Công nghệ lõi của người Nhật: Samsung sản xuất chip nhớ NAND và màn hình OLED bằng máy móc Nhật Bản

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Theo trang tin công nghệ Hàn Quốc TheElec, Samsung chuẩn bị lắp đặt hệ thống lắng đọng chân không đầu tiên cho dây chuyền OLED Gen 8, dự kiến diễn ra vào tháng sau. Máy được sản xuất bởi Canon Tokki của Nhật Bản và sẽ được sử dụng để sản xuất OLED Gen 8. Công ty Hàn Quốc sẽ sản xuất panel OLED phục vụ PC và tablet bằng dây chuyền này.
Samsung Display hướng tới cung cấp những lô hàng đầu tiên cho Dell và HP. Sau đó, mục tiêu cuối cùng nhắm đến là đơn hàng MacBook của Apple. Đây mới là đơn đặt hàng dây chuyền đầu tiên cho Canon Tokki, họ vẫn chưa quyết định đặt đơn hàng thứ 2. Sau khi lắp đặt, dây chuyền có thể vận hành từ năm sau.
Samsung Display đang đi trước đối thủ trong việc sản xuất tấm nền OLED cỡ vừa. BOE có kế hoạch đầu tư vào dây chuyền Gen 8 nhưng chưa quyết định đối tác cung ứng máy lắng đọng chân không. Canon Tokki là đơn vị dẫn đầu thị trường này. Còn LG Display đang gặp khó khăn tài chính, cần ưu tiên tính thanh khoản trước khi bắt đầu kế hoạch sản xuất OLED Gen 8.

Công nghệ lõi của người Nhật: Samsung sản xuất chip nhớ NAND và màn hình OLED bằng máy móc Nhật Bản
Samsung sản xuất màn hình OLED bằng công nghệ Nhật
Ngoài dây chuyền màn hình, Samsung cũng sắp tiếp nhận máy khắc bán dẫn từ Tokyo Electron, công ty sản xuất trang thiết bị bán dẫn hàng đầu Nhật Bản. Máy khắc này sẽ tạo ra các lỗ trống trên chip NAND với hơn 400 lớp xếp chồng. Thành tựu này của công ty Nhật Bản đã phá thế độc quyền của LAM Reseach (Mỹ) trong việc cung cấp máy khắc lỗ kênh trên chip nhớ NAND.
Cỗ máy của TEL có tốc độ cực nhanh, khắc xong lỗ sâu 10 micron chỉ trong 33 phút, hình thành các kết nối dọc trong cấu trúc 3D của con chip. Máy khắc plasma giúp quá trình sản xuất chip nhớ NAND 3D trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí và vật liệu, mang đến năng suất tăng gấp 2,5 lần so với phương pháp hiện có.
Trong năm 2022, ông lớn thiết bị bán dẫn Nhật Bản bán được tổng số lô hàng máy khắc plasma trị giá 3,9 tỷ USD, chiếm 1/4 trong tổng doanh thu. Tại thị trường cung cấp hệ thống khắc, LAM Research của Mỹ đang nắm 50% và TEL đứng thứ 2 với 25%. Các nguồn tin cho biết, thị trường đang đón nhận những cỗ máy này và sẽ mang đến nhiều đơn hàng lớn cho hãng.
Đối thủ đến từ nước Mỹ đang lo lắng thành tựu kĩ thuật của TEL có thể khiến họ sụt giảm 10-15% thị phần.


>>> ASML RA MẮT MÁY IN THẠCH BẢN MỚI XỊN NHẤT GIÁ 350 TRIỆU USD, KHÔNG CÓ ĐƠN NÀO TỪ TRUNG QUỐC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top