thuha19051234
Pearl
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những con sói tại Công viên quốc gia Yellowstone tiếp xúc với ký sinh trùng Toxoplasma gondii gặp nhiều rủi ro hơn sói không bị nhiễm bệnh. Chẳng hạn, trở nên cuồng loạn hơn.
Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học của Yellowstone đang chứng minh việc nhiễm Toxoplasma gondii có thể ảnh hưởng đến hành vi của sói xám trong khu vực. Nó dường như khiến chúng trở nên khát máu hơn, hành động bất chấp rủi ro.
Mặc dù vòng đời của T. gondii có thể kết thúc trên loài gặm nhấm, song u nang cứng của chúng thường lây nhiễm cho tất cả các loài máu nóng. Những bệnh nhiễm trùng này dường như hiếm khi gây ra bệnh cấp tính, nhưng bản thân các u nang thường tồn tại trong cơ thể suốt đời, để lại những hệ quả đáng sợ hơn nhiều.
Trong nhiều năm qua một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lây nhiễm này có thể có những tác động tinh vi đến hành vi hoặc thần kinh ở động vật không thuộc loài gặm nhấm. Đối với con người, những người bị nhiễm bệnh nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong hơn 25 năm về quần thể sói xám của công viên, bao gồm các xét nghiệm máu có thể sàng lọc các kháng thể đối với T. gondii. Họ cũng xem xét dữ liệu về loài báo sư tử của công viên, vì họ nghi ngờ những con sói sống gần động vật họ mèo sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Loài sói hung dữ hơn khi nhiễm ký sinh trùng
Và đúng như dự đoán, báo sư tử thường xuyên tiếp xúc với T. gondii (khoảng 50% mẫu được xét nghiệm dương tính). Khi sói sống ở những khu vực có quần thể báo sư tử trùng lặp, chúng thường có nhiều kháng thể T. gondii hơn. Đặc biệt, những con sói bị nhiễm bệnh này có nhiều khả năng bộc lộ hành vi nguy hiểm hơn con không bị nhiễm.
Chẳng hạn như chúng có thể dứt khoát rời bầy hoặc trở thành con đầu đàn. Các nhà nghiên cứu suy đoán, ảnh hưởng này sau đó có thể tạo ra một loại vòng phản hồi, vì những con sói bị nhiễm bệnh táo bạo hơn có thể dẫn đàn của chúng vào lãnh thổ của báo sư tử, cho phép ký sinh trùng lây nhiễm cho nhiều con sói hơn.
Động vật hoang dã có thể lây nhiễm bệnh khi sống gần nhau
Đây là nghiên cứu hiếm hoi về việc nhiễm ký sinh trùng ảnh hưởng đến hành vi ở quần thể động vật có vú hoang dã. Những hành vi của con sói có thể dẫn đến một số vấn đề bao gồm thể lực, sự phân bố và tỷ lệ sống của sói xám.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác T. gondii ảnh hưởng đến hành vi của sói như thế nào. Nhưng rõ ràng nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với các loài động vật bị nhiễm bệnh. Một điều tra nghiên cứu năm ngoái cho thấy những con linh cẩu bị nhiễm bệnh bạo dạn hơn, có nhiều khả năng bị sư tử ăn thịt hơn những con không nhiễm bệnh.
>>>Ớn lạnh những thí nghiệm khoa học kinh dị nhất lịch sử: Lõi Quỷ, biến con đẻ thành tinh tinh, ghép đầu chó...
Nguồn Gizmodo
Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học của Yellowstone đang chứng minh việc nhiễm Toxoplasma gondii có thể ảnh hưởng đến hành vi của sói xám trong khu vực. Nó dường như khiến chúng trở nên khát máu hơn, hành động bất chấp rủi ro.
Toxoplasma gondii là gì?
Toxoplasma gondii (T. gondii) là một loại ký sinh trùng đơn bào, thường lây nhiễm cho các thành viên của họ mèo. Để bắt đầu quá trình này, T. gondii được cho là đã thay đổi hành vi của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh - một vật chủ trung gian phổ biến. Loài gặm nhấm bị nhiễm T. gondii trở nên ít cảnh giác với nước tiểu của mèo và ít sợ hãi hơn trước những kẻ săn mồi nói chung, điều này khiến chúng dễ bị mèo ăn thịt hơn.Trong nhiều năm qua một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lây nhiễm này có thể có những tác động tinh vi đến hành vi hoặc thần kinh ở động vật không thuộc loài gặm nhấm. Đối với con người, những người bị nhiễm bệnh nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn.
Toxoplasma gondii tác động như thế nào đến loài sói
Riêng đối với loài sói, các chuyên gia muốn biết những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự phổ biến của T. gondii. Liệu sự lây nhiễm có gây ra hậu quả sâu rộng đối với chúng hay không?Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong hơn 25 năm về quần thể sói xám của công viên, bao gồm các xét nghiệm máu có thể sàng lọc các kháng thể đối với T. gondii. Họ cũng xem xét dữ liệu về loài báo sư tử của công viên, vì họ nghi ngờ những con sói sống gần động vật họ mèo sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Và đúng như dự đoán, báo sư tử thường xuyên tiếp xúc với T. gondii (khoảng 50% mẫu được xét nghiệm dương tính). Khi sói sống ở những khu vực có quần thể báo sư tử trùng lặp, chúng thường có nhiều kháng thể T. gondii hơn. Đặc biệt, những con sói bị nhiễm bệnh này có nhiều khả năng bộc lộ hành vi nguy hiểm hơn con không bị nhiễm.
Chẳng hạn như chúng có thể dứt khoát rời bầy hoặc trở thành con đầu đàn. Các nhà nghiên cứu suy đoán, ảnh hưởng này sau đó có thể tạo ra một loại vòng phản hồi, vì những con sói bị nhiễm bệnh táo bạo hơn có thể dẫn đàn của chúng vào lãnh thổ của báo sư tử, cho phép ký sinh trùng lây nhiễm cho nhiều con sói hơn.
1 con ký sinh trùng cũng có thể làm thay đổi cả hệ sinh thái
Đây là nghiên cứu hiếm hoi về việc nhiễm ký sinh trùng ảnh hưởng đến hành vi ở quần thể động vật có vú hoang dã. Những hành vi của con sói có thể dẫn đến một số vấn đề bao gồm thể lực, sự phân bố và tỷ lệ sống của sói xám.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác T. gondii ảnh hưởng đến hành vi của sói như thế nào. Nhưng rõ ràng nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với các loài động vật bị nhiễm bệnh. Một điều tra nghiên cứu năm ngoái cho thấy những con linh cẩu bị nhiễm bệnh bạo dạn hơn, có nhiều khả năng bị sư tử ăn thịt hơn những con không nhiễm bệnh.
>>>Ớn lạnh những thí nghiệm khoa học kinh dị nhất lịch sử: Lõi Quỷ, biến con đẻ thành tinh tinh, ghép đầu chó...
Nguồn Gizmodo