Đằng sau hào quang rực rỡ của ứng cử viên giải Oscar là thân phận “họa nô” ở Hollywood

Trong giới artist, mọi người vẫn thường hay dùng từ “họa nô” để chỉ công việc vẽ tranh và nhân vật theo hợp đồng. Chuyện xảy ra như cơm bữa là bị dí deadline, cắt giảm lương hay thậm chí quỵt tiền (nếu làm freelancer). Bạn ngồi miệt mài cả tuần vẽ ra hàng chục sản phẩm và trình lên, nhưng tiếc thay lại chẳng có cái nào đạt yêu cầu. Hoặc hì hụi sửa bản vẽ theo ý khách hàng, nhưng đến giờ chót họ lại muốn đổi về bản thiết kế đầu tiên.
Đó là thân phận “họa nô” trong giới cầm cọ.
Câu chuyện ở Hollywood cũng không khác mấy những gì bạn được nghe ở Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ VFX tham gia dự án Marvel Studios từng chỉ trích môi trường làm việc độc hại, khiến họ không thể chăm chút chất lượng kỹ xảo hình ảnh như ý. Sau đó, đến lượt 1 số người từng thực hiện VFX cho The Flash cũng tố cáo bị thúc ép deadline, khiến nhiều chỗ lộ ra kĩ xảo chưa hoàn thiện.

Đằng sau hào quang rực rỡ của ứng cử viên giải Oscar là thân phận “họa nô” ở Hollywood
Thời gian gần đây, nhiều dự án siêu anh hùng của cả DC và Marvel bị phàn nàn về mặt đồ họa
Mới đây nhất, đến lượt 1 số artist làm trong dự án Spider-Man: Across the Spider-Verse cũng chia sẻ tương tự. Tác phẩm thắng lớn ở phòng vé khi thu về gần 565 triệu USD, nhận về vô số lời tán dương của các nhà phê bình lẫn khán giả. Hiện tại, Across the Spider-Verse được coi là 1 trong các phim hay nhất năm nay, ứng cử viên hàng đầu cho giải Oscar hạng mục phim hoạt hình.
Nhưng đằng sau hào quang rực rỡ đó là câu chuyện về những “họa nô” ở Hollywood phải chịu đựng môi trường làm việc khắc nghiệt. Đến nỗi có khoảng 100 người đã phải từ bỏ trước khi hoàn thành dự án.
Khoảng 4 người từng tham gia dự án hoạt hình đã phỏng vấn giấu tên với tạp chí Vulture, khẳng định Phil Lord là 1 người có phong cách quản lý cực kì khó chịu. Anh gặp vấn đề trong việc hình tượng hóa mô hình 3D. Không hình dung chính xác mô hình 3D khi hoàn thành sẽ trông như nào.
Vì thế, anh thường xuyên phải yêu cầu chỉnh sửa thậm chí hủy bỏ ngay cả với những kết xuất hoàn chỉnh.

Đằng sau hào quang rực rỡ của ứng cử viên giải Oscar là thân phận “họa nô” ở Hollywood
Phil Lord và Chris Miller
“Vấn đề lớn nhất nằm ở Phil Lord. Anh ấy chẳng biết chính xác mình muốn cái gì, không thể hình dung bố cục 3D và concept 3D sẽ như thế nào khi hoàn thành. Do vậy, chúng tôi phải gửi bản 3D hoàn chỉnh cho anh ấy. Cảnh phim đã được phê duyệt cũng có thể bị chỉnh sửa nếu không đạt yêu cầu. Tồi tệ nhất có lẽ là bị loại, phải vẽ lại từ đầu”.
Lord cũng can thiệp sâu vào quá trình sản xuất, thường xuyên bỏ qua những quyết định của nhóm đạo diễn Joaquim Dos Santos, Kemp Powers và Justin K. Thompso. Do vậy, hầu như công việc phê duyệt đều đổ dồn lên 1 người. Và ngay cả những khung hình đã được hoàn chỉnh cũng có thể bị hủy phải làm lại nếu Lord không ưng với tầm nhìn của anh ta.
Không chỉ vậy, họ cũng có 1 khoảng thời gian trống chẳng làm gì vào tháng 2021, dài từ 3 đến 6 tháng bởi Lord bận rộn với các ý tưởng. Chính vì quãng thời gian ngồi không này mà công việc của các artist bị tồn đọng lại. Thành ra đến khi công việc quay trở lại, họ phải chạy deadline điên cuồng bù đắp cho khoảng thời gian bị lãng phí trước đó. Đây chính là lí do mà phim bị dời lịch từ tháng 10/2022 xuống hè năm nay.

Đằng sau hào quang rực rỡ của ứng cử viên giải Oscar là thân phận “họa nô” ở Hollywood
2 phần "Into the Spider-Verse" và "Across the Spider-Verse" của Sony đã nâng tầm đồ họa phim hoạt hình
Công việc này đã vắt kiệt 1 số người.
“Tôi nghĩ đây thực sự là 1 tác phẩm hay. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị kiệt quệ. Nhiều người căng thẳng tới mức, có lúc họ trống rỗng phải xem xét lại có đúng đây là công việc mình muốn theo đuổi hay không, tinh thần suy sụp. Nó làm xáo trộn hoàn toàn lịch trình ngủ nghỉ, rút sạch năng lượng, vắt kiệt họ”.
Nếu như những phản ánh này là đúng, đã có khoảng 100 người trong tổng số 1.000 artist tham gia vào dự án phải bỏ cuộc, trước khi tác phẩm hoàn thành. Một trong những động lực khiến 90% nhân sự còn lại cố bám trụ là vì đứa con tinh thần, họ muốn đảm bảo nó được hoàn thiện đúng như những gì mình mong muốn.
Vậy nên, có người đã phải làm việc tới 11 giờ mỗi ngày, 70 giờ mỗi tuần. Không ngạc nhiên khi bỏ nhiều công sức như thế nhưng cuối cùng, họ lại bị yêu cầu chỉnh sửa lại bản thiết kế, hoặc tệ hơn là phải làm lại từ đầu. Điều này khiến nhiều người cảm thấy ức chế vô cùng. Thậm chí sụp đổ khi phải chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại quá nhiều lần.

Đằng sau hào quang rực rỡ của ứng cử viên giải Oscar là thân phận “họa nô” ở Hollywood
Thế nhưng đó chưa phải là tất cả.
Một trong những thiệt thòi của giới “họa nô” là mức lương chi trả không thỏa đáng. Một nghệ sĩ đã chỉ trích Sony vì hạ thấp tiền lương artist, tìm cách khuyến khích họ làm thêm giờ để kiếm được nhiều hơn. Một lí do khác được tiết lộ là xưởng hoạt họa Sony Pictures Imageworks hoạt động độc lập với công ty Sony Pictures Animation.
Có nghĩa 2 bên kí hợp đồng kinh doanh độc lập như với những công ty khác, dù cùng chung tập đoàn. Những nghệ sĩ làm việc cho họ được trả lương khởi điểm 22,5 USD/giờ, theo thông tin đăng tải bởi 1 xưởng vẽ mới mở ở Montreal của công ty. Đây là mức thu nhập không cao ở Mỹ.


>>> Phim Spider-Man đánh bại hoạt hình Pixar và siêu anh hùng The Flash tại phòng vé.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top