở nên không thể hàn gắn. Sau đây là 1 số hạn chế mới được áp dụng:

Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Mỹ kiên quyết ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc
+ Cần có giấy phép để xuất khẩu chip tiên tiến ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc.
+ Bất cứ con chip nào do các công ty nước ngoài mà được sử dụng cho lĩnh vực siêu máy tính và AI, chỉ cần có dính dáng tới công cụ và phần mềm của Mỹ, cũng phải có giấy phép mới được xuất khẩu sang Trung Quốc.
+ Các doanh nghiệp Mỹ sẽ chịu nhiều hạn chế để xuất khẩu máy móc sang Trung Quốc nhằm phục vụ chế tạo các con chip tiên tiến.
Mỹ dường như muốn tuyên bố rằng họ đang nghiêm túc hơn bao giờ hết, săn sàng tiến hành những động thái nghiêm trọng không thể tưởng tượng được. Bằng mọi giá, Mỹ sẽ không để Trung Quốc đe dọa vị thế của mình trong bất kì lĩnh vực công nghệ nào.
Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Chip bán dẫn trở thành tâm điểm trong thương chiến Mỹ - Trung

Các biện pháp hạn chế sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Chất bán dẫn là 1 trong các sản phẩm công nghệ quan trọng nhất. Nó hiện diện ở mọi nơi từ điện thoại đến ô tô, tủ lạnh, nồi cơm điện,... Nhiều ứng dụng quân sự và trí tuệ nhân tạo cũng cần chất bán dẫn. Và đó là những lĩnh vực cực kì nhạy cảm mà Mỹ không chấp nhận để Trung Quốc vượt mặt.
Trung Quốc đã coi các lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tính toán lượng tử, chất bán dẫn cần nâng cao năng lực. Tuy nhiên, các quy định mới của Mỹ càng khiến điều đó trở nên khó khăn. Mỹ không còn muốn “cách ly” Trung Quốc khỏi ngành bán dẫn nữa, mà muốn ngăn chặn quyền tiếp cận các công nghệ chip tiên tiến của quốc gia này.

Mỹ làm sao để siết “vòng kim cô” lên Trung Quốc?

Mặc dù Mỹ có vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng, họ lại không giữ được sức mạnh ở giai đoạn sản xuất cuối cùng để làm ra 1 con chip. Sau nhiều năm, TSMC của Đài Loan và Samsung từ Hàn Quốc đã nắm thế thống trị ở ngành đúc chip. Mỹ có Intel nhưng công ty này tụt lại khá xa so với 2 hãng châu Á. Tại thị trường đúc chip, 80% thị phần nằm trong tay họ, Intel chỉ vừa mới tổ chức đầu tư quy mô lớn hòng bắt kịp.
Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Huawei là nạn nhân điển hình nhất của thương chiến Mỹ - Trung
Thế mạnh của người Mỹ nằm ở các công cụ sản xuất. Chỉ cần sử dụng máy móc hay trang bị từ Mỹ để sản xuất chip, các công ty này sẽ phải chịu áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu mới. Ví dụ điển hình nhất là Huawei, hãng smartphone từng thách thức ngôi vương của Samsung và là công ty smartphone lớn nhất Trung Quốc. Họ có 1 công ty thiết chip là HiSilicon, song lại cần đến TSMC để thực hiện sản xuất.
Khi Mỹ ngăn Huawei tiếp cận với công nghệ chip. TSMC dù là công ty Đài Loan nhưng vẫn phải chịu lệnh hạn chế xuất khẩu, do quy trình đúc chip cần đến máy móc của Mỹ. Sau khi bị cắt đứt giao dịch, Huawei rơi vào trạng thái sinh tồn mà không tìm được nguồn thay thế. Từng là 1 trong những công ty smartphone lớn nhất thế giới, Huawei dần đánh mất vị thế và công việc kinh doanh smartphone không bao giờ có thể phục hồi.

Thách thức “tái phát minh” chuỗi cung ứng

Theo những quy định hạn chế vừa ban hành, các công ty sẽ phải được cấp phép để giao máy móc tới xưởng đúc của Trung Quốc, nếu như các cơ sở đúc này chế tạo chip 16nm, 14nm hoặc thấp hơn. Tiến trình càng nhỏ, càng nhiều bóng bán dẫn được đóng gói vào 1 đế chip, từ đó tăng hiệu suất tính toán mà không tốn quá nhiều diện tích hay năng lượng. Sản lượng chip có thể tăng lên và hiệu quả xử lý cũng đáp ứng tốt hơn trước nhu cầu ngày càng cao.
Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Mỹ chủ yếu muốn nhắm vào tiến trình bán dẫn tiên tiến 14nm trở xuống
Như vậy, trong khi các dây chuyền 40nm hay 28nm đã quá phổ thông, 14nm trở xuống được coi là những tiến trình bán dẫn quan trọng, quyết định sự phát triển tương lai của nhiều ngành nghề ứng dụng. SMIC, hãng đúc chip lớn nhất Trung Quốc, bị tụt hậu lại khá xa so với 2 hãng đúc chip lớn nhất ở đây. Trong khi Samsung và TSMC đều đã có lộ trình để tiến tới dây chuyền 2nm, SMIC vẫn đang gặp khó ở các node 7nm và 5nm.
Và một thách thức khác. Để chế tạo 1 cách hiệu quả các con chip tinh vi này trên quy mô lớn, chi phí thấp và độ tin cậy cao, xưởng đúc cần phải sở hữu được cỗ máy quang khắc tiên tiến nhất hiện nay - sử dụng nguồn sáng EUV. Hiện tại, công ty Hà Lan ASML là cái tên duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo cỗ máy quan trọng nhất ngành chip này.
Nếu không thể tiếp cận máy móc của ASML, Trung Quốc phải tự tái tạo công cụ của riêng mình để đáp ứng nhu cầu trong nước. Họ sẽ cần 1 nguồn lực khổng lồ để vượt qua cái “hố sâu” trình độ này, cả về nhân tài lẫn tiền tài. Đó thực sự là 1 bài toán không tưởng. Thực tế, nếu không có “chén thánh” ngành bán dẫn, họ vẫn sản xuất được chip tiên tiến. Nhưng sản lượng rất thấp, kéo theo chi phí không tối ưu bằng Samsung hay TSMC.

Chỉ vì Mỹ, giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Không có máy quang khắc EUV của ASML, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn
Nhiều trang bị khác từ Mỹ và Nhật Bản cũng phải thay thế, điều đó càng tăng thêm độ khó cho công cuộc tái phát minh chuỗi cung ứng. Nó giống như việc cả thế giới di chuyển bằng bánh xe hình tròn, còn Trung Quốc phải “tái phát minh” bánh xe để sử dụng riêng cho nhu cầu nội địa. Đã vậy, các quy định mới còn 1 điểm mà trước đây chưa có.
Mỹ yêu cầu các cá nhân quốc tịch Mỹ phải xin cấp giấy phép, nếu muốn tham gia phát triển hoặc sản xuất chất bán dẫn tại những cơ sở ở Trung Quốc. Rõ ràng họ muốn cắt đứt luôn cả nguồn cung nhân tài cho ngành bán dẫn nước này.
Giấc mơ tự chủ bán dẫn của Trung Quốc trở nên xa vời hơn bao giờ hết, chỉ vì Mỹ.

>>> Trung Quốc bị Mỹ dồn ép, sẽ càng muốn tự chủ bán dẫn.

Nguồn: CNBC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top