Điều gì đã xảy ra với những động vật khổng lồ ở Madagascar?

Madagascar, ngoài việc mang lại cảm hứng cho khá nhiều bộ phim hoạt hình được trẻ em yêu thích, còn là quê hương của một số sinh vật thú vị bậc nhất hành tinh. Hòn đảo này tách khỏi lục địa châu Phi khoảng 160 triệu năm trước, và hiện nằm cách bờ đông của lục địa này khoảng 250 dặm, giữa Ấn Độ Dương. Nơi đây được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học - khoảng 95% các loài bò sát, 89% các loài thực vật, và 92% các loài thú có vú trên đảo không thể được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất!
Nhưng ngày xưa, Madagascar còn là nhà của một số loài có xương sống lớn đến đáng kinh ngạc (megafauna), bao gồm loài vượn cáo khổng lồ to lớn ngang ngửa những con khỉ đột, loài chim voi cao hơn 3 mét, rùa khổng lồ, và hà mã siêu lớn. Một nghiên cứu về di truyền học loài người vừa đăng tải trên tạp chí Current Biology tin rằng, sự biến mất của các loài có xương sống nói trên có mối liên hệ với đợt di cư lớn đầu tiên của loài người trên hòn đảo vào khoảng 10 thế kỷ trước.
Sự mở rộng về nhân khẩu học của loài người diễn ra đồng thời với sự chuyển dịch về văn hóa và sinh thái học trên hòn đảo” - theo tác giả nghiên cứu Denis Pierron từ Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS). “Cũng cùng thời kỳ đó, các thành phố xuất hiện ở Madagascar, và mọi loài có xương sống nặng hơn 10kg biến mất”
Điều gì đã xảy ra với những động vật khổng lồ ở Madagascar?
Loài vượn cáo ở Madagascar
Theo Pierron, nguồn gốc loài người ở Madagascar từ lâu đã là một ẩn số. Hòn đảo này là nhà của 25 triệu người nói một thứ ngôn ngữ tên Malagasy. Malagasy cũng được nói ở các đảo quốc Ấn Độ Dương khác như Reunion, Mayotte, và Mauritius; một số nhóm người nói ngôn ngữ này sinh sống ở Đảo Sunda thuộc Đông Nam Á, cách Madagascar đến hơn 4.000 dặm. Ngoài ra, người dân Madagascar còn có nguồn gốc từ hai cộng đồng nhỏ: một từ châu Phi, nói tiếng Bantu, nhóm còn lại từ châu Á, nói tiếng Austronesian.
Trong một nỗ lực nhằm truy vết lịch sử và nguồn gốc của ngôn ngữ Malagasy trên đảo, một dự án gọi là Madagascar Genetic and Ethnolinguistic (MAGE) đã được khởi động vào năm 2007. Người bản địa nói tiếng Malagasy và các nhà nghiên cứu từ khắp thế giới đã đi khắp đảo quốc nhằm thu thập thông tin về đa dạng văn hóa và di truyền.
Trong nghiên cứu mới này, nhóm đã phân tích bằng chứng di truyền học loài người, và đưa ra giải thuyết rằng tổ tiên người châu Á nói tiếng Malagasy đã bị cô lập trên hòn đảo này trong hơn 1.000 năm, với dân số chỉ khoảng vài trăm người mà thôi.
Quá trình cô lập này kết thúc khi một nhóm nhỏ người châu Phi nói tiếng Bantu đến Madagascar, dẫn đến sự mở rộng dân số trong nhiều thế hệ tiếp theo. Nghiên cứu nói rằng dân số loài người tăng lên đã khiến hệ sinh thái và khung cảnh Madagascar thay đổi, dẫn đến sự diệt vong của tất cả các loài có xương sống cỡ lớn vốn từng một thời sống tại đây.
Nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng sự xuất hiện của loài người trên đảo không trực tiếp dẫn đến sự biến mất của các loài megafauna, mà là sự thay đổi trong lối sống đã khiến cả dân số loài người tăng lên và đa dạng sinh học tại Madagascar giảm xuống” - Pierron nói.
Những phát hiện trong nghiên cứu này có thể được áp dụng vào các nghiên cứu khác về dân số và hệ sinh thái loài người. Theo các tác giả, hoàn toàn có thể giải mã được lịch sử nhân khẩu học của các cộng đồng dân cư cổ đại rất lâu sau khi hai hoặc nhiều nhóm người trộn lẫn với nhau, thông qua dữ liệu di truyền và những giả lập máy tính với khả năng thử nghiệm khả năng xảy ra của nhiều bối cảnh khác nhau.
Giống như hầu hết các nghiên cứu, nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời, và sẽ cần thực hiện thêm những nghiên cứu sâu hơn để giải quyết được vấn đề. “Nếu tổ tiên người châu Á bị cô lập hơn 1.000 năm trước khi hòa trộn với người châu Phi, thì cộng đồng này đi đâu rồi?” - Pierron hỏi. “Họ đã ở Madagascar hay ở châu Á? Tại sao cộng đồng người châu Á này lại tự cô lập hơn 2.000 năm trước? Khoảng 1.000 năm trước, điều gì đã dẫn đến sự biến đổi về văn hóa và nhân khẩu học?”
Tham khảo:
Popsci
>> Loài bò sát nhỏ nhất thế giới, chỉ bằng một… hạt hướng dương ở Madagascar
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top