Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Tiếp theo phần 1, chúng ta sẽ điểm qua một số công nghệ đáng chú ý khác mà nếu không có “Chiến dịch Kẹp giấy” sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
5. Bóng đèn LED hoặc pin mặt trời hiện đại sẽ không xuất hiện nếu không nhờ “Chiến dịch Kẹp giấy”
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Một phát kiến đặc biệt mà chúng ta phải cảm ơn “Chiến dịch Kẹp giấy” là “Chuyển tiếp P-N”. Đây là một khái niệm có vai trò thiết yếu trong nhiều công nghệ khác nhau, như bán dẫn và mạch in điện tử, và được xem là một trong những phát minh điện tử quan trọng nhất mọi thời đại.
Công nghệ này được phát minh bởi một trong những nhà khoa học được “Chiến dịch Kẹp giấy” đưa sang Mỹ, Kurrt Lehovec.
Ông đã phát minh ra “Chuyển tiếp P-N” khi đang làm việc tại công ty điện Sprague, và đã thử nghiệm thành công thiết bị nguyên mẫu của mình. Thiết bị của Lehovec có cấu trúc tuyến tính, kích cỡ 2,2 x 0,5 x 0,1 mm, được chia thành các cell type-n cô lập (dựa trên các bán dẫn tương lai) bằng chuyển tiếp P-N.
Mặc dù lãnh đạo của Sprague không mấy hào hứng với sản phẩm, Lehovec vẫn đăng ký bằng sáng chế đối với công nghệ này vào đầu thập niên 1960, tuy nhiên ông chẳng nhận được đồng phí bản quyền nào!
Chừng đó đã đủ ấn tượng rồi, nhưng bạn có biết Lehovec còn là một trong những người đi đầu trong quá trình phát triển diode phát quang (LED) hay không?
6. Máy in ma trận chấm
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Một công nghệ thú vị khác có nguồn gốc từ “Chiến dịch Kẹp giấy” là máy in ma trận chấm, với sự đóng góp của Fritz Karrl Preikschat. Loại máy in này vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, nhưng tính năng lại rất hạn chế.
Preikschat ban đầu bị bắt bởi Liên bang Soviet ngay sau cuộc chiến và bị buộc phải làm việc trong chương trình vệ tinh và tên lửa của nước này. Ông được thả bởi Soviet vào năm 1952 và quay lại Berlin lúc này đang thuộc quản lý của Soviet, nơi ông gặp một sỹ quan quân đội Mỹ và được đưa về nhà an toàn. Preikschat ở đó hai tháng trời, bị Không quân Mỹ chất vấn về chương trình tên lửa của Soviet trước khi được đưa sang Mỹ vào năm 1957 trong “Chiến dịch Kẹp giấy”.
Trong quá trình ở Đức, Preikschat đã nộp nhiều bằng sáng chế cho phát minh máy chữ điện báo với ma trận chấm 7x5, nhưng lãnh đạo của ông thời điểm đó đã không thuyết phục được các nhà đầu tư đổ tiền vào thiết bị này.
Khi đến Mỹ, ông tiếp tục sự nghiệp kỹ sư trong ngành hàng không vũ trụ. Ông đã phát minh ra hệ thống hạ cánh mù cho sân bay, hệ thống ăng-ten định pha cho vệ tinh, thiết bị đo độ ẩm kiểu mới, và máy phân tích kích cỡ hạt.
Là một nhà phát minh tài năng, Preikschat còn đóng góp đáng kể vào sự phát triển xe hơi hybdrid. Năm 1982, ông đã phát minh ra hệ thống phanh phục hồi sơ khai dành cho xe ô tô. Ông đã đăng ký bằng sáng chế cho thiết kế này, nhưng chưa bao giờ tạo ra nguyên mẫu của nó hay thương mại hoá sản phẩm.
7. Synchcopter và tàu rotor
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Tàu rotor
Một cải tiến quan trọng khác bắt nguồn từ “Chiến dịch Kẹp giấy” là công nghệ trực thăng hiện đại. Dù nhiều mẫu trực thăng đã xuất hiện từ trước Chiến tranh Thế giới thứ II, công trình nghiên cứu của Anton Flettner mới là thứ thực sự giúp công nghệ này “đơm hoa kết trái”
Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, Flettner đã thiết kế nên và hỗ trợ quá trình sản xuất của chiếc Flettner FI 282 Kolibri nổi tiếng, còn được gọi bằng cái tên “Hummingbird”. Chiếc trực thăng một chỗ ngồi này thuộc loại trực thăng rotor khớp bánh răng (hay “synchcopter”)
Chỉ vài chục chiếc synchcopter được sản xuất, và chúng được sử dụng như những chiếc máy bay phát hiện mục tiêu dành cho các hệ thống pháo của Đức. Sau chiến tranh, Flettner đến Mỹ trong khuôn khổ “Chiến dịch Kẹp giấy”, sau đó được thuê bởi Kaman Aircraft với vai trò giám đốc thiết kế.
Trong quá trình làm việc cho Kaman, Flettner đã chỉ đạo phát triển HH-43 “Huskie”, thứ mà sau đó đã trở thành một biểu tượng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Kaman Aircraft hiện vẫn còn hoạt động, và những chiếc trực thăng rotor khớp bánh răng vẫn là một trong những sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của họ.
Một cải tiến thú vị khác bởi Flettner là “motor Flettner”. Tận dụng hệ thống đẩy bổ trợ trên một số phương tiện vận tải và nghiên cứu, công nghệ này hiện đang được khai thác để làm hệ thống đẩy bền vững trên những chiếc tàu tải trọng lớn.
8. Điện nguyên tử
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Một nhà khoa học nổi tiếng khác trong “Chiến dịch Kẹp giấy” là Heinz Haber. Là cựu thành viên của SS, Haber nghiên cứu vật lý từ thưở nhỏ, nhưng lại học để trở thành một phi công lái máy bay chiến đấu, và sau đó được tuyển vào trung tâm nghiên cứu quân sự Kaiser-Wilhelm-Institut fur Physik của Đức Quốc xã.
Sau chiến tranh, Haber được đưa sang Mỹ trong “Chiến dịch Kẹp giấy”, và có thể nói ông là một lựa chọn rất khôn ngoan của phía Mỹ.
Haber gia nhập Trường y tế hàng không USAF tại Căn cứ Không quân Randolph. Cùng với nhà nghiên cứu Dức Hubertus Strughold, ông và anh trai là Tiến sỹ Fritz Haber đã tiên phong nghiên cứu lĩnh vực y học không gian vào cuối thập niên 1940, bao gồm việc tận dụng những chuyến bay parabol để giả lập tình trạng không trọng lượng.
Tuy nhiên, Haber được biết đến nhiều nhất nhờ những nghiên cứu nhằm đại chúng hóa khoa học, điển hình nhất là phản ứng phân hạch.
Trong thập niên 1950, ông trở thành nhà tư vấn khoa học cho các tác phẩm của Walt Disney và đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích những lợi ích của phản ứng phân hạch cho công chúng theo yêu cầu của chính quyền Eisenhower. Haber tư vấn và dẫn truyện trong tác phẩm “Our Friend the Atom” của Walt Disney, đồng thời còn là đồng dẫn chương trình trong show khoa học phổ biến của Disney là “Man in Space” cùng Werner von Braun.
Trong thập niên 1960 và 1970, Haber trở lại Đức và trở thành một diễn giả khoa học nổi tiếng. Ông trình bày trong các chương trình truyền hình, viết báo và sách giải thích những nguyên lý khoa học phức tạp theo những cách vui nhộn và thú vị.
Một trong những bài viết đáng chú ý nhất của ông có nội dung giải thích chuỗi phản ứng hạt nhân bằng một loạt những chiếc bẫy chuột gắn…bóng bàn. Haber là nguồn cảm hứng đối với nhiều diễn giả khoa học tại Đức.
9. Động cơ ion
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Một công nghệ khác có thể khong tồn tại nếu không có “Chiến dịch Kẹp giấy” là khái niệm về động cơ ion. Dù không phải là người đầu tiên đưa ra mô hình có tiềm năng phát triển thành công loại động cơ này, một cựu khoa học gia Đức Quốc xã là Ernst Stuhlinger đã vạch ra nhiều cải tiến đáng kể trong lĩnh vực này trong thời gian sống tại Mỹ.
Ông có bằng tiến sỹ vật lý trước chiến tranh và nghiên cứu về tia vũ trụ và vật lý hạt nhân tại Viện Công nghệ Berlin vào những ngày đầu của Chiến tranh Thế giới thứ II. Trong chiến tranh, ông tham chiến ở mặt trận phía đông và là một trong số rất ít binh sỹ Đức trở về từ trận chiến Stalingrad.
Khi trở về Đức, Stuhlinger được chuyển sang chương trình tên lửa dưới trướng Von Braun, người cùng ông sang Mỹ sau này trong giai đoạn đầu của “Chiến dịch Kẹp giấy”. Khi làm việc cùng von Braun, Stuhlinger nghiên cứu về hệ thống điều khiển máy bay.
Những thành quả của ông tại Mỹ trải dài từ việc hỗ trợ phát triển nhiều loại vệ tinh và kính thiên văn như Hubble. Tuy nhiên, một trong những sản phẩm thú vị nhất lại là thứ Stuhlinger nghiên cứu như một thú vui.
Ông có sở thích đặc biệt với máy bay vận hành bằng năng lượng mặt trời, và về sau đã phát triển một số concept thú vị về động cơ đẩy ion sử dụng hơi cesium hoặc rubidium. Ông đã viết một cuốn sách để đời về chủ đề động cơ đẩy điện, và tác phẩm của ông sau này được ghi nhận với “Huân chương thành tựu đột phá về động cơ đẩy điện” của Hiệp hội Động cơ đẩy Tên lửa điện.
Tại sao “Chiến dịch Kẹp giấy” lại gây nhiều tranh cãi?
Chủ yếu bởi nhiều nhà khoa học và chuyên gia Đức có quá khứ rất đen tối. Nhiều người là cựu thành viên đảng Phát xít, một số khác thực hiện những tội ác rất phi đạo đức trong thời chiến.
Ví dụ, Arthur Rudolph, thành viên chủ chốt của chương trình tên lửa V-2, bị cáo buộc áp bức người lao động trong trại tập trung Dora-Nordhausen để phục vụ chương trình này. Ước tính có đến 1/3 trong số 60.000 tù nhân đã sống, làm việc, và chết trong những đường hầm ngầm tại Mittlewerk.
Chiến dịch Kẹp giấy: Mỹ đã sử dụng các nhà khoa học và kỹ sư Đức Quốc xã để chiếm ưu thế trong Chiến tranh lạnh ra sao (Phần 2)
Đường hầm Mittlewerk
Nguyên nhân gây ra cái chết rất đa dạng, nhưng hầu hết những người sống sót cho biết chủ yếu là do những căn bệnh không được chạy chữa kịp thời, thiếu dinh dưỡng, hay đơn giản là bị buộc lao động đến chết. Một số thậm chí còn bị treo cổ công khai. Vì những cáo buộc này, Rudolph đã từ bỏ quyền công dân Mỹ và chuyển về Tây Đức để tránh bị khởi tố.
Von Braun, mọt thành viên chủ chốt khác của chương trình tên lửa V-2, được cho là đã ghé đến cơ sở nói trên ít nhất một lần. Dù vai trò thực sự của ông trong việc điều hành logistic của cơ sở này vẫn còn là vấn đề tranh cãi, việc dính dáng đến hoạt động áp bức lao động chắc chắn đã gây ảnh hưởng uy tín của Von Braun mãi mãi về sau.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng cả Von Braun lẫn Rudolph đều không bị đưa tên vào bất kỳ danh sách tội ác chiến tranh nào sau cuộc chiến. Những quan chức khác tại cơ sở tên lửa đã bị bắt, kết tội, vào tù hoặc xử tử. Tuy nhiên, có khả năng một số bản lưu hồ sơ đã bị phá hủy để giúp những người như von Braun thoát cáo buộc.
Chuyên gia dịch tễ học Walter Schreiber, người ban đầu bị Soviet bắt, sau đó trốn thoát và đầu hàng quân Mỹ, được nhập cư vào Mỹ năm 1951. Chỉ vài tuần sau khi đến Mỹ, ông đã vướng vào cáo buộc thử nghiệm ******* trên con người trong chiến tranh tại Ravensbruck. Dù phủ nhận sự tham gia, nhưng JIOA đã dàn xếp visa để ông và gia đình nhập cư vào Argentina, nơi nhiều cựu thành viên Đảng Phát xít cũng đang tị nạn sau chiến tranh.
Hubertus Strughold, “Cha đẻ của y học không gian” đã đề cập đến ở phần 1 của bài viết, được vinh danh tại Mỹ với Giải thưởng Strughold vì những cống hiến trong lĩnh vực nghiên cứu. Đây là một giải thưởng danh giá từ năm 1963 đến 2013. Tuy nhiên, sau này người ta mới phát hiện ra Strughold có tham gia vào hoạt động thử nghiệm trên tù nhân trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Do đó, từ năm 2013, giải thưởng này đã bị hủy bỏ và danh tiếng của Strughold kể từ đó cũng lụi tàn theo.
Tuy nhiên, trong số tất cả các nhà khoa học Đức được bảo trợ bởi “Chiến dịch Kẹp giấy”, chỉ có một người từng bị đưa ra tòa - Georg Rickhey. Ông trở lại Đức vào năm 1947 và bị xét xử vì liên quan đến áp bức lao động trong chương trình V-2. Dẫu vậy, ông không bị kết án bất kỳ tội nào.
Các nhà khoa học được đưa đến Mỹ trong “Chiến dịch Kẹp giấy” đã mang lại nhiều thành tựu khoa học vĩ đại trong lịch sử hiện đại và giúp đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên trong lịch sử. Tuy nhiên, một vài trong số, nếu không muốn nói là tất cả, những người này đều có mối liên hệ - dù đã được làm rõ hoặc còn mơ hồ - với những tội ác phi nhân đạo tồi tệ nhất mà chúng ta có thể hình dung ra được.
Vì lý do này, “Chiến dịch Kẹp giấy vẫn, và sẽ tiếp tục là, một trong những chương trình chính phủ gây tranh cãi nhất trong lịch sử.
Tham khảo: Interesting Engineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top