Chưa có người yêu? Hãy xem khoa học giải mã tình yêu như thế nào

Như một lời bài hát, tình yêu là điều tuyệt vời, như những áng thơ văn hay tác phẩm nghệ thuật đã ca ngợi, tình yêu luôn mang đến những diệu kỳ. Khi chúng ta tìm thấy nó, hẳn là phải thưởng thức "chiến lợi phẩm". Từ ngàn năm trước, đến hiện tại và mãi mãi về sau, có lẽ chúng ta sẽ không thể sống mà thiếu tình yêu. Vậy điều gì khiến con người luôn khao khát tình yêu ngay từ khi sinh ra. Lý do cố hữu nhất không thuộc về "con tim" mà thuộc về mặt sinh học, và đó cũng là lý do kém lãng mạn nhất. Nhìn chung, nhu cầu "ghép đôi" của con người là động lực để giữ cho loài tồn tại. Tiến sĩ Nicki Nance, một nhà trị liệu tâm lý cho biết, theo thời gian xu hướng tìm kiếm một kết nối tình yêu phát triển từ các mối quan hệ xây dựng dựa trên nhu cầu những người thích hưởng thụ. Ngày nay, tình yêu đã được xác định một cách rõ ràng hơn. Nếu chúng ta không có những câu chuyện tình yêu để thiết lập kỳ vọng được yêu, chúng ta có thể không làm điều đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ có gắn kết, tình yêu đương đại còn thành công hơn khi có mặt các "thành phần" chính như đam mê, đồng hành, cam kết.

Nhu cầu tìm kiếm tình yêu xuất phát từ đâu?

Chưa có người yêu? Hãy xem khoa học giải mã tình yêu như thế nào
Giai đoạn bắt đầu của tình yêu, cũng như cách chúng ta theo đuổi và trao nó trong suốt cuộc đời, phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ của chúng ta. Tiến sĩ tâm lý học Beverly Palmer nói rằng, chúng ta sinh ra là những đứa trẻ đơn độc, phụ thuộc cha mẹ để đáp ứng nhu cầu. Khi đó, tình yêu trở thành nhu cầu được đáp ứng và chúng ta tìm kiếm tình yêu này giống người trưởng thành. Palmer giải thích rằng lý thuyết gắn bó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tình yêu thương đối với cha mẹ, bởi khi con cái được bảo vệ và nuôi dưỡng bởi cha mẹ, nhu cầu được nuôi dưỡng tình cảm thỏa mãn. Vì vậy, chúng sẽ học cách yêu thương cha mẹ để đáp lại. Những gì trẻ học được về tình yêu thương từ cha mẹ quyết định cách chúng sẽ yêu thương người khác khi trưởng thành. Nếu cha mẹ bạn đáp ứng nhu cầu được nuôi dưỡng tình cảm bằng cách dành cho bạn tình yêu thương, thì bạn sẽ phát triển thành một người trưởng thành có tình yêu thương để cho đi. Nhưng nếu nhu cầu tình cảm không được nuôi dưỡng, bạn không phát triển đầy đủ và thay vào đó trở thành một người luôn đòi hỏi và lo lắng khi ở tuổi trưởng thành. Do vậy, bạn vẫn tìm kiếm tình yêu đã bỏ lỡ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bị chia ly không có tình yêu thì không có khả năng yêu bản thân.

Bộ não và những thay đổi của chúng ta khi yêu

Chưa có người yêu? Hãy xem khoa học giải mã tình yêu như thế nào
Thuật ngữ "ghép đôi" đã nói đến đầu bài là có lý do. Bộ não được thiết lập để hỗ trợ sự liên kết của các cặp đôi. Khi con người ta yêu nhau, họ sẽ rơi và trạng thái ám ảnh và mê đắm. Điều này xảy ra vì bộ não và hormone hoạt động mạnh khi gặp được một tình yêu chân thành. Khi chúng ta ở bên cạnh người yêu thương, não sản xuất nhiều serotonin hơn, mang lại cảm giác hạnh phúc, nhiều chất giảm đau tự nhiên endorphin hơn, nhiều dopamine tăng khoái cảm hơn. Nó giống như một phần thường, khiến chúng ta mong muốn nhiều hơn nữa. Mặc dù mức độ serotonin khác nhau ở mỗi người, nhưng chúng cũng có thể giảm xuống khi chúng ta si mê ai đó. Việc giảm serotonin có thể tạo ra các triệu chứng giống OCD, khiến một số người thường xuyên nghĩ về người mà họ đang yêu. Tuy nhiên, các phản ứng nội tiết tố không chỉ giới hạn trong tình yêu lãng mạn. Khi xem những bức ảnh về vẻ đẹp, thiên nhiên, người thân yêu, thú cưng,... có thể khiến chúng ta cảm thấy thư giãn hoặc tạo ra những cảm xúc yêu thương, giải phóng oxytocin trong máu. Oxytocin cũng được coi là hormone tình yêu.

Tại sao một số người dễ tìm thấy tình yêu hơn người khác?

Đối với hầu hết chúng ta, yêu là một quá trình phức tạp, những người muốn được yêu thương lại vô thức bị cản đường. Để tìm thấy tình yêu, trước tiên phải có khả năng cho đi tình yêu. Tình yêu được cho đi cần phải tồn tại trong chính bản thân. Khi bạn cảm thấy mình đang yêu, bạn thể hiện điều đó ra và người khác chú ý. Palmer nói rằng khi tìm kiếm người yêu, người không cảm thấy xứng đáng được yêu thì không thể tự cho mình là người đáng yêu.
Chưa có người yêu? Hãy xem khoa học giải mã tình yêu như thế nào
Sự thiếu tự tin này chuyển thành một khiếm khuyết, đẩy lùi những sở thích tình yêu tiềm ẩn trong bạn. Người cô đơn càng tìm kiếm tình yêu thì tình yêu càng lẩn tránh họ. Họ càng thể hiện nhiều thì càng ít có cơ hội để ai đó bước vào cuộc đời. Điều quan trọng ở đây là yêu bản thân mà không phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Một khi bạn đã sẵn sàng để yêu bản thân và cởi mở với tình yêu bên ngoài, phần còn lại là thời gian, những kết nối vô hình về mặt cảm xúc khi bên nhau, những điểm chung các cặp yêu nhau có được. Hãy hiểu rằng, tình yêu hay bất cứ điều gì đều là tương đối, vì thế đừng mong đợi mối quan hệ trông giống như những trải nghiệm trong quá khứ, muốn người bạn đời giống hình tượng mà bạn nghĩ đến. >>> Khoa học lí giải về cách chúng ta thích màu này ghét màu kia. Nguồn howstuffworks
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top