kanonehilbert000
Pearl
Theo một giám đốc điều hành công nghệ người Mỹ, vấn đề Google và Apple coi thường luật pháp Hàn Quốc không chỉ là việc lạm dụng quyền lực mà còn là mối đe dọa đến dân chủ.
Trong cuộc hội thảo được tổ chức tại Quốc hội phía tây Seoul vào hôm thứ ba, Tim Sweeney, CEO của Epic Games cho hay: “Chúng ta không được phép cho họ kiểm soát đời sống kỹ thuật số của mình”.
Các giám đốc điều hành và quan chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Quốc hội để thảo luận về ý nghĩa và việc áp dụng “Anti-Google law” (Luật chống Google) trong một phiên họp có tên “Hội nghị toàn cầu về công bằng hệ sinh thái ứng dụng di động”.
Hội nghị có sự tham gia của: Sweeney; Meghan DiMuzio, người sáng lập Coalition for App Fairness (Liên minh vì công bằng ứng dụng); Mark Buse, thành viên sáng lập CAF và người đứng đầu quan hệ chính phủ của Match Group; và Cedric O, Ngoại trưởng Pháp về các vấn đề kỹ thuật số.
“Anti-Google law” là bản hiệu chỉnh Đạo luật kinh doanh viễn thông, ngăn cấm các nhà điều hành chợ ứng dụng ép buộc các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống thanh toán in-app.
Mặc dù điều luật đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 9, nhưng các nhà điều hành kho ứng dụng vẫn trì hoãn trong việc thay đổi chính sách của họ tuân thủ các quy định mới.
Vào ngày 4 tháng 11, Google thông báo sẽ cho phép các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán của bên thứ ba ở Hàn Quốc, nhưng Google sẽ thu phí hoa hồng gần bằng mức xử lý thanh toán của công ty đó. Về phần mình, Apple hoàn toàn từ chối cho phép các hệ thống thanh toán của bên thứ ba.
“Google đã không tôn trọng luật pháp Hàn Quốc khi tính phí 26% cho các khoản thanh toán mà họ không xử lý. Việc một công ty thu phí đối với dịch vụ mà mình cung cấp là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng loại công ty nào có thể thu phí cho một dịch vụ mà họ không hề thực hiện cơ chứ? Đó thực chất là hành vi độc quyền”, Sweeny nói.
“Apple và Google đang chơi trò chơi của họ”, DiMuzio nói.
“Chẳng ai lại bị lừa bởi kiểu biện giải nực cười của Google về nguyên tắc tuân thủ của riêng họ, thay thế phí mua in-app bắt buộc bằng các hình thức thanh toán khác. Và việc Apple từ chối tuân thủ luật mới chẳng khác nào là một cái tát vào mặt người dân Hàn Quốc và các nhà lãnh đạo được bầu chọn một cách dân chủ”.
“Công bằng ứng dụng và thanh toán ứng dụng không phải là điểm kết của câu chuyện. Vấn đề mà chúng ta phải giải quyết là cách các công ty đó đang định hình nền kinh tế của chúng ta và ‘dấu chân kinh tế’ đối với xã hội của chúng ta. Đây là một câu hỏi kinh tế nhưng nó cũng là câu hỏi về dân chủ”, Cedric O nói.
“Các công ty công nghệ lớn coi đây là một cuộc tấn công vào lợi nhuận của họ, nhưng trên thực tế, chính hành vi chống cạnh tranh của họ mới là cuộc tấn công vào sự đổi mới và tiến bộ”, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marsha Blackburn nói.
“Cách mà Apple phớt lờ điều luật mới của Hàn Quốc cho thấy tất cả những gì bạn cần biết về việc vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào ở các quốc gia khác. Chúng ta có trách nhiệm thay mặt những người sáng tạo và những nhà cải tiến cũng như các doanh nghiệp nhỏ đặt ra các tiêu chuẩn mới”.
Các diễn giả chụp ảnh tại “Hội nghị toàn cầu về công bằng hệ sinh thái ứng dụng di động” được tổ chức tại Quốc hội ở phía tây Seoul
Những người tham dự cho biết tương lai của thế giới kỹ thuật số đang bị đe dọa.
“Google thật điên rồ”, Sweeney nói.
“Google ngăn cản các nhà phát triển tiết kiệm chi phí cho người dùng. Khi chúng tôi ra mắt Fortnite trên Google Play và App Store với hệ thống thanh toán mới của mình, mục đích của chúng tôi là giúp tiết kiệm phí trả cho người chơi bằng cách bỏ qua 30% phí nền tảng hệ thống của Apple. Và vì điều đó, Apple và Google đã chặn Fortnite”.
Epic Games đã thưa kiện Google và Apple, chỉ trích các công ty này không được phép tính phí hoa hồng 30% từ các khoản thanh toán. Hiện tại Fortnite đã bị gỡ khỏi Apple Store lẫn Google Play Store.
Sweeny nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là các chợ ứng dụng đó tính phí bao nhiêu, mà là việc các tập đoàn này sử dụng quyền lực của mình để ép buộc một số hệ thống thanh toán nhất định.
“Điều quan trọng là việc thực thi chống độc quyền không cho phép một bên độc quyền ở một thị trường nhất định sử dụng quyền kiểm soát của họ để áp đặt quyền kiểm soát đối với các thị trường liên quan”, ông nói.
Các chuyên gia cho biết vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo thượng tôn pháp luật là rất quan trọng. Kim Hyun, Phó chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc, nói trong hội thảo rằng Ủy ban sẽ trình bày chi tiết các quy định thực thi luật mới, dự kiến có hiệu lực từ tháng 3 năm sau.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối với các nhà điều hành chợ ứng dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh, đảm bảo rằng họ thực thi cạnh tranh công bằng và thanh toán trong ứng dụng”.
Nguồn: Korea JoongAng Daily
Các giám đốc điều hành và quan chức chính phủ từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Quốc hội để thảo luận về ý nghĩa và việc áp dụng “Anti-Google law” (Luật chống Google) trong một phiên họp có tên “Hội nghị toàn cầu về công bằng hệ sinh thái ứng dụng di động”.
Hội nghị có sự tham gia của: Sweeney; Meghan DiMuzio, người sáng lập Coalition for App Fairness (Liên minh vì công bằng ứng dụng); Mark Buse, thành viên sáng lập CAF và người đứng đầu quan hệ chính phủ của Match Group; và Cedric O, Ngoại trưởng Pháp về các vấn đề kỹ thuật số.
“Anti-Google law” là bản hiệu chỉnh Đạo luật kinh doanh viễn thông, ngăn cấm các nhà điều hành chợ ứng dụng ép buộc các nhà phát triển phải sử dụng hệ thống thanh toán in-app.
Mặc dù điều luật đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 9, nhưng các nhà điều hành kho ứng dụng vẫn trì hoãn trong việc thay đổi chính sách của họ tuân thủ các quy định mới.
Vào ngày 4 tháng 11, Google thông báo sẽ cho phép các ứng dụng sử dụng hệ thống thanh toán của bên thứ ba ở Hàn Quốc, nhưng Google sẽ thu phí hoa hồng gần bằng mức xử lý thanh toán của công ty đó. Về phần mình, Apple hoàn toàn từ chối cho phép các hệ thống thanh toán của bên thứ ba.
“Google đã không tôn trọng luật pháp Hàn Quốc khi tính phí 26% cho các khoản thanh toán mà họ không xử lý. Việc một công ty thu phí đối với dịch vụ mà mình cung cấp là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng loại công ty nào có thể thu phí cho một dịch vụ mà họ không hề thực hiện cơ chứ? Đó thực chất là hành vi độc quyền”, Sweeny nói.
“Apple và Google đang chơi trò chơi của họ”, DiMuzio nói.
“Chẳng ai lại bị lừa bởi kiểu biện giải nực cười của Google về nguyên tắc tuân thủ của riêng họ, thay thế phí mua in-app bắt buộc bằng các hình thức thanh toán khác. Và việc Apple từ chối tuân thủ luật mới chẳng khác nào là một cái tát vào mặt người dân Hàn Quốc và các nhà lãnh đạo được bầu chọn một cách dân chủ”.
“Công bằng ứng dụng và thanh toán ứng dụng không phải là điểm kết của câu chuyện. Vấn đề mà chúng ta phải giải quyết là cách các công ty đó đang định hình nền kinh tế của chúng ta và ‘dấu chân kinh tế’ đối với xã hội của chúng ta. Đây là một câu hỏi kinh tế nhưng nó cũng là câu hỏi về dân chủ”, Cedric O nói.
“Các công ty công nghệ lớn coi đây là một cuộc tấn công vào lợi nhuận của họ, nhưng trên thực tế, chính hành vi chống cạnh tranh của họ mới là cuộc tấn công vào sự đổi mới và tiến bộ”, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marsha Blackburn nói.
“Cách mà Apple phớt lờ điều luật mới của Hàn Quốc cho thấy tất cả những gì bạn cần biết về việc vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào ở các quốc gia khác. Chúng ta có trách nhiệm thay mặt những người sáng tạo và những nhà cải tiến cũng như các doanh nghiệp nhỏ đặt ra các tiêu chuẩn mới”.
Những người tham dự cho biết tương lai của thế giới kỹ thuật số đang bị đe dọa.
“Google thật điên rồ”, Sweeney nói.
“Google ngăn cản các nhà phát triển tiết kiệm chi phí cho người dùng. Khi chúng tôi ra mắt Fortnite trên Google Play và App Store với hệ thống thanh toán mới của mình, mục đích của chúng tôi là giúp tiết kiệm phí trả cho người chơi bằng cách bỏ qua 30% phí nền tảng hệ thống của Apple. Và vì điều đó, Apple và Google đã chặn Fortnite”.
Epic Games đã thưa kiện Google và Apple, chỉ trích các công ty này không được phép tính phí hoa hồng 30% từ các khoản thanh toán. Hiện tại Fortnite đã bị gỡ khỏi Apple Store lẫn Google Play Store.
Sweeny nhấn mạnh rằng vấn đề không phải là các chợ ứng dụng đó tính phí bao nhiêu, mà là việc các tập đoàn này sử dụng quyền lực của mình để ép buộc một số hệ thống thanh toán nhất định.
“Điều quan trọng là việc thực thi chống độc quyền không cho phép một bên độc quyền ở một thị trường nhất định sử dụng quyền kiểm soát của họ để áp đặt quyền kiểm soát đối với các thị trường liên quan”, ông nói.
Các chuyên gia cho biết vai trò của chính phủ trong việc đảm bảo thượng tôn pháp luật là rất quan trọng. Kim Hyun, Phó chủ tịch Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc, nói trong hội thảo rằng Ủy ban sẽ trình bày chi tiết các quy định thực thi luật mới, dự kiến có hiệu lực từ tháng 3 năm sau.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối với các nhà điều hành chợ ứng dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề nào phát sinh, đảm bảo rằng họ thực thi cạnh tranh công bằng và thanh toán trong ứng dụng”.
Nguồn: Korea JoongAng Daily